Quá trình thụ thai là một hành trình dài và vô cùng quan trọng. Thụ thai – một quá trình rất kỳ diệu, với nhiều điều phức tạp xảy ra bên trong cơ thể phụ nữ. Bạn hãy cùng Blogtretho.edu.vn cùng khám phá điều này và nếu vợ chồng bạn đang mong con, tham khảo ngay một số bí quyết hay, để sớm thụ thai thành công nhé.
Bạn đang đọc: Quá trình thụ thai và tất tần tật những điều liên quan chị em cần biết
Contents
1. Về quá trình thụ thai
Quá trình thụ thai thành công dựa vào sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng. Nếu một trong hai tế bào trứng hoặc tinh trùng không tốt, thì việc thụ thai thành công cũng khá khó khăn.
1.1 Sự kết hợp của tinh trùng và trứng
1.1.1 Tế bào trứng
- Phụ nữ trưởng thành mỗi tháng có một trứng chín và rụng, trong cả cuộc đời sẽ có khoảng 400 trứng rụng.
- Trứng ở người phụ nữ là tế bào lớn nhất của con người, có đường kỉnh khoảng 120 micromet.
- Trứng sống được khoảng từ 12 – 24 giờ sau khi rụng. Một số phụ nữ bị đau đột ngột ở vùng bụng dưới khi trứng chín và rụng xuống.
- Mỗi chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng của phụ nữ sẽ rụng 1 – 3 quả trứng. Sau khi rụng, trứng phải đi qua ống dẫn trứng (dài khoảng 10cm) để đến tử cung.
- Nếu không được thụ tinh, trứng sẽ chết và được đưa ra ngoài theo kinh nguyệt của kỳ kinh ngay sau đó.
- Tế bào trứng luôn mang nhiễm sắc thể X.
1.1.2 Tế bào tinh trùng
- Tinh trùng được sinh ra từ các tinh bào trong các ống sinh tinh, sau đó chúng di chuyển vào mào tinh để trải qua giai đoạn trưởng thành cuối cùng trước khi xuất tinh.
- Mỗi ngày một tinh hoàn có thể sản xuất đến vài trăm triệu tinh trùng.
- Mỗi lần xuất tinh chứa đến 400 triệu tinh trùng.
- Tinh trùng đóng góp 1/2 thông tin di truyền cho thế hệ con.
- Tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y sẽ tạo ra con con là giống đực (XY) và tinh trùng mang nhiễm sắc thể X sẽ sinh ra con cái (XX).
- Phải mất 2 – 3 tháng để hình thành các tế bào tinh trùng mới. Sau đó, các tế bào tinh trùng này có thể sống vài tuần trong cơ thể nam giới.
1.2 Quá trình thụ thai và hình thành thai nhi
1.2.1 Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu
- Thời điểm thụ thai thành công thì khoảng 3-4 ngày trước và sau ngày thứ 14 ( ngày rụng trứng ) trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Thời điểm dễ thụ thai nhất là trước và sau khi rụng trứng 1 ngày.
- Khi quan hệ vài triệu con tinh trùng được giải phóng vào trong âm đạo của phụ nữ, nhưng chỉ có khoảng vài con là còn sống sót, vì môi trường axit của âm đạo phụ nữ. Nhờ các dịch nhầy mà các tinh trùng còn lại tới gần được với tử cung và thụ tinh với trứng.
- Chỉ 1 tinh trùng duy nhất có thể vào trong, vì sau khi đã có tinh trùng kết hợp với noãn, trứng sẽ tiết ra chất làm lớp vỏ cứng lại, để không còn tinh trùng khác chui vào.
- Thời gian ngắn nhất để chúng gặp được trứng là 45 phút, cũng có những tinh trùng phải mất 12 giờ mới tới được ống dẫn trứng – nơi trứng rụng đang chờ.
