Vô sinh hiếm muộn và 16 câu hỏi thường gặp nhất

Rate this post

Vô sinh hiếm muộn là tình trạng khá phổ biến trong những năm gần đây và đang có xu hướng ngày càng tăng. Khi xã hội phát triển, bên cạnh việc đời sống của chúng ta được nâng cao thì nhiều hệ lụy của nó cũng xảy ra, một trong số đó là vấn đề vô sinh hiếm muộn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chủ đề này qua 16 câu hỏi liên quan thường gặp nhé. 

Bạn đang đọc: Vô sinh hiếm muộn và 16 câu hỏi thường gặp nhất

Vô sinh hiếm muộn và 16 câu hỏi thường gặp nhất

 

Contents

1. Vô sinh hiếm muộn là gì?

Nhìn chung, vô sinh hiếm muộn được định nghĩa là việc không thể mang thai (thụ thai) sau 1 năm (hoặc lâu hơn) một cặp đôi có quan hệ tình dục không sử dụng phương pháp bảo vệ. Đối với phụ nữ trên 35 tuổi thì thời gian này là 6 tháng vì khả năng sinh sản của phụ nữ được biết là giảm dần theo thời gian.

Chúng ta biết rằng mang thai là kết quả của một quá trình gồm nhiều bước bao gồm:

  • Sự rụng trứng ở phụ nữ
  • Trứng được thụ tinh bởi tinh trùng của người đàn ông
  • Trứng thụ tinh di chuyển qua vòi trứng đến tử cung
  • Trứng thụ tinh cấy vào tử cung

Vô sinh có thể xuất phát từ một hay vài bước trong số các bước trên.

Ngoài ra suy giảm chức năng sinh sản cũng là một tình trạng liên quan đến vô sinh hiếm muộn . Nó được dùng để chỉ những phụ nữ gặp khó khăn trong việc mang thai hoặc mang thai đến kỳ hạn (đủ ngày đủ tháng). 

Vô sinh hiếm muộn và 16 câu hỏi thường gặp nhất

2. Vô sinh hiếm muộn có phải là tình trạng phổ biến không?

Vô sinh hiếm muộn là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Theo thống kê thì ở Mỹ, có khoảng 6% phụ nữ đã kết hôn ở độ tuổi từ 15-44 không thể có con sau 1 năm cố gắng mang thai. Và có đến 12% phụ nữ cũng trong độ tuổi này gặp khó khăn trong việc thụ thai hoặc mang thai đủ thời gian của thai kỳ.

3. Nguyên nhân của vô sinh có phải chỉ từ phụ nữ không?

Nguyên nhân của tình trạng vô sinh không phải chỉ do phụ nữ mà thôi. Cả đàn ông và phụ nữ đều có thể gặp vấn đề về khả năng sinh sản dẫn đến vô sinh.

Có khá nhiều trường hợp hiếm muộn  là do cả hai phía, và đối với một số cặp đôi thì “lỗi” hoàn toàn từ phía các ông.

4. Nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới là gì?

Vô sinh ở nam giới có thể do nhiều nguyên nhân và sẽ được đánh giá bằng việc phân tích tinh dịch. Qua tinh dịch đồ, số lượng, khả năng di động và hình thái của tinh trùng sẽ được xem xét bởi một chuyên gia. Một kết quả bất thường không nhất thiết có nghĩa là người đàn ông phải vô sinh, mà bác sỹ hoặc chuyên gia sẽ dựa vào đó để xác định sự tác động của các yếu tố đến khả năng sinh sản như thế nào, từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp. 

Vô sinh hiếm muộn và 16 câu hỏi thường gặp nhất

Một số vấn đề có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai đối với nam giới:

4.1. Các vấn đề về tinh hoàn hay xuất tinh

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh : là tình trạng các tĩnh mạch trên tinh hoàn giãn lớn làm suy giảm chức năng của tinh hoàn.
  • Chấn thương tinh hoàn : có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng, làm giảm số lượng tinh trung.
  • Những thói quen không lành mạnh : hút thuốc, uống rượu, dùng chất kích thích gây ảnh hưởng đến chức năng tình dục.
  • Việc sử dụng thuốc hoặc các chất bổ sung cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng tình dục.
  • Việc hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn (1 hoặc 2 bên) trong điều trị ung thư làm giảm chức năng của tinh hoàn.
  • Một số loại bệnh như : tiểu đường , xơ nang, một số loại rối loạn tự miễn và một số loại nhiễm trùng có thể gây ra suy tinh hoàn. 

