Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là giải pháp cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Điều này mang lại hy vọng và niềm hạnh phúc cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, quyết định thụ tinh nhân tạo của các cặp đôi cũng kèm theo rất nhiều điều băn khoăn, trong đó có 3 nỗi lo rất tiêu biểu và phổ biến, liên quan quá trình chuyển phôi, mà cặp vợ chồng nào cũng đối mặt, cụ thể như dưới đây.
Bạn đang đọc: Thụ tinh trong ống nghiệm và 3 điều lo lắng bạn sẽ gặp phải
Contents
1. Trước chuyển phôi cần phải chuẩn bị những gì?
Cần phải chuẩn bị gì trước khi chuyển phôi chắc chắn là nỗi lo đầu tiên của bất cứ cặp vợ chồng nào quyết định thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Điều này rất phải và phổ biến, hoàn toàn không có gì là lạ. Vì, chuẩn bì gì, chuẩn bị như thế nào cho chu đáo để quá trình chuyển phôi có kết quả tốt là mong đợi không của riêng ai.
Liên quan đến điều này, bạn nên biết rằng, khi nghĩ đến và quyết định chọn lựa phương pháp hỗ trợ sinh sản thụ tinh trong ống nghiệm, bạn đồng thời phải cân nhắc nhiều vấn đề, ngoài tài chính, để giảm tải sự lo lắng, 3 điều quan trọng bạn phải cần chuẩn bị thu xếp sao cho tốt nhất là:
1.1. Thu xếp công việc
Quá trình thực hiện thụ tinh nhân tạo ở thực tế đòi hỏi bạn phải trải qua những lần thăm khám, xét nghiệm, siêu âm, tiêm thuốc kích thích buồng trứng, tiêm hCG, chọc hút noãn,…Do đó, chắc chắn bạn sẽ phải lui tới bệnh viện nhiều lần theo lịch hẹn được sắp xếp xuyên suốt tiến trình. Để đảm bảo lịch trình không bị ảnh hưởng, bạn cần thu xếp công việc của mình sao cho thật thuận tiện. Thêm vào đó, hãy phòng xa luôn cả thời gian sau chuyển phôi , khi bạn cần nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe cho chu đáo.
1.2. Thu xếp thời gian
Một chu kỳ thụ tinh ống nghiệm trải qua ít nhất 2-4 tuần. Sau khi tư vấn và nắm rõ hành trình, bạn cần tính toán thời gian của mình kể từ khi ấn định khoảng thời gian bắt đầu quá trình. Cùng với việc thu xếp công việc, yếu tố thời gian được tính và sắp xếp cho chu đáo phù hợp và chủ động cũng là điều bạn cần thực hiện.
1.3. Chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý
Tâm lý rất quan trọng trong suốt quá trình thụ tinh ống nghiệm diễn ra bất kể là giai đoạn nào. Hãy bảo đảm bạn không quá căng thẳng hay lo lắng. Hãy xác định hành trình đi tìm con này sẽ là vất vả hơn bình thường và cần sự cố gắng, kiên định, lạc quan. Có như thế, quá trình mới hạn chế được những tiêu cực và tăng hiệu quả.
2. Khi thụ tinh trong ống nghiệm, liệu có phải nằm yên một chỗ sau khi chuyển phôi không?
Đây hẳn là nỗi lo lắng lớn không kém việc chuẩn bị trước chuyển phôi của mọi chị em thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Theo các bác sỹ chuyên khoa, sau khi chuyển phôi, vận động bình thường sẽ không ảnh hưởng gì đến kết quả có thai. Chị em cũng cần tránh nằm bất động vì tình trạng nằm bất động thường gây ra tiêu cực hơn là an toàn. Cụ thể, việc nằm bất động có thể khiến:
- Tăng nguy cơ tạo huyết khối và huyết tắc do nội tiết trong cơ thể cao, dễ dấn đến những biến chứng không mong muốn.
- Tăng sự căng thẳng hay suy nghĩ lo lắng thái quá, hoặc tiêu cực.
Bên cạnh đó, sau chuyển phôi, bạn cũng nên tránh:
- Hoạt động/ vận động mạnh hơn bình thường.
- Tập thể thao cường độ mạnh hay gắng sức.
Như vậy, hiểu rõ mình có cần phải nằm yên một chỗ hay không, rằng việc vận động bình thường không ảnh hưởng đến phôi, cũng góp phần giảm tải nỗi lo của bạn rất đáng kể phải không nào.