- Hàng triệu tinh trùng bắt đầu cuộc đua trên quãng đường dài khoảng 18cm từ cổ tử cung đến ống dẫn trứng để có thể thụ tinh cho trứng.
- Trứng khi ra khỏi buồng trứng, di chuyển đến ống dẫn trứng để gặp tinh trùng, trứng chỉ cho 1 tinh trùng chui vào.
- Tinh trùng có thể tồn tại bên trong cơ thể bạn khoảng 3 – 5 ngày. Trong thời gian này, nếu sự rụng trứng xảy ra, bạn hoàn toàn có thể thụ thai.
- 12 giờ tiếp theo, trứng và tinh trùng sẽ diễn ra quá trình thụ tinh tạo thành hợp tử.
- Quá trình làm tổ mất từ 7 – 10 ngày. Quá trình thụ thai sẽ mất từ 13 – 14 ngày.
1.2.2 Sự hình thành của thai nhi
- Sau khi thụ tinh khoảng 3 – 4 ngày, trứng đã thụ tinh, tức hợp tử bắt đầu di chuyển dần vào tử cung tìm chỗ làm tổ và phân bào 3 lần trên đường đi: Lần 1 thành 2 tế bào mầm, lần 2 thành 4 tế bào mầm, lần 3 là 8 tế bào mầm trong đó có 4 tế bào mầm to và 4 tế bào mầm nhỏ. 4 tế bào mầm to phát triển thành lá thai, 4 tế bào mầm nhỏ hình thành lá nuôi.
- Tế bào mầm nhỏ phát triển bao bọc lấy tế bào mầm to, tạo thành phôi dâu và hình thành lên một buồng chứa dịch đẩy các tế bào khác sang một bên được gọi là phôi nang. Khi tới buồng tử cung, phôi nang hình thành xong. Quá trình này mất vài ngày cũng có khi là đến 1 tuần.
- Phôi nang đi xuống ống dẫn trứng về phía tử cung.
- Quá trình di chuyển này có thể mất đến ba ngày.
- Khi bám vào thành tử cung, phôi nang sẽ phát triển thành một phôi thai và nhau thai.
- Thời điểm quan hệ cho đến khi thai làm tổ trong tử cung sẽ khoảng 14 – 17 ngày.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thụ thai
2.1 Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống là một yếu tố rất quang trọng trong quá trình thụ thai . Để thụ thai thành công các cặp vợ chồng cần bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết và hạn chế những chất không tốt cho sức khỏe của các cặp vợ chồng và ảnh hưởng đến việc thụ thai.
2.1.1 Cần ăn uống khoa học để quá trình thụ thai thành công
- Vitamin D : Giúp cơ thể tạo ra hormone sinh dục, ảnh hưởng đến sự rụng trứng và nội tiết tố. Là một vitamin rất cần thiết cho buồng trứng của người phụ nữ và quyết định đến sự thụ thai thành công. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin D: Trứng, các loại cá giàu chất béo, sữa, dầu gan cá,…
- Acid Folic/Folate : Là một vi chất cần rất ít của cơ thể, nhưng lại đóng vai trò quan trọng giảm thiểu nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ. Tồn tại ở trong rau xanh đậm (rau bina), trái cây họ cam, đậu phộng, đậu, ngũ cốc và các loại thực phẩm có bổ sung thêm folate.
- Omega-3 : Cần thiết trong quá trình chuẩn bị mang thai, giúp điều hòa các hormone trong cơ thể, tăng chất nhầy cổ tử cung, kích thích sự rụng trứng và cải thiện chất lượng tử cung. Nguồn thực phẩm dồi dào omega 3 là: cá hồi đóng hộp, cá hồi chín, cá mòi, quả óc chó, đậu nành, trứng,..