Vô sinh hiếm muộn và 16 câu hỏi thường gặp nhất

4.2. Các vấn đề về rối loạn nội tiết tố

Vùng dưới đồi và tuyến yên trong não sản xuất ra các hormone duy trì chức năng bình thường của tinh hoàn. Khi các khu vực này xuất hiện khối u hoặc bị tổn thương có thể dẫn dến việc không sản xuất hoặc giảm lượng tinh trùng.

Những tình trạng này bao gồm khối u tuyến yên (lành tính và ác tính), tăng sản thượng thận bẩm sinh, phơi nhiễm với quá nhiều estrogen hoặc testosterone, hội chứng Cushing , và sử dụng thuốc mãn tính gọi là glucocorticoids.

4.3. Các vấn đề về rối loạn di truyền

Các điều kiện di truyền như hội chứng Klinefelter, vi mất đoạn nhiễm sắc thể Y, loạn trương lực cơ và các rối loạn di truyền ít phổ biến khác có thể khiến tinh hoàn không thể sản xuất hoặc sản xuất ít tinh trùng.

5. Nguyên nhân làm tăng khả năng vô sinh ở đàn ông là gì?

Đối với nam giới, những nguyên nhân sau có thể làm tăng nguy cơ vô sinh:

  • Tuổi tác: mặc dù tuổi tác có vai trò quyết định hơn trong vấn đề thụ thai ở nữ giới, nhưng nam giới ngoài 40 tuổi cũng có thể gặp nhiều khó khăn hơn đối với việc có con.
  • Quá cân hoặc bị tiểu đường. 

Vô sinh hiếm muộn và 16 câu hỏi thường gặp nhất

  • Hút thuốc lá.
  • Nghiện rượu.
  • Sử dụng chất gây nghiện.
  • Phơi nhiễm với testosterone: có thể xảy ra khi bác sỹ kê toa tiêm testosterone, cấy ghép hoặc gel bôi tại chỗ (cho tình trạng lượng testosterone thấp), hoặc khi sử dụng các loại thuốc tương tự bất hợp pháp với mục đích tăng khối lượng cơ bắp.
  • Phơi nhiễm phóng xạ.
  • Tinh hoàn thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao: ví dụ như thường xuyên đạp xe xông hơi hoặc tắm nước nóng trong thời gian dài.
  • Phơi nhiễm với một số loại thuốc như: flutamide, cyproterone, bicalutamide, spirotolactone, ketoconazole hoặc cimetidine.
  • Phơi nhiễm với các chất độc hại ngoài môi trường bao gồm thuốc trừ sâu, chì, cadmium hoặc thủy ngân. 

Vô sinh hiếm muộn và 16 câu hỏi thường gặp nhất

6. Nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ là gì?

Cơ quan sinh sản ở cơ thể người phụ nữ gồm các bộ phận: buồng trứng, ống dẫn trứng, và tử cung. Một yếu tố ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trong số đó đều có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Một số tình trạng dưới đây có thể xác định thông qua các xét nghiệm.

6.1. Sự rối loạn chức năng rụng trứng

Thông thường phụ nữ sẽ rụng trứng hàng tháng, thể hiện qua chu kỳ kinh nguyệt . Một chu kỳ kinh nguyệt trung bình kéo dài khoảng 28-34 ngày. Trong đó ngày đầu tiên là ngày bắt đầu hành kinh (chảy máu), ngày trứng rụng là ngày thứ 14 của chu kỳ (đối với chu kỳ kinh nguyệt đều và ổn định).

