Phôi thai là gì là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ mới phát hiện có thai, nhất là những chị em mang thai lần đầu tiên, chưa có nhiều kinh nghiệm. Phôi thai là một giai đoạn rất quan trọng và không thể thiếu trong việc hình thành một thai nhi. Vậy thực chất phôi thai là gì? Hãy tìm câu trả lời ở bài viết ngay dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Phôi thai là gì và 4 điều liên quan có thể bạn chưa biết
1. Phôi thai là gì?
Một đứa trẻ sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn. Ban đầu là một tế bào trứng được thụ tinh, sau đó phát triển thành phôi nang, phôi thai và cuối cùng là bào thai. Phôi thai là giai đoạn sơ khai nhưng rất quan trọng để hình thành đầy đủ cấu tạo của thai nhi. Phôi thai được coi là một hình thức sự sống sớm nhất. Bởi vì nó cũng có nhu cầu về thực phẩm, oxy và được bảo vệ mà các sinh vật khác cũng có.
1.1. Quá trình hình thành nên phôi thai
Tế bào trứng được thụ tinh phát triển thành phôi nang, đây là một hợp tử chứa các tế bào lỏng lẻo đang phân chia nhanh chóng. Nó di chuyển từ ống dẫn trứng đến tử cung, đây là nơi phôi thai sẽ làm tổ. Phôi nang phải bám vào thành tử cung và phát triển đến một mức độ nào đó mới được gọi là phôi thai. Giai đoạn này còn được gọi là cấy phôi.
Lúc này hệ miễn dịch của người mẹ có thể phân loại nó là “ngoại lai” và tấn công nó. Phôi thai có thể bị chết và bị đào thải ra bên ngoài. Đó là một trong những lý do, nhiều người thụ tinh thành công nhưng không có con.
1.2. Phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy?
Liên quan đến vấn đề phôi thai, thụ tinh, mang thai, câu hỏi khá nhiều mẹ thắc mắc là phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy . Câu trả lời cho mẹ là, phôi thai thường xuất hiện vào tuần thứ 2, khoảng ngày thứ 10 – 12. Và, sự phát triển của phôi thai như sau:
- Khi túi nước ối được hình thành khoảng 10 -12 ngày, phôi nang được gọi là phôi thai. Nước ối cũng sẽ xuất hiện và mở rộng bao phủ phôi phát triển, lúc này phôi thai đang trôi nổi trong đó.
- Sau khoảng 3 tuần khi thụ tinh, các cơ quan nội tạng cơ bản hầu hết được hình thành. Não và tủy sống bắt đầu phát triển sớm nhất, cùng với tim và các mạch máu.
- Giai đoạn phôi là giai đoạn quan trọng trong quá trình thai nghén. Giai đoạn này thường xảy ra các dị tật bẩm sinh vì lúc này phôi dễ bị tổn thương nhất, từ thuốc, phóng xạ và virus.
2. Những điều có thể bạn chưa biết về phôi thai
2.1. Nguyên nhân không thấy phôi thai trong túi thai
Trường hợp không có phôi thai ở tuần thứ 5, mẹ bầu không nên quá lo lắng mà hãy đợi đến đợt kiểm tra thai lần tiếp theo, bác sĩ sẽ xác định chính xác phôi thai đã hình thành hay chưa. Để tránh những hiện tượng bất thường ở thai nhi, mẹ bầu nên kiểm tra thai thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Mẹ cần tham khảo những nguyên nhân không nhìn thấy được phôi thai như sau:
- Trứng trống là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng không có phôi thai ở mẹ bầu, thường liên quan đến các vấn đề về nhiễm sắc thể, cấu trúc gen, tinh trùng hoặc trứng kém chất lượng hoặc do sự bất thường trong việc phân chia tế bào. Hiện tượng này cũng không thể ngăn cản được.
- Có thể là 2 tinh trùng cùng gặp trứng, một sự cố nào đó xảy ra khiến quá trình thụ thai bất thường, tạo nên sự bất thường ở bào thai và nhau thai. Bé có thể mang nhiều nhiễm sắc thể và tạo nên “bào thai chết” tỏng tử cung mẹ.
Cần làm gì khi phát hiện thai không có phôi?
Khi xuất hiện những dấu hiệu như: đau rút bụng, xuất huyết âm đạo hoặc có hiểu hiện nghén nặng hơn so với bình thường thì cần phải đến ngay bệnh viện để tiến hành siêu âm. Việc làm này sẽ giúp thai phụ có được kết quả chính xác và nhanh nhất.