- Sắt : Chất sắt ảnh hưởng đến việc rụng trứng và số lượng trứng của chị em phụ nữ. Chị em cần ăn những loại thực phẩm sau: Rau bina nấu chín, ngũ cốc, đậu, thịt đỏ, bột yến mạch , mơ khô, nước ép mận, mật mía,…
- Kẽm : Kẽm là một trong những chất có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh dịch và testosterone ở nam giới, cũng như sự rụng trứng và khả năng sinh sản ở nữ giới, giúp “hệ thống” sinh sản của cả hai hoạt động tốt và trơn tru. Kẽm có trong các loại thức ăn như: gan bê, thịt bò, thịt nai, hàu, tôm, sữa chua, hạt bí,…
- Trái cây và rau củ quả : Trong trái cây và rau củ có chứa một lượng lớn các vitamin như vitamin A, B, C,… và khoáng chất cần thiết để duy trì hoạt động khỏe mạnh của cơ thể mẹ và bé sau này.
2.2.2 Cần kiêng cữ trong quá trình thụ thai
- Không nên dùng các loại cá chứa nhiều thủy ngân như: cá ngừ xanh, cá kiếm, cà thu, lươn vàng,…
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều vitamin A như gan động vật.
- Không ăn đồ tái sống như nem chua, gỏi hoặc thức ăn để lạnh, đồ ăn chế biến sẵn, phô mai chưa tiệt trùng, pate đông lạnh.
- Không ăn thực phẩm quá mặn, nhiều muối hay thực phẩm chứa nhiều đường.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafein.
Các thực phẩm gây co thắt dạ con
- Ngải cứu : Ngải cứu có chứa nhiều chất gây co bóp tử cung.
- Rau chùm ngây : Rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, đây là một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai.
- Rau răm : Sử dụng rau răm, mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai khi mang thai.
- Rau sam : Rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.
- Nhãn : Có tính nóng, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, đầy hơi, nôn mửa, nếu ăn nhiều nhãn sẽ xuất hiện hiện tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết, ảnh hưởng đến việc thụ thai .
2.2 Môi trường sống và làm việc
Môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm, có nhiều hóa chất, gây ảnh hưởng đến quá trình mang thai của phụ nữ và làm giảm số lượng, chất lượng tinh binh tức tinh trùng yếu ở nam giới, . Ngoài ra, nếu bạn tiếp xúc với cường độ cao ở môi trường từ trường có thể ảnh hưởng rất lớn đến chức năng sinh sản cả nam và nữ nhé. Vì vậy, hãy chọn môi trường sống và làm việc an toàn để có thể dễ dàng thụ thai và sinh con khỏe mạnh. Nếu bạn bị nhiễm chất phóng xạ hoặc hóa chất tại nơi làm việc, các chất tẩy rửa như thuốc trừ sâu, thuốc tẩy thì sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
2.3 Trọng lượng cơ thể
Thừa cân hay thiếu cân đều gây ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ. Thừa cân có thể gây ra nhiều vấn đề trong quá trình thụ thai và nhiều biến chứng trong khi mang thai như cholesterol cao hay huyết áp cao dẫn đến bệnh tiền sản giật, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ. Nếu bị thiếu cân thì nguy cơ sảy thai, sinh con nhẹ cân sẽ cao hơn các bà mẹ khác. Vợ chồng cần có chế độ ăn uống hợp lý, có cân nặng cân đối để tăng khả năng thụ thai thành công.
2.4 Sức khỏe
- Cả vợ và chông đều phải đi khám sức khỏe để chuẩn bị sinh con, vì sức khỏe của thai nhi sẽ được quyết định ngay từ giây phút thụ thai.
- Các bác sĩ sẽ kiểm tra các cơ quan như gan, tim, phổi, huyết áp để phát hiện và điều trị bệnh, siêu âm ổ bụng để phát hiện những sự bất thường ở các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng.
- Cần kiểm tra cổ tử cung, xét nghiệm HPV , nếu không may người mẹ bị ung thư buồng trứng thì khả năng mang thai ngoài tử cung rất cao.