Đối với chu kỳ kinh nguyệt không đều thì việc xác định ngày trứng rụng cần dựa vào biểu hiện của cơ thể (chất nhầy cổ tử cung – thường sẽ đặc như lòng trắng trứng xung quanh thời điểm trứng rụng), bộ dụng cụ theo dõi trứng rụng, các xét nghiệm về nồng độ hormone hay phương pháp siêu âm. Một người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều có khả năng không xảy ra sự rụng trứng.

Sự rối loạn này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và nên được đánh giá bởi các bác sỹ chuyên khoa.

Những yếu tố sau được cho là có thể làm tăng khả năng rối loạn chức năng rụng trứng:

  • Hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic ovary syndrome – PCOS) : là nguyên nhân khiến phụ nữ không rụng trứng hoặc rụng trứng không đều. Một số phụ nữ bị hội chứng này có nồng độ testosterone tăng cao, có thể gây ra mụn trứng cá và tóc mọc quá mức. PCOS là nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh ở nữ giới. 

Vô sinh hiếm muộn và 16 câu hỏi thường gặp nhất

  • Sự suy giảm dự trữ buồng trứng (Diminished ovarian reserveexternal icon – DOR) : phụ nữ được sinh ra với một lượng trứng nhất định và chúng sẽ giảm dần theo độ tuổi. DOR là hiện tượng lượng trứng còn lại trong buồng trứng ít hơn bình thường. Số lượng trứng của phụ nữ giàm tự nhiên khi tuổi tác của họ tăng lên, tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra do nguyên nhân bẩm sinh, y tế, phẫu thuật hoặc không xác định. Phụ nữ bị suy giảm dự trữ buồng trứng vẫn có thể có thai tự nhiên, nhưng khó đáp ứng với các phương pháp điều trị sinh sản vì có ít trứng.
  • Vô kinh thứ phát (Functional hypothalamic amenorrhea – FHA) : là tình trạng vô kinh do tập thể thao quá mức, căng thẳng hoặc thiếu cân nghiêm trọng. Nó cũng có thể liên quan đến rối loạn ăn uống như chán ăn.
  • Rối loạn chức năng của vùng dưới đồi và tuyến yên : tương tự nam giới, vùng dưới đồi và tuyến yên ở phụ nữ sản xuất hormone duy trì chức năng bình thường của buồng trứng. Sự sản xuất quá nhiều hormone prolactin bởi tuyến yên (thường là kết quả của một khối u lành hoặc ác tính) hoặc việc thực hiện không đúng chức năng của tuyến yên hoặc vùng dưới đồi, có thể khiến phụ nữ không rụng trứng. 

Vô sinh hiếm muộn và 16 câu hỏi thường gặp nhất

  • Mãn kinh sớm (suy buồng trứng sớm – Premature ovarian insufficiencyexternal icon POI) : xảy ra khi phụ nữ bị mãn kinh trước 40 tuổi. Nguyên nhân của tình trạng mãn kinh sớm có thể do phẫu thuật hoặc hóa trị/ xạ trị (để điều trị ung thư), nhưng phần lớn là không xác định được. Mặc dù vậy vẫn có khoảng 5-10% phụ nữ bị mãn kinh sớm vẫn thụ thai tự nhiên và có con bình thường.
  • Thời kỳ mãn kinh : là thời kỳ phụ nữ bị suy giảm chức năng buồng trứng một cách tự nhiên, xảy ra khi họ vào độ tuổi 50. Ngoài việc không còn chu kỳ kinh nguyệt, họ thường trải qua các cơn bốc hỏa, thay đổi tâm trạng, khó ngủ và các triệu chứng khác.

6.2. Tắc ống dẫn trứng

Tắc ống dẫn trứng bao gồm ống dẫn trứng bị hở, phình hoặc tắc nghẽn là tình trạng ống dẫn trứng bị tắc khiến việc thụ thai khó có thể xảy ra hoặc nếu có, thì có thể dẫn tới thai ngoài tử cung. 

Vô sinh hiếm muộn và 16 câu hỏi thường gặp nhất

Nguyên nhân của tình trạng này bao gồm viêm âm đạo, nhiễm trùng vùng chậu, tiền sử vỡ ruột thừa, bệnh lậu hoặc chlamdia, phẫu thuật ỏ bụng hoặc lạc nội mạc tử cung.

