9 dấu hiệu thụ thai 1 tuần được Blogtretho.edu.vn liệt kê dưới đây, cùng một số lưu ý quan trọng liên quan, sẽ là những điều chị em nên biết. Điều này góp phần giúp chị em có thể nhận biết mình có thai hay không. Đồng thời, chị em biết cần theo dõi, kiểm tra ra sao, để biết chắc chắn mình đã thụ thai thành công. Đây chính là bước rất cần thiết, từ đó chị em có cách chăm sóc bản thân phù hợp sớm nhất, ở những giai đoạn tiếp theo của thai kỳ.
Bạn đang đọc: 9 dấu hiệu thụ thai 1 tuần dễ nhận biết nhất
Contents
- 1 1. Ngực căng, đau và lớn hơn
- 2 2. Ra máu báo thai và dịch âm đạo thay đổi
- 3 3. Thường xuyên đi tiểu, tiểu nhiều về đêm
- 4 4. Thay đổi thói quen ăn uống, ốm nghén và nhạy cảm với mùi
- 5 5. Mệt mỏi – Dấu hiệu thụ thai 1 tuần
- 6 6. Ợ nóng – dấu hiệu thụ thai 1 tuần
- 7 7. Trễ kinh – dấu hiệu thụ thai 1 tuần
- 8 8. Chuột rút – dấu hiệu mang thai
- 9 9. Chướng bụng
- 10 10 Những lưu ý về các dấu hiệu thụ thai 1 tuần
1. Ngực căng, đau và lớn hơn
- Đây là dấu hiệu có thai sớm nhất mà mẹ dễ dàng phát hiện rằng mình đã thụ thai thành công.
- Sau khi trứng gặp tinh trùng thụ tinh thành công, sẽ có sự thay đổi đột ngột về nồng độ hooc môn trong cơ thể của người phụ nữ làm cho lượng máu tuần hoàn đến phần ngực nhiều hơn khiến bầu ngực cương lên, tức, có cảm giác nóng ran xung quanh đầu và núm vú.
- Dấu hiệu đau tức ngực thường rõ ràng nhất là sau 4 tuần thụ thai.
- Cảm giác khó chịu và hơi đau nhức ở núm vú này là dấu hiệu có thai phổ biến ở hầu hết bà mẹ khi mang thai và nó không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách giảm bớt sự khó chịu :
- Bổ sung vitamin E, D,…
- Chọn áo ngực rộng và thoáng hơn đồng thời mát xa nhẹ nhàng.
2. Ra máu báo thai và dịch âm đạo thay đổi
- Khi xuất hiện máu báo thai thì khả năng rất cao là mẹ đã có em bé rồi. Tuy nhiên nhiều mẹ không nhận ra vì nhầm tưởng là máu kinh nguyệt. Máu báo thai xuất hiện khi thai nhi vào làm tổ trong buồng tử cung. Nó là những đốm máu đỏ tươi, phớt hồng, chỉ dính một ít trên đáy quần lót trong thời gian rất ngắn.
- Dịch âm đạo thay đổi khi phôi thai được hình thành, lớp dịch nhầy âm đạo trở nên đặc quánh hơn, cổ tử cung đóng khít để phục vụ cho phôi thai dễ bám vào thành âm đạo và phát triển.
- Chất dịch có màu trắng và đục như màu sữa sẽ xuất hiện từ khi phôi thai hình thành và kéo dài trong suốt thai kỳ.
- Đừng thụt rửa nhiều để tránh gây kích ứng.
Trường hợp cần đến bác sĩ kiểm tra :
- Âm đạo bị ngứa.
- Dịch âm đạo có mùi hôi kèm theo là dịch âm đạo đổi màu bất thường như màu xanh, màu vàng, màu nâu,…
3. Thường xuyên đi tiểu, tiểu nhiều về đêm
- Khi mang thai, tử cung của phụ nữ sẽ to ra chèn ép vào bàng quàng kết hợp với nồng độ HCG thai kỳ tăng lên đột biến khiến phụ nữ thường xuyên buồn tiểu, đi tiểu nhiều hơn cả ngày lẫn đêm.
- Lượng hoóc-môn hCG cao trong nước tiểu của bạn cũng là dấu hiệu để nhận biết bạn có thai dựa vào việc việc làm xét nghiệm nước tiểu để biết có thai chính xác hơn.