Nếu kết quả là trứng trống thì thai phụ sẽ được tư vấn các biện pháp xử lý bắt buộc như bỏ thai bằng cách tự nhiên hoặc các phương pháp ngoại khoa khác. Sau khi thực hiện các phương pháp đình chỉ thai , cơ thể người mẹ cần có thời gian hồi phục, chị em nên tránh việc mang thai từ 4 – 6 tháng sau khi gặp phải hiện tượng trứng trống.
Tìm hiểu thêm: Mách bạn những bài thuốc dân gian giúp điều hòa kinh nguyệt
2.2. Để phôi thai phát triển cần làm gì?
- Trong giai đoạn này mẹ cần giữ sự cân bằng trong sức khỏe và cả tinh thần để tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển. Nên tích cực bổ sung các loại rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin A, C. Ngoài ra, các mẹ nên chú ý tránh ăn thực phẩm dễ gây nguy cơ bị sảy thai như đu đủ xanh, lô hội, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh…
- Mẹ cần chú ý đến chế độ ăn hàng ngày nhiều hơn, bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng. Không cần ăn quá nhiều nhưng cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho giai đoạn bào thai như sắt (cung cấp máu), axit (ngăn ngừa dị tật ống thần kinh), vitamin và khoáng chất (nâng cao thể chất, tăng cường sức đề kháng cho thai).
- Bà bầu cần tránh xa các chất kích thích có hại như rượu, cà phê, trà đặc, gia vị cay nóng, các món gỏi, hải sản sống. Tránh các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, giấm… hay thức ăn sống, đặc biệt là các loại cá có chứa nhiều thủy ngân.
- Giữ cho mình lối sống lành mạnh như tập thể dục nhẹ nhàng, tránh thức khuya, không làm việc căng thẳng, giữ tâm trạng vui vẻ, tinh thần ổn định nhằm tạo những thói quen tốt cho mẹ và bé khỏe mạnh suốt thai kỳ. Tuyệt đối không được vận động nặng trong thời kỳ phôi thai hình thành, tránh tình trạng phôi thai bị bong khỏi tử cung, dễ gây sảy thai.
2.3. Phôi thai chậm phát triển nguy hiểm như thế nào?
Hiện tượng này còn có tên gọi khác là hội chứng IUGR. Đây là một trong những hội chứng gây ra tình trạng suy thai, thiếu dinh dưỡng cho thai nhi.
- Thiếu nước ối khi sinh, gây chèn ép dây rốn khiến trẻ dễ bị tử vong.
- Thai nhi gặp bất thường trong việc phân chia nhiễm sắc thể, dễ dẫn đến dị tật bẩm sinh.
- Tình trạng phôi thai chậm phát triển trong khoảng thời gian dài sẽ khiến thai nhi ngừng hoạt động, dẫn đến hiện tượng thai chết lưu.
- Trẻ sẽ khó thở sau khi lọt lòng mẹ, bị vàng da, mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
- Gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì thân nhiệt, cơ thể nóng lạnh, không ổn định.
- Các bé sinh ra sẽ bị thấp bé, nhẹ cân hơn so với những đứa trẻ bình thường khác.
- Khả năng miễn dịch cũng như sức đề kháng của cơ thể yếu. Điều này sẽ khiến trẻ dễ mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch và suy nhược cơ thể khi về già.
- Trẻ sẽ bị di chứng về thần kinh, hay quên.
2.4. Phôi thai ngừng phát triển vì sao?
Nguyên nhân từ mẹ
Nếu mẹ mắc các bệnh mãn tính: cao huyết áp, tiểu đường, các bệnh lý liên quan đến tim, gan, thận… hay bị nhiễm trùng các cơ quan sinh sản trước thai kỳ, bất thường ở tử cung, có sự bất thường nhiễm sắc thể,…
Nguyên nhân đến từ thai nhi
Mắc các dị tật bẩm sinh với mức độ nghiêm trọng hoặc cuống rốn khác thường, nhau thai bất thường,… điều này sẽ khiến cho phôi thai ngừng phát triển .
>>>>>Xem thêm: Mang thai tuổi 40 những điều chị em cần biết
Phôi thai chậm phát triển rất nguy hiểm, mẹ cần kiểm tra khi thấy những dấu hiệu bất thường. Ảnh Internet
Trên đây là những kiến thức cũng như những điều liên quan để bạn nhận biết được phôi thai là gì và như thế nào. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm những sự hiểu biết về phôi thai cũng như có thể biết cách chăm sóc tốt hơn, khi thai nhi của bạn đang bắt đầu hình thành. Giai đoạn này cũng là giai đoạn thai nhi dễ gặp nguy hiểm nhất nên chúng ta hãy cần cẩn thận hơn nhé. Ảnh Internet
Chi Lê tổng hợp