Tìm hiểu thêm: Bơm tinh trùng vào noãn: nguy cơ sinh con chậm phát triển và các biến chứng đi kèm
3. Sau chuyển phôi cần chú ý gì và kiêng cữ ra sao?
Kiêng cữ và chú ý những gì là vấn đề không thể không bàn luận bất kể là phụ nữ chuẩn bị mang thai bình thường hay thực hiện biện pháp hỗ trợ sinh sản. Biết rằng việc lo lắng này là cần thiết, song bạn cũng có gắng bình tĩnh để điểm qua những chú ý trọng yếu, cũng như kiêng cữ đúng. Điều này sẽ giảm áp lực cho bạn rất nhiều, xua tan bớt lo lắng để việc thụ thai cũng như phát triển của thai nhi diễn ra suông sẻ hơn.
Và, để giúp bạn kiểm soát được nỗi lo của mình liên quan đến chuyện kiêng cữ hay nên làm gì, tránh gì; bạn nên thực hiện những điều như dưới đây.
3.1. Chú ý chăm sóc sức khỏe chu đáo
Mặc dù việc chăm sóc sức khỏe cần phải được bạn quan tâm từ đầu khi quyết định thụ tinh trong ống nghiệm, sau chuyển phôi việc chăm sóc sức khỏe càng cần phải được quan tâm hơn, trong đó bạn cần:
- Lưu ý chế độ dinh dưỡng đủ chất : Bạn cần ăn uống đủ chất, bổ sung các nhóm chất cần thiết cho bản thân và chuẩn bị tốt nhất cho việc hình thành thai nhi. Hãy bảo đảm cung cấp cho cơ thể đủ tinh bột để có năng lượng, đủ đạm, đủ chất sắt, chất béo, các vitamin một cách cân bằng, cũng như không quên dùng các thực phẩm giàu axit folic và choline cần cho thai nhi. Tránh việc tẩm bổ quá mức hoặc chỉ tập trung một số nhóm thực phẩm, điều này đều không tốt.
- Dành thời gian nghỉ ngơi và nói không với stress : Nghỉ ngơi hợp lý là rất quan trọng trong thời gian này. Bạn không nên làm việc quá sức hay lo nghĩ thái quá dẫn đến tình trạng stress. Đây đều là con dao hai lưỡi với khoảng thời gian nhạy cảm này của bạn.
- Ngủ đủ giấc : Ngủ đủ giấc không chỉ giúp bạn hồi phục năng lượng, mà còn đảm bảo tinh thần phấn chấn, tâm trạng thoải mái và suy nghĩ tích cực. Vì vậy, hãy bảo đảm ngủ đủ, tránh thức khuya nhé.
3.2. Thụ tinh trong ống nghiệm và những điều cần kiêng cữ
- Kiêng làm việc nặng và leo cầu thang : Cũng như phụ nữ mới cấn thai, việc làm việc nặng hay leo cầu thang là cần phải hạn chế. Vì vận động quá mức bình thường đều có thể ảnh hưởng đến kết quả sau chuyển phôi.
- Kiêng “yêu” : Cũng như việc mang thai tự nhiên ở những ngày đầu, kiêng yêu là điều vợ chồng bạn nên làm ở khoảng thời gian sau chuyển phôi. Sự kích thích quá mức hay việc đạt khoái cảm tác động mạnh làm tử cung co bóp, có thể ảnh hưởng đến độ bám của phôi.
- Không tự ý uống thuốc : Khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm, bất kể là khoảng thời gian nào trong quá trình này, bạn không được tự ý uống thuốc không theo toa hoặc không có chỉ định của bác sỹ. Các loại thuốc bạn dùng đều có khả năng làm ảnh hưởng đến phôi, hình thành và phát triển thai nhi.
>>>>>Xem thêm: Ốm nghén song thai mẹ bầu có bị mệt mỏi gấp đôi không?
Có thể thấy rằng, thụ tinh trong ống nghiệm gắn với những nỗi lo như 3 điều cụ thể ở trên không hề khó hiểu. Hoặc ngay cả khi đã nhận lời khuyên từ các chuyên gia hay bác sỹ chuyên khoa, bạn cũng khó lòng tránh khỏi những lo lắng tương tự như thế. Vậy, hãy cho phép mình lo nghĩ trong một mức độ nhất định và cố gắng sớm cân bằng tâm trạng trở lại. Chỉ khi tâm lý thoải mái không chịu áp lực, tâm trạng thoải mái và nhẹ nhàng, mọi việc mới diễn ra thuận lợi, ít bị cản trở và vợ chồng bạn mới có thể sớm gặp con yêu được, bạn nhé.
Cát Lâm tổng hợp