- Người mẹ cũng nên xét nghiệm hóa sinh máu, xét nghiệm đường huyết trong máu xem có bị mắc bệnh tiểu đường hay trục trặc về chức năng thận hay không.
- Bị viêm đường tiết niệu hay mắc các bệnh tình dục, đồng thời tìm các bất thường khác trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn,… sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mang thai.
- Còn đối với nam giới, vấn đề sức khỏe liên quan tới tinh trùng như bị quai bị, viêm tuyến tiền liệt, chấn thương vùng kín hay sử dụng một số thuốc có chứa steroid cũng cần phải cẩn thận và nên nhờ các bác sĩ tư vấn để không bị ảnh hưởng tới việc thụ tinh.
Tìm hiểu thêm: Canh trứng sinh con trai, gái năm 2017 như ý theo các phương pháp chuẩn xác đến 99%
2.5 Tuổi tác
- Trên thực tế, phụ nữ càng lớn tuổi thì khả năng thụ thai sẽ giảm dần, nhưng không có nghĩa sau 35 tuổi thì không thể mang thai.
- Tuổi tác ảnh hưởng thụ thai ở các mức độ nhất định. Tuổi càng cao thì khả năng sinh con càng thấp, phụ nữ lớn tuổi mang thai có thể bị tiền sản giật, sinh non, khó đẻ, sẩy thai, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh… Đặc biệt, phụ nữ mang thai ở tuổi 40 dễ có nguy cơ sinh con mắc hội chứng down.
- Vì vậy, nếu có điều kiện bạn nên mang thai ở độ tuổi từ 23 – 30 tuổi. Bởi đây là giai đoạn khá ổn định về thể chất và tinh thần.
3. Dấu hiệu nhận biết thụ thai thành công
Sau khi trứng gặp tinh trùng tạo thành hợp tử rồi thì chắc chắn phôi thai đã xuất hiện trong bụng mẹ. Mẹ cần biết những dấu hiệu sau để nhận biết mình đã có thai.
3.1 Nhiệt độ cơ thể tăng cao
Khi mang thai hormone progesterone tiết ra nhiều hơn làm nhiệt độ cơ thể phụ nữa tăng lên.
3.2 Ngực mềm, căng tức và lớn hơn
Lượng máu cung cấp cho bầu ngực tăng lên làm kích thước vòng 1 tăng lên, căng nhức nhưng lại mềm hơn.
3.3 Cảm thấy mệt mỏi
Khi xuất hiện thai nhi, cơ thể bạn sẽ mệt mỏi hơn vì tim và hệ tuần hoàn phải hoạt động nhiều hơn để nuôi phôi thai trong bụng mẹ phát triển.
3.4 Đau đầu
Tăng đột biến hormone progesterone và sự thiếu hụt hồng cầu làm chị em phụ nữ đau đầu khi mang thai.
3.5 Tăng cân
Bạn ăn nhiều hơn và thèm ăn hơn làm cân nặng của bạn cũng tăng lên.
3.6 Ra máu và thay đổi dịch âm đạo
Cơ thể bạn sẽ xuất hiện 1 đốm máu màu hồng nhạt hoặc màu nâu đậm và chỉ xuất hiện trong 1 đến 2 ngày. Dịch âm dạo cũng có sự thay đổi với màu sắc đục hơn.
3.7 Đau lưng
Cơn đau thất thường, đau lưng duới nhất là vị trí thắc lưng gần xương chậu.
3.8 Đi tiểu nhiều
Phôi thai phát triển làm ảnh hưởng đến bàng quang, lưu lượng máu cũng tăng lên đáng kể, thận sẽ bài tiết ra nhiều nước hơn.
3.9 Táo bón, đầy hơi
Nguyên nhân là khi mang thai hormone progesterone ở phụ nữ tăng cao làm rối loạn đến hệ tiêu hóa.