6.3. Tử cung bất thường

Tử cung bất thường bao gồm hình dạng bất thường và các tình trạng khác như chảy máu, tăng sinh nội mạc tử cung,…): tùy thuộc vào triệu chứng của cơ thể mà bác sỹ chuyên khoa có thể chỉ định siêu âm để tìm khối u hoặc các bất thường về giải phẫu khác.

7. Nguyên nhân làm tăng khả năng vô sinh ở phụ nữ là gì?

Khả năng sinh sản ở nữ giới có thể giảm do các nguyên nhân sau:

  • Tuổi tác: tuổi tác không những làm giảm khả năng thụ thai ở nữ giới mà nó còn tăng khả năng sảy thai cũng như em bé sinh ra gặp vấn đề về di truyền. 

Tìm hiểu thêm: Lên kế hoạch sinh con năm Bính Thân 2016

Vô sinh hiếm muộn và 16 câu hỏi thường gặp nhất

Tuổi tác làm giảm khả năng thụ thai, tăng khả năng vô sinh ở nữ giới là do:

+ Cô ấy còn ít trứng dự trữ hơn

+ Chất lượng trứng của cô ấy đã giảm

+ Cô ấy dễ gặp các vấn đề về sức khỏe ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hơn

+ Cô ấy dễ bị sảy thai hơn

  • Hút thuốc lá
  • Nghiện rượu
  • Tăng hoặc giảm cân quá nhiều
  • Vận động thể chất hoặc căng thẳng quá mức gây vô sinh thứ phát

8. Các cặp đôi nên thử để mang thai trong bao lâu trước khi cần đến gặp bác sỹ?

Hầu hết các chuyên gia khuyên phụ nữ dưới 35 tuổi nên thử mang thai ít nhất 1 năm trước khi đến gặp bác sỹ. Đối với phụ nữ trên 35 tuổi thì thời gian trên chỉ là 6 tháng vì khả năng mang thai của phụ nữ giảm nhanh chóng mỗi năm khi cô ấy bước qua tuổi 30. 

Vô sinh hiếm muộn và 16 câu hỏi thường gặp nhất

Một số vấn đề về sức khỏe cũng ảnh hưởng đến khả năng có con. Vì vậy các cặp đôi có những biểu hiện sức khỏe sau không nên trì hoãn việc đến gặp các chuyên gia khi muốn có em bé:

Đối với nữ giới:

  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường hoặc không có kinh nguyệt
  • Đau bụng dữ dội khi hành kinh
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Viêm vùng chậu
  • Hơn một lần sảy thai

Đối với nam giới:

  • Tiền sử chấn thương tinh hoàn, phẫu thuật thoát vị, hóa trị hoặc không thể có con với đối tác khác trước đó.

Nhìn chung, khi có ý định mang thai, hai bạn nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được kiểm tra sức khỏe và tư vấn hoặc can thiệp nếu cần thiết để bạn có thể chuẩn bị tốt nhất cho việc có em bé. 

Vô sinh hiếm muộn và 16 câu hỏi thường gặp nhất

9. Bác sỹ xác định các vấn đề về khả năng sinh sản ở nam giới và nữ giới như thế nào?

Để xác định được các vấn đề về sinh sản các bác sỹ sẽ thu thập thông tin về tiền sử y tế và tình dục của cả hai phía. Đồng thời họ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm tinh dịch (đối với nam giới) và kết quả kiểm tra ống dẫn trứng, buồng trứng để đánh giá khả năng sinh sản của hai bạn.

10. Vô sinh hiếm muộn được điều trị như thế nào?

Vô sinh có thể được điều trị bằng thuốc, phẫu thuật, thụ tinh nhân tạo hay công nghệ hỗ trợ sinh sản.

Thông thường, thuốc và thụ tinh nhân tạo được sử dụng cùng lúc. Các chuyên gia khuyến cáo việc điều trị cụ thể cho tình trạng vô sinh dựa trên cơ sở:

  • Các yếu tố góp phần gây vô sinh
  • Khoảng thời gian tình trạng vô sinh kéo dài
  • Độ tuổi của phía nữ
  • Quyết định của hai bạn sau khi được tư vấn về rủi ro và tỷ lệ thành công của phương pháp điều trị. 