- Bạn không nên nhịn tiểu hoặc uống nước ít đi vì rất có thể làm nhiễm trùng viêm đường tiết niệu.
- Càng về sau, khi em bé của bạn càng lớn, số lần bạn đi tiểu sẽ càng nhiều hơn.
4. Thay đổi thói quen ăn uống, ốm nghén và nhạy cảm với mùi
- Vì cơ thể phụ nữ bị hooc môn khiến bạn cảm thấy đói, thèm ăn ở những tuần thai đầu tiên, cảm giác này cũng rất dễ nhầm lẫn với những thay đổi xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
- Bên cạnh đó, phụ nữ có sự nhạy cảm hơn với các mùi xung quanh, mùi gì cũng có thể làm bạn khó chịu, nặng hơn nữa là cảm giác buồn nôn, nôn ọe. Đây là hiện tượng ốm nghén khi mang thai , vì nội tiết tố nữ Estrogen tăng lên làm mẹ bầu thính hơn dễ nhạy cảm với mùi.
Cách khắc phục :
- Mẹ không nên ăn những đồ ăn tanh, có mùi,…
- Nên uống trà gừng, trà chanh, nước cam, nước ép cà chua, dứa chuối,… những thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa tốt.
- Đừng bao giờ để bụng đói.
- Ăn nhiều trái cây, rau củ và uống nhiều nước để tránh mất nước.
- Nên ăn thành nhiều bữa trong ngày, để giảm cảm giác chán ăn.
- Mẹ bầu nên ăn một bữa nhẹ với thực phẩm nhiều protein trước khi đi ngủ.
5. Mệt mỏi – Dấu hiệu thụ thai 1 tuần
Tình trạng này sẽ rõ ràng hơn khi bạn mang thai 1 tháng.
Mẹ sẽ có những triệu chứng như sau :
- Đau đầu do sự tăng đột biến hooc môn và sự thiếu hụt hồng cầu.
- Hoa mắt chóng mặt kèm theo tim đập nhanh hơn.
- Hệ tuần hoàn làm việc nhiều hơn để tăng cường oxy và lượng máu cung cấp đến tử cung để nuôi phôi thai lớn lên
- Thân nhiệt tăng cao hơn so với mức bình thường khiến cơ thể mất nhiều năng lượng hơn.
- Dây chằng ở lưng kéo dãn chuẩn bị cho sự phát triển của thai kì dẫn đến hiện tượng nhức mỏi sống lưng…
Cách khắc phục :
- Bạn cần phải tăng lượng calo hấp thụ vào cơ thể mỗi ngày từ 300-500.
- Chị em nên dành khoảng 20-30 phút tập luyện sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất, giúp em bé phát triển tốt và giảm mệt mỏi.
- Buổi tối phụ nữ mang thai nên đi ngủ trước 23 giờ và ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày.
- Mẹ bầu có thể chọn cho mình những bộ trang phục rộng rãi, thoải mái.
Tìm hiểu thêm: Hỏi đáp sức khỏe tình dục với những thông tin cực hữu ích cho bạn
6. Ợ nóng – dấu hiệu thụ thai 1 tuần
- Khi mang thai nội tiết tố thay đổi, do sự gia tăng đột ngột của hormone progesterone, có tác dụng làm giãn cơ tử cung, hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi tuy nhiên sẽ làm chậm quá trình co thắt, ảnh hưởng hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Ợ nóng gây cảm giác chua, đắng ở miệng và nóng rát ở phần ngực dưới, cuống họng.
Cách khắc phục :
- Chị em có thể chia 6 bữa nhỏ một ngày, mỗi bữa chỉ nên ăn tới mức vừa đủ no để dạ dày tiêu hóa được dễ dàng hơn.
- Nên hạn chế trái cây mang tính acid như trái cây họ cam quýt, cà chua, mơ, hay các món nướng, thức ăn cay, chocolate, cà phê, đồ uống có ga, rượu…
- Súp, sữa chua, cháo… là những lựa chọn thích hợp nhất đối với những người bị ợ nóng khi mang thai.
- Ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ bạn không nên ăn thêm bất cứ món gì.
- Lúc ngủ, nên kê gối cao hơn bình thường một chút và bắt đầu nằm nghiêng trái để giảm ợ nóng .
7. Trễ kinh – dấu hiệu thụ thai 1 tuần
- Khi phôi thai làm tổ hoàn tất, thì cơ thể phụ nữ sản sinh hormone hCG (hoocmon hướng sinh dục tiết ra từ nhau thai). Hormone này giúp cơ thể duy trì được thai kỳ và làm buồng trứng giảm bớt sự tích trứng mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy khi bạn mang thai rồi thì kinh nguyệt của bạn sẽ không xuất hiện nữa.
- Tuy nhiên cũng có những trường hợp trễ kinh có thể bởi bạn đang bị stress, hay thay đổi thói quen sinh hoạt, hoặc đang dùng một số loại thuốc nào đó, chứ không phải dấu hiệu có thai.
- Bạn nên sử dụng que thử thai và đến gặp bác sĩ để kiểm tra chắc chắn bạn có thai hay không.
8. Chuột rút – dấu hiệu mang thai
- Sau 7 ngày quan hệ, khi bạn gặp phải tình trạng chuột rút bất thường xảy ra thường xuyên dù thì đó có thể là dấu hiệu mang thai sớm . Dấu hiệu chuột rút này cũng tương tự như chuột rút trong kỳ kinh nguyệt.
- Tình trạng chuột rút xảy ra phổ biến ở nhiều phụ nữ mang thai khi con đã lớn vì khi đó tử cung kéo dãn hơn và chèn ép các mạch máu ở thân dưới, đây được coi là bước đầu tiên mà cơ thể chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi.
Cách khắc phục :
- Bạn cần lưu ý ăn uống đủ canxi và kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng.
- Trước khi đi ngủ bà bầu nên ngâm chân bằng nước ấm pha một chút gừng và muối.
- Khi đi ngủ bà bầu nên kê chân trên một chiếc gối cao.
- Không lên đứng quá lâu hay ngồi vắt chéo chân.
- Tập nhẹ nhàng các bài thể dục như co duỗi chân, tay,…
9. Chướng bụng
Do sự gia tăng hoóc môn progesterone và estrogen sẽ làm nhão các cơ trong cơ thể bao gồm cả cơ của đường ruột. Theo đó, cơ thể người mẹ sản sinh ra nhiều khi ga trong bụng hơn nên gây ra chướng bụng.
Cách khắc phục :
- Bà bầu nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.
- Tránh ăn các đồ ăn có thể gây ra khí ga trong cơ thể như các đồ chiên, rán, các đồ ăn ngọt, cải bắp và các loại hạt đậu.
- Khi ngủ hãy kê gối đầu cao hơn một chút, và kê phần lưng hơi dốc.
- Sau khi ăn khoảng 1 tiếng nên đi lại, vận động nhẹ nhàng trước khi ngủ.
- Hãy pha 1 thìa nước cốt chanh vào cốc nước ấm và uống trước khi ăn.
10 Những lưu ý về các dấu hiệu thụ thai 1 tuần
- Dấu hiệu thụ thai 1 tuần thường chưa rõ ràng, bạn nên đợi thêm một thời gian nữa để biết chắc chắn hơn.
- Những dấu hiệu khác có thể xuất hiện khi mang thai như: đau lưng, thèm ăn, tăng cân, chảy máu cam, đầy hơi, nhẹ cảm,…
- Một tỷ lệ rất nhỏ phụ nữ có kinh nguyệt tiếp tục trong suốt quá trình mang thai của họ.
- Nếu bạn bị xuất huyết và chuột rút đau đớn mà bắt đầu ở một bên và sau đó tăng lên, điều này có thể là một dấu hiệu của thai ngoài tử cung.
- Nhiều phụ nữ mang thai nhưng không hề có dấu hiệu thụ thai thành công nào của cho đến khi thai được nhiều tháng.
- Sử dụng que thử thai rất tiện lợi và độ chính xác cao sẽ giúp bạn biết được mình có thai hay không.
>>>>>Xem thêm: Cách tính ngày rụng trứng chính xác nhất để sinh con trai hoặc con gái theo ý muốn
Trên đây là 9 dấu hiệu thụ thai 1 tuần mẹ dễ dàng nhận biết. Hãy theo dõi cơ thể bạn thường xuyên để nhận biết những sự thay đổi khi bạn đã mang thai. Kiểm tra để biết chính xác mình có thai hay không và cùng chuẩn bị cho quá trình mang thai và sinh con sau này nhé.
Chi Lê tổng hợp