4. Những điều liên quan về quá trình thụ thai
4.1 Chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng ảnh hưởng đến việc thụ thai?
Để thụ thai thành công bạn cần biết về chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng . Thông qua chu kì kinh nguyệt bạn có thể tính ngày rụng trứng, xác đinh được thời điểm thụ thai thành công nhất. Ngoài ra khi ngày rụng trứng xuất hiện, cơ thể phụ nữ sẽ xuất hiện một số biểu hiện rụng trứng, thông qua những biểu hiện ấy bạn có thể biết ngày rụng trứng của mình sắp đến rồi.
Qua hành trình trứng gặp tinh trùng như trên, chúng ta thấy rằng “thời điểm” ở đây là yếu tố cực kỳ quan trọng. Đó chính là ly do tại sao, biết về ngày rụng trứng lại quan trọng như vậy. Nói về thời điểm thích hợp, thì khoảng 3-4 ngày trước và sau ngày thứ 14 của chu kỳ là thời điểm đáng chú ý nhất, trong đó, thời điểm dễ thụ thai nhất là trước và sau khi rụng trứng 1 ngày. Tuy nhiên, quan hệ trước 6 ngày rụng trứng, thì khả năng có thai vẫn rất cao.
4.2 Quá trình thụ thai đôi như thế nào?
- Sự hình thành thai đôi cũng như khi hình thường phôi thai bình thường. Quá trình rụng trứng, thụ tinh và phát triển thai đôi trong khoảng 40 tuần.
- Khả năng mang song thai ở tuổi 35 trở lên sẽ cao hơn so với lứa tuổi 25 trở về trước.
- Những phụ nữ có cân nặng, chiều cao vượt trội hơn thì khả năng sinh đôi cũng lớn hơn.
- Phụ nữ có thai ngay khi vừa ngừng thuốc tránh thai sẽ có xác suất sinh đôi cao hơn người bình thường.
4.2.1 Thai đôi cùng trứng
Trứng được thụ tinh phân chia thành 2 tế bào riêng biệt, có bộ gen giống nhau. Thai đôi cùng trứng có thể chia sẻ cùng một nhau thai hoặc túi ối.
4.2.2 Thai đôi khác trứng
Khi thụ thai, cơ thể phụ nữ đã có 2 quả trứng cùng được phóng thích trong cùng một đợt. Trường hợp này thường xảy ra đối với những phụ nữ đang sử dụng thuốc điều trị vô sinh, hiếm muộn.
4.3 Quá trình thụ thai theo giới tính
4.3.1 Thụ thai con trai
- Quan hệ vào đúng ngày trứng rụng để tinh trùng Y có cơ hội gặp được trứng và tạo thành phôi thai mang nhiễm sắc thể XY ( con trai ) vì tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y nhỏ hơn, ngắn hơn, bơi lội nhanh hơn so với tinh trùng mang nhiễm sắc thể X và hoạt động rất tốt trong môi trường kiềm.
- Đảm bảo chất lượng tinh trùng, sức khỏe của bố phải mạnh khỏe.
- Trong khi giao hợp cần xuất tinh sâu trong âm đạo, khi đó “anh chàng tân binh” sẽ tiếp cận nhanh với trứng để sinh con trai theo ý muốn.
- Tránh chế độ dinh dưỡng giàu calcium, ít muối và potassium nếu muốn sinh con trai và phải duy trì 6 tuần mới có hiệu quả.
- Nên ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều sodium và potassium, chất này có trong xúc xích, lạp xưởng, chuối, cam, dưa hấu,…
4.3.2 Thụ thai con gái
- Quan hệ trước ngày rụng trứng khoảng 2 – 3 ngày. Thời điểm này tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y đã chết hết chỉ còn tinh trùng mang nhiễm sắc thể X sẽ kết hợp với trứng tạo thành phôi thai mang nhiễm sắc thể XX. Từ đó bạn sẽ có ngay một cô công chúa như ý muốn.
- Theo dõi quá trình rụng trứng của bạn để biết thời điểm nào trứng rụng.
- Ăn những thức ăn giúp tăng nồng độ acid của âm đạo như rau xanh, thịt, đồ ngọt, bắp…
- Ăn thực phẩm giàu canxi, magie như: Vừng, đậu tương, đậu xanh, sữa,…
- Kiểm tra môi trường âm đạo của người phụ nữ thường chứa nhiều chất axit hơn và việc này giúp bạn mang thai con gái.
- Hạn chế tối đa muối, nước mắm, caffein, rượu, bia, thuốc lá, nước có ga và các thực phẩm không tốt khác.
5. Những bí quyết giúp quá trình thụ thai thành công
- Nam giới cần làm việc trong mội trường thoáng mát, không nên mặc đồ bó và không nên tắm trong nước nóng quá lâu để tránh số lượng tinh binh bị giảm đáng kể.
- Phụ nữ thường xuyên làm việc nhà, làm vườn hoặc tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên có khả năng thành công qua việc thụ tinh trong ống nghiệm cao gấp 3 lần những người ngồi văn phòng. Nhưng tránh tập thể dục quá sức hoặc lao động quá nặng nhọc sẽ ảnh hưởng đến sự rụng trứng ở nữ giới.
- Tắm năng sẽ giúp làm tăng khả năng sinh sản ở cả nam và nữ giới bằng cách giúp cơ thể hấp thụ vitamin D. Vitamin D làm tăng nồng độ của hormone giới tính nữ progesterone và estrogen, cũng làm tăng số lượng tinh trùng, từ đó thúc đẩy khả năng thụ thai dễ dàng hơn.
- Hãy tạo tâm lý thật thoải mái và đừng quá lo lắng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng tinh binh và làm ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt và quá trình rụng trứng.
- Phụ nữ bổ sung đủ lượng sữa giàu chất béo và uống vitamin bổ sung trước khi sinh (vitamin tổng hợp trong đó có chứa các dưỡng chất như axit folic, vitamin B12 và selen) sẽ có nhiều cơ hội đậu thai cao hơn gấp đôi đấy.
- Không được hút thuốc vì khói thuốc sẽ làm giảm số và chất lượng tinh trùng đến 50%, với phụ nữ thì tỷ lệ thụ thai thấp hơn người không hút thuốc lá đến 30%.
- Uống quá nhiều rượu sẽ làm giảm sự rụng trứng và sản xuất tinh trùng.
- Châm cứu cũng là biện pháp khá hiệu quả giúp chị em dễ đậu thai. Châm cứu đúng cách giúp kiểm soát sự rụng trứng và tăng lưu lượng máu đến tử cung, do đó cải thiện cơ hội thụ thai của trứng đã thụ tinh.
- Quan hệ tình dục thường xuyên sẽ giúp tăng chất lượng tinh trùng, chất lượng tinh trùng sẽ giảm dần nếu nó được giữ lại trong cơ thể nhiều hơn 3 ngày. Theo các chuyên gia, nam giới nên quan hệ 3-4 lần/ tuần là phù hợp nhất.
- Giữ cân nặng cân đối, không nên để quá gầy hoặc thùa cân vì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình thụ thai của bạn.
>>>>>Xem thêm: Uống sữa trước khi mang thai không phải chị em nào cũng biết
Trên đây là những gì mà Blogtretho.edu.vn đã cung cấp cho bạn về những điều sẽ xảy ra trong quá trình thụ thai. Mong rằng những thông tin này sẽ có ích cho bạn, đặc biệt là với các cặp vợ chồng đng có ý định mang thai trong thời gian sắp tới. Vợ chồng chỉ cần giữ gìn sức khỏe thật tốt, tinh thần thoải mái thì việc thụ thai thành công chắc chắn sẽ đến với bạn nhanh thôi. Chúc bạn thành công.
Chi Lê tổng hợp