Vô sinh hiếm muộn và 16 câu hỏi thường gặp nhất

11. Điều trị vô sinh ở nam giới gồm những phương pháp nào?

Vô sinh ở nam giới có thể được điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hoặc hỗ trợ sinh sản tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Các phương pháp liên quan đến thuốc hay phẫu thuật do các bác sỹ chuyên khoa tiết niệu thực hiện.

Đối với thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm thì do các bác sỹ về nội tiết sinh sản đảm trách.

12. Những loại thuốc nào thường được sử dụng để điều trị vô sinh ở nữ giới?

Một số loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị vô sinh ở phụ nữ bao gồm:

  • Clomiphene citrate (Clomid) : là loại thuốc uống gây tác động lên tuyến yên để kích thích rụng trứng. Nó được sử dụng đối với những người có biểu hiện của hội chứng buồng trứng đa nang hoặc các vấn đề khác về rụng trứng. Ngoài ra nó cũng được dùng cho những phụ nữ với chu kỳ rụng trứng bình thường để tăng lượng trứng trưởng thành được sản xuất. 

Vô sinh hiếm muộn và 16 câu hỏi thường gặp nhất

  • Letrozole (Femara) : là thuốc gây kích thích rụng trứng thường được dùng cho phụ nữ mắc chứng buồng trứng đa nang cũng như phụ nữ rụng trứng bình thường để tăng số lượng trứng trưởng thành được sản xuất trong buồng trứng.
  • hMG : là một loại thuốc tiêm, sử dụng cho những phụ nữ không rụng trứng do gặp các vấn đề về tuyến yên.
  • FSH hay hormone kích thích nang trứng: là một loại thuốc tiêm hoạt động giống như hMG – nó kích thích sự phát triển của nang trứng.
  • GnRH : là thuốc tác động lên tuyến yên để ngăn phụ nữ rụng trứng. Nó được sử dụng trong các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm nhằm giúp chuẩn bị môi trường tử cung cho việc chuyển phôi. Loại thuốc này có thể được tiêm hoặc xịt qua đường mũi.
  • Melformin (Glucophage) : là loại thuốc uống được sử dụng cho những phụ nữ bị kháng isulin, tiểu đường hoặc buồng trứng đa nang. Nó giúp làm giảm nồng độ hormone nam vốn khá cao ở những phụ nữ mắc bệnh kể trên, và giúp sự rụng trứng xảy ra. Đôi khi clomiphene citrate hoặc FHS được kết hợp với melformin.
  • Bromocriptine (Pralode) và Cabergoline (Dostinex) : là những loại thuốc được sử dụng cho phụ nữ gặp vấn đề về rụng trứng vì nồng độ prolactin cao.

Nhiều loại thuốc điều trị sinh sản làm tăng khả năng mang thai và mang đa thai ở phụ nữ, khiến cho họ có thể gặp nguy hiểm hơn trong thai kỳ cũng như khi sinh nở. 

Vô sinh hiếm muộn và 16 câu hỏi thường gặp nhất

13. Thụ tinh nhân tạo là gì?

Thụ tinh nhân tạo (Intrauterine insemination – IUI) là phương pháp điều trị vô sinh trong đó tinh trùng được bơm vào tử cung của người phụ nữ. Đôi khi, phụ nữ được chỉ định dùng thuốc kích thích rụng trứng trước khi tiến hành IUI.

IUI thường được sử dụng trong các trường hợp:

  • Nam giới bị vô sinh hiếm muộn ở mức độ nhẹ
  • Các cặp vợ chồng bị vô sinh hiếm muộn không rõ nguyên nhân

14. Công nghệ hỗ trợ sinh sản (assited reproductive technology – ART) là gì?

Công nghệ hỗ trợ sinh sản – ART bao gồm tất cả các phương pháp điều trị sinh sản trong đó cả trứng và phôi được xử lý bên ngoài cơ thể. Nhìn chung quá trình điều trị bằng ART gồm chọc hút trứng, cho trứng thụ tinh với tinh trùng trong phòng thí nghiệm và cấy phôi vào tử cung. Loại ART chính đó là thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

15. Tỷ lệ thành công của các phương pháp ART là bao nhiêu phần trăm?

Tỷ lệ thành công của các phương pháp hỗ trợ sinh sản bằng công nghệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi tác của người phụ nữ, nơi thực hiện thủ thuật và chẩn đoán của bác sỹ chuyên khoa. Trong đó quan trọng nhất là yếu tố tuổi tác của người phụ nữ. 

Vô sinh hiếm muộn và 16 câu hỏi thường gặp nhất

Theo số liệu CDC thu thập về tỷ lệ thành công của các phương pháp ART ở một số bệnh viện hỗ trợ sinh sản năm 2015, tỷ lệ % trung bình của các chu kỳ ART không hiến tặng và sinh con thành công như sau:

  • 31% ở phụ nữ dưới 35 tuổi
  • 24% ở phụ nữ 35-37 tuổi
  • 16% ở phụ nữ 38-40 tuổi
  • 8% ở phụ nữ 41-42 tuổi
  • 3% ở phụ nữ 43-44 tuổi
  • 3% ở phụ nữ trên 44 tuổi

Tỷ lệ thành công cũng thay đổi đối với các chẩn đoán và bệnh viện khác nhau.

Các phương pháp ART có thể rất tốn kém và mất thời gian, nhưng nó đã giúp nhiều cặp vợ chồng có con được. Biến chứng phổ biến nhất của loại hình hỗ trợ này là tình trạng mang đa thai, có thể dẫn đến sinh non. Tuy nhiên nó có thể được hạn chế bằng cách chuyển 1 phôi vào tử cung thay vì nhiều phôi. 

Vô sinh hiếm muộn và 16 câu hỏi thường gặp nhất

16. Có những loại hình hỗ trợ sinh sản bằng công nghệ nào?

Các loại hình hỗ trợ sinh sản sử dụng công nghệ gồm:

  • Thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization – IVF) : là phương pháp thụ tinh bên ngoài cơ thể. Đây là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất.
  • Tiêm tinh trùng vào buồng trứng (ICSI) : là một loại IVF được sử dụng cho các cặp đôi có phía nam giới bị vô sinh. Trong phương pháp này, 1 tinh trùng sẽ được tiêm vào trứng trưởng thành. Giải pháp thay thế cho ICSI là thụ tinh truyền thống, trong đó trứng và nhiều tinh trùng được đặt trong đĩa petri và tinh trùng tự thụ tinh với trứng.

Các phương pháp ART cũ hơn hiếm khi được sử dụng ở Hoa Kỳ ngày nay gồm:

  • Chuyển phôi ống (ZIFT) : tương tự như IVF , phôi non được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm sau đó được chuyển vào ống dẫn trứng thay vì tử cung.
  • GIFT : là phương pháp chuyển trứng và tinh trùng vào ống dẫn trứng để sự thụ tinh diễn ra ở đó. 

Vô sinh hiếm muộn và 16 câu hỏi thường gặp nhất

>>>>>Xem thêm: Sức khỏe tình dục và tầm quan trọng bạn nên hiểu rõ

ART đôi khi sử dụng trứng, tinh trùng hay phôi đông lạnh hoặc của người hiến tặng.

Ngoài ra người mang thai hộ cũng có thể được đưa vào hỗ trợ nếu người phụ nữ không có tử cung hoặc không thể duy trì thai kỳ vì lý do sức khỏe.

Hy vọng 16 câu hỏi và trả lời tiêu biểu về vô sinh hiếm muộn ở trên có thể giải đáp thắc mắc của bạn và giúp bạn có thêm thông tin về vấn đề này. Từ đó, nếu rơi vào một trong những trường hợp đã được đề cập, bạn sẽ có cơ sở để đưa ra lựa chọn và quyết định phù hợp nhất.

Theo CDC

Lily Nguyễn lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *