Chuẩn bị mang thai là vấn đề rất quan trọng đối với các cặp vợ chồng đang muốn có con. Điều này là một việc làm vô cùng cần thiết – không chỉ để có một thai kỳ khỏe mạnh an toàn, mà còn vì nền tảng sức khỏe cũng như sự phát triển của con trong tương lai. Vậy chuẩn bị mang thai thì cần làm gì và như thế nào, Blogtretho.edu.vn sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này một cách thật đầy đủ, trong bài chia sẻ ngay dưới đây.
Bạn đang đọc: Chuẩn bị mang thai – cẩm nang dành cho các cặp vợ chồng
Contents
- 1 1. Chuẩn bị mang thai cần làm gì?
- 2 2. Những điều cần tránh khi chuẩn bị mang thai
- 3 3. Những trường hợp chuẩn bị mang thai
- 4 4. Những lưu ý khi chuẩn bị mang thai
1. Chuẩn bị mang thai cần làm gì?
1.1 Dinh dưỡng chuẩn bị mang thai
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến việc thụ thai. Cả vợ và chồng đều phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ chất, để chuẩn bị sẵn sàng cho việc có con. Dinh dưỡng trước khi mang thai của người mẹ tại thời điểm chuẩn bị mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến các tế bào trong cơ thể, cũng như hình thành hệ thống AND, sức khỏe của em bé trong tương lai. Và nói về dinh dưỡng, bạn cần bổ sung các chất sau:
1.1.1 Vitamin D cần thiết cho việc mang thai
Vitamin D giúp cơ thể tạo ra hormone sinh dục, ảnh hưởng đến sự rụng trứng và nội tiết tố. Không những vậy, vitamin D còn điều hòa sinh tổng hợp estrogen. Ở buồng trứng người, 1,25 – dihydroxy vitamin D3 kích thích tổng hợp estrogen và progesteron và giảm tác động trên quá trình testosteron. Các thụ thể vitamin D có ở buồng trứng, nội mạc tử cung và nhau thai. Thiếu vitamin D đi kèm với mất điều hòa canxi, gây ngừng phát triển nang noãn ở những bệnh nhân buồng trứng đa nang, gây rối loạn kinh nguyệt và rối loạn chức năng sinh sản.
Các thực phẩm chứa nhiều vitamin D: Trứng, các loại cá giàu chất béo, sữa, dầu gan cá,…Bạn có thể bổ sung vào thực đơn những nguồn thực phẩm giàu vitamin D này.
1.1.2 Acid Folic/Folate
- Mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều nên bổ sung 400mcg axit folic hàng ngày. Axit folic hay còn gọi là Vitamin B9, là một vi chất cần rất ít của cơ thể, nhưng lại đóng vai trò quan trọng giảm thiểu nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ.
- Axit folic khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành dạng folate có hoạt tính. Dạng folate cũng là dạng tồn tại tự nhiên trong các loại thực phẩm như rau xanh đậm (rau bina), trái cây họ cam, đậu phộng, đậu, ngũ cốc và các loại thực phẩm có bổ sung thêm folate.
- Thiếu hụt acid folic làm tăng nguy cơ sinh non, chậm phát triển thai nhi, trẻ sơ sinh bị thiếu cân, sảy thai hoặc các biến chứng của thai kì,…
1.1.3 Omega-3
Hai loại Omega-3 quan trọng là DHA/EPA cần thiết trong quá trình chuẩn bị mang thai, giúp điều hòa các hormone trong cơ thể, tăng chất nhầy cổ tử cung, kích thích sự rụng trứng và cải thiện chất lượng tử cung. Omega 3 còn rất quan trọng cho sự phát triển não bộ của thai nhi 3 tháng cuối cũng như thời kỳ ấu nhi.
Nguồn thực phẩm dồi dào omega 3 là: cá hồi đóng hộp, cá hồi chín, cá mòi, quả óc chó, đậu nành, trứng,..
1.1.4 Sắt
- Chất sắt ảnh hưởng đến việc rụng trứng và số lượng trứng của chị em phụ nữ. Khi bạn lên kế hoạch có con thì cần cung cấp 27mg sắt/ngày.
- Để bổ sung sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày, chị em cần ăn những loại thực phẩm sau: Rau bina nấu chín, ngũ cốc, đậu, thịt đỏ, bột yến mạch, mơ khô, nước ép mận, mật mía,…
- Để hấp thụ sắt được tốt nhất, chị em nên bổ sung thêm Vitamin C vào chế độ ăn uống mỗi ngày.
1.1.4 Calcium
Phụ nữ được khuyến cáo nên bổ sung ít nhất 1,000 mg calcium 1 ngày nếu chuẩn bị mang thai. Calcium chứa nhiều trong một số loại thực phẩm như: sữa chua ít béo, cá hồi đóng hộp, cá mòi, ngũ cốc, sữa tách béo và phô mai,…
1.1.6 Kẽm
Kẽm là một trong những chất có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh dịch và testosterone ở nam giới, cũng như sự rụng trứng và khả năng sinh sản ở nữ giới, giúp “hệ thống” sinh sản của cả hai hoạt động tốt và trơn tru. Việc thiếu hụt kẽm sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ thai ở cả nam và nữ và làm tăng nguy cơ sảy thai.
Kẽm có trong các loại thức ăn như: gan bê, thịt bò, thịt nai, hàu, tôm, sữa chua, hạt bí,…
1.1.7 Trái cây và rau củ quả
Trong trái cây và rau củ có chứa một lượng lớn các vitamin như vitamin A, B, C,… và khoáng chất cần thiết để duy trì hoạt động khỏe mạnh của cơ thể cũng như bổ sung các dưỡng chất sau này cho bé. Chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai của chọ em phụ nữ không nên bỏ qua việc bổ sung phong phú trái cây, rau củ quả vào thực đơn hàng ngày nhé.
1.2 Kiểm tra sức khỏe
Để chuẩn bị mang thai, các cặp vợ chồng nên kiểm tra sức khỏe tổng quát, việc này gọi là khám tiền sản. Cả vợ và chông đều phải đi khám sức khỏe để chuẩn bị có con, vì sức khỏe của thai nhi sẽ được quyết định ngay từ giây phút thụ thai. Do vậy, việc khám sức khỏe tổng quát cho cả hai vợ chồng là cực kỳ rất cần thiết.
Các bác sĩ sẽ kiểm tra các cơ quan như gan, tim, phổi, huyết áp để phát hiện và điều trị bệnh, siêu âm ổ bụng để phát hiện những sự bất thường ở các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng.
1.2.1 Kiểm tra hệ thống sinh sản và khám phụ khoa
- Xác định tình trạng sức khỏe để tránh những sai lầm thường gặp khi muốn có con. Kiểm tra sức khỏe sinh sản trước khi mang thai giúp các cặp đôi phòng ngừa và điều trị kịp thời các chứng bệnh liên quan đến nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, viêm âm đạo, bệnh lậu, giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
- Kiểm tra sức khỏe sinh sản giúp bạn xác định và loại bỏ những yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của mình như dinh dưỡng, cân nặng, bệnh tật,…
- Các chị em cũng cần kiểm tra cổ tử cung, xét nghiệm HPV, nếu không may người mẹ bị ung thư buồng trứng thì khả năng mang thai ngoài tử cung rất cao và hai vợ chồng cần phải cân nhắc chuyện mang thai đầy nguy hiểm này.
1.2.2 Xét nghiệm máu
- Điều này giúp cho các cặp vợ chồng biết được nhóm máu của mẹ, tình trạng máu có tốt không, có bị thiếu máu hay không, có cần bổ sung thêm sắt và với hàm lượng bao nhiêu để đảm bảo tốt cho quá trình mang thai không.
- Người mẹ cũng nên xét nghiệm hóa sinh máu, xét nghiệm đường huyết trong máu xem có bị mắc bệnh tiểu đường hay trục trặc về chức năng thận hay không.
- Xác định yếu tố Rh nhằm phòng tránh bất đồng nhóm máu mẹ và con: Nếu người mẹ âm tính với Rh (Rh-), còn chồng dương tính với Rh (Rh+) thì bé có thể mang Rh(+). Khi đó, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những chất kháng thể làm thai nhi bị đào thải hoặc trẻ sẽ dễ bị tử vong ngay khi sinh.
1.2.3 Xét nghiệm nước tiểu
- Việc này là rất cần thiết trước khi mẹ có ý định mang thai, nó giúp bản thân phát hiện có bị viêm đường tiết niệu hay mắc các bệnh tình dục, đồng thời tìm các bất thường khác trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn,… Từ đó có cách điều trị kịp thời để mẹ chuẩn bị sẵn sàng cho việc mang thai.
- Việc xét nghiệm này nên áp dụng với phụ nữ trong giai đoạn có thể mang thai và nên vào khoảng 3 tháng trước khi mang thai.
1.2.4 Khám răng miệng
- Các bệnh về răng miệng sẽ gây những ảnh hưởng nhất định cho thai kỳ của người mẹ. Bệnh nha chu sẽ làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật, sinh non và sảy thai. Viêm nướu và nhiễm trùng nướu sẽ sinh ra một loại vi khuẩn có thể theo đường máu vào nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Việc khám răng miệng trước khi mang thai sẽ giúp các bác sĩ phát hiện và xử lý triệt để các căn bệnh nguy hiểm này.
- Vào giai đoạn thai kì việc thay đổi hormone có thể làm cho bạn dễ bị bệnh nướu răng. Tăng progesteron và estrogen làm cho nướu răng phản ứng với các vi khuẩn mảng bám, dẫn đến sưng đỏ, răng bị chảy máu,… Việc chữa bệnh răng miệng trong khi mang thai còn làm tăng khả năng nhiễm trùng máu, vì vậy bạn nên khám răng miệng trước khi chuẩn bị mang thai nhé.
1.2.5 Kiểm tra tuyến giáp
Đay là một trong các bước chuẩn bị mang thai nhất định bạn phải lưu ý. Kiểm tra tuyến giáp nhắm phát hiện bệnh suy nháp, vì cứ 100 người phụ nữ thì có 1 người mắc căn bệnh này. Đây là hiện tượng trong máu thiếu trầm trọng hormone tuyến giáp thyroxin, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi và não bộ của trẻ. Nguy cơ sinh non hoặc xảy thai trên 70% đối với những chị em bị suy tuyến giáp. Các chị em phụ nữ nên kiểm tra tuyến giáp trước khi mang thai để chắc chắn rằng tuyết giáp của mình vẫn đang hoạt động tốt.
1.2.6 Kiểm tra bệnh di truyền
Một phương pháp kiểm tra hiện đại thông qua việc xét nghiệm các đột biến của nhiễm sắc thể. Kiểm tra các vấn đề về di truyền và được tư vấn trước khi mang thai có thể giúp người mẹ an tâm rằng con trẻ sẽ không có nguy cơ bị các bệnh này. Người cha cũng cần tiến hành kiểm tra sức khỏe của mình. Qua đó, có thể phát hiện và điều trị kịp thời một số bệnh lý như: bệnh mãn tính, bệnh di truyền,… Xét nghiệm này rất phức tạp vì vậy mẹ cần đi khám trước ít nhất 3 tháng trước khi có ý định mang thai.
1.2.7 Kiểm tra cân nặng
Thừa cân hay thiếu cân đều gây ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ. Thừa cân có thể gây ra nhiều vấn đề trong quá trình thụ thai và nhiều biến chứng trong khi mang thai như cholesterol cao hay huyết áp cao dẫn đến bệnh tiền sản giật, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ. Nếu bị thiếu cân thì nguy cơ sảy thai, sinh con nhẹ cân sẽ cao hơn các bà mẹ khác. Vợ chồng cần có chế độ ăn uống hợp lý, có cân nặng cân đối để chuẩn bị mang thai hiệu quả.
1.3 Tiêm phòng
Tiêm phòng trước khi mang thai là biện pháp giúp phụ nữ tránh khỏi một số nguy hiểm trong thời gian thai kỳ. Cụ thể, đó là những vấn đề đến từ các căn bệnh lây nhiễm, bao gồm cúm và một số bệnh từ vi khuẩn, virus gây ra. Các mẹ cần tiêm phòng trước khi mang thai một số bệnh như cúm, rubella, thủy đậu, viêm gan siêu vi B,…Ít nhất 3 tháng trước khi quyết định có thai để đảm bảo thời kỳ mang thai diễn ra an toàn và thai nhi sinh ra được khỏe mạnh. Tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai sẽ giúp chị em loại bỏ được nỗi lo, về một số bệnh có thể dễ lây hoặc xuất hiện trong thời gian mang thai do sức đề kháng yếu.
1.3.1 Vắc xin ngừa sởi, quai bị, rubella (measles, mumps and rubella – MMR)
- Nên tiêm phòng 3 tháng trước khi có thai và không được tiêm khi đang mang thai.
- Nếu mắc sởi khi 3 tháng đầu có thể dẫn tới dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Nếu mắc sởi các tháng sau thì thai nhi có nguy cơ chết lưu, bị đẻ non hoặc thai bị nhiễm sởi tiên phát,…
- Quai bị có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tiêm, viêm tuyến giáp, viêm tuyến mang tai, vô sinh,… Ngoài ra còn ảnh hưởng đến thai nhi, bé có thể bị dị tật bẩm sinh, thai lưu và chết non, đặc biệt là trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối.
- Rubella lây truyền qua đường hô hấp, nếu mẹ bị nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thì 90% thai nhi bị dị tật hoặc xảy thai. Virut ảnh hưởng đến não, tim, tai, và mắt của bé trong bung, gây ra các biến chứng khi bé chào đời.
- Hiện nay đã có vắc xin 3 trong 1 phòng ngừa sởi, quai bị, rubella giúp giảm từ 90-95% nguy cơ nhiễm bệnh cho phụ nữ.
1.3.2 Vắc xin ngừa thủy đậu (varicella)
- Phụ nữ khi mang thai dễ mắc bệnh thủy đậu hơn. Nếu mẹ bị nhiễm thủy đậu, thai nhi sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng:
- Nếu mắc bệnh trong 3 tháng đầu: 0,4% thai nhi nhiễm bệnh thủy đậu bẩm sinh gây sẹo ở da, tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển dẫn đến xảy thai hoặc chết lưu.
- Nếu mắc bệnh trong tuần 13-20: Nguy cơ bị hội chứng trên của thai nhi tăng lên 2%.
- Sau tuần thứ 20 của thai kỳ: Căn bệnh này hầu như không ảnh hưởng đến thai nhi.
- Mẹ bị nhiễm bệnh 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh thì em bé có nguy cơ cao bị nhiễm “thủy đậu lan tỏa”, tỷ lệ tử vong cao.
- Sau khi tiêm ngừa vaccine thủy đậu, bạn nên đợi 1 tháng rồi hãy có em bé.
1.3.3 Tiêm phòng viêm gan siêu vi B
- Thai nhi rất dễ bị nhiễm bệnh khi mẹ không được tiêm phòng trước. Do vậy, cả 2 vợ chồng bạn đều nên tiêm ngừa viêm gan siêu vi B .
- Bạn nên tiêm phòng trước 3 tháng rồi hãy có em bé. Bạn phải tiêm 3 mũi: Tiêm mũi 1 trước khi có thai 7 tháng, mũi 2 cách mũi 1 là 1 tháng, mũi 3 cách mũi 1 là 6 tháng.
Tìm hiểu thêm: Phụ nữ đừng quên khám tổng quát sức khỏe sinh sản trước khi mang thai
1.3.4 Vắc xin ngừa phế cầu
- Đây là vắc xin giúp phòng ngừa các bệnh gây ra bởi phế cầu như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm tai giữa.
- Những người hút thuốc, bị bệnh tim mạch, phổi, thận mãn tính hay tiểu đường thì nên tiêm vắc xin này.
1.3.5 Vắc xin ngừa cúm
- Cúm sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé, vì vậy cần được tiêm phòng trước khi bạn có ý định sẽ có em bé, nên tiêm phòng trước 1 tháng khi mang thai.
- Việc mẹ bị cúm rất dễ xảy ra, đặt biệt là khi thời tiết nắng nóng, mưa nhiều. Cúm có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu.
1.4 Kiến thức về chuẩn bị mang thai và sinh con
- Các cặp vợ chồng phải tìm hiểu những kiến thức về thụ thai, sinh sản,… để chuẩn bị sẵn sàng cho việc có con, hạn chế cao nhất các vấn đề có thể gặp phải.
- Bạn nên biết các kiến thức chuẩn bị mang thai như: quá trình thụ thai diễn ra như thế nào, khám sức khỏe tổng quát trước khi mang thai, chế độ dinh dưỡng cho vợ chồng để dễ thụ thai, dấu hiệu mang thai,…
- Chuẩn bị kiến thức sinh con về quá trình mang thai như: Mang thai 3 tháng đầu, mang thai 3 tháng giữa và mang thai 3 tháng cuối, ốm nghén, sự phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn, sự thay đổi của mẹ trong quá trình mang thai,…
- Chuẩn bị kiến thức khi sinh con : dấu hiệu sắp sinh, chuẩn bị đồ đi sinh,…
1.5 Tài chính
Tài chính là một vấn đề quan trọng mà các cặp vợ chồng cần lưu ý khi chuẩn bị có con. Nếu bạn có ý định mang thai, hãy lên kế hoạch chi tiết về tài chính và các vấn đề bảo hiểm. Tùy thuộc vào điều kiện gia đình mà bạn quyết định có con hay không, sinh con ở đâu, nguồn tài chính để sinh và nuôi dạy con như thế nào,… Tất cả đều dựa vào tài chính mà bạn đang có hiện tại.
1.6 Tâm lý
Trước khi có ý định mang thai, bạn hãy tự hỏi bản thân xem mình đã sẵn sàng để làm mẹ chưa. Hãy tự hỏi với những câu hỏi sau:
- Cả hai vợ chồng đều mong muốn có con?
- Bạn đã chuẩn bị gì cho việc làm mẹ, làm bố?
- Bạn đã sẵn sàng gánh vác trách nhiệm của việc làm bố mẹ?
- Bạn có thể cân bằng giữa công việc và gia đình?
Hãy để cho tâm trạng bạn được thoải mái, không lo lắng bỏi bất cứ điều gì để vui vẻ sẵn sàng cho việc mang thai và sinh con.
1.7 Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng
Để thụ thai thành công bạn cần biết về chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng. Thông qua chu kì kinh nguyện bạn có thể tính ngày rụng trứng, xác đinh được thời điểm thụ thai thành công nhất. Ngoài ra khi ngày rụng trứng xuất hiện, cơ thể phụ nữ sẽ xuất hiện một số biểu hiện rụng trứng , thông qua những biểu hiện ấy bạn có thể biết ngày rụng trứng của mình sắp đến rồi.
1.8 Tập thể dục
Hãy lên kế hoạch tập thể dục mỗi ngày ngay từ bây giờ, điều này không chỉ tốt về thể chất mà còn giúp nâng cao tinh thần, giải tỏa stress.
Tùy vào sở thích và đặc điểm thể chất, bạn có thể tập thể thao như chạy bộ, bơi lội, các môn bóng,… hoặc những bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền,…
Chuẩn bị trước khi mang thai bao gồm cả các bài tập thể dục trước-trong-sau khi mang thai.
2. Những điều cần tránh khi chuẩn bị mang thai
Khi trong giai đoạn chuẩn bị mang thai, vợ chồng cần lưu ý trong các ăn uống và sinh hoạt của mình, để có con theo ý muốn, đặc biệt là người vợ. Trước khi mang thai, phụ nữ cần tránh những thứ không tốt làm ảnh hưởng cho cả mẹ và bé sau này. Dưới đây là những điều chị em phụ nữ cần lưu ý:
- Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao : Trước khi mang thai ít nhất 3 tháng bạn nên hạn chế ăn những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá ngừ, cá thu, cá bơn,… tránh ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi sau này.
- Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn : Các thực phẩm có các chất bảo quản hay những chất không tốt làm nguy hại đến sức khỏe của bạn cũng như sự phát triển của em bé sau này.
- Soda, nước uống có ga, nước ép đóng hộp: Làm tăng hàm lượng đường trong máu ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn cũng như tăng khả năng bị tiểu đường thai kì.
- Rượu bia và những đồ uống có chứa cafein : Các chất kích thích có trong chúng sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi sau này, giảm khả năng thụ thai thành công, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non đối với mẹ bầu.
- Biên pháp tránh thai : Nên ngừng sử dụng nếu bạn muốn có thai trong thời gian tới.
- Tránh nhiễm trùng : Bảo vệ cơ thể sạch sẽ, vệ sinh tốt, tránh bị nhiễm các loại virut, vi khuẩn gây bệnh.
- Hóa chất độc hạ i: Nếu bạn bị nhiễm chất phóng xạ hoặc hóa chất tại nơi làm việc, các chất tẩy rửa như thuốc trừ sâu, thuốc tẩy thì sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
- Thuốc lá, ma túy : Thuốc lá và ma túy có thể dẫn đến sinh non, sảy thai và bé sinh nhẹ cân. Với nam giới, nếu hút thuốc lá, số lượng tinh trùng sẽ thấp ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
- Tâm lý bất ổn : Bạn lo lắng, stress, căng thẳng, mệt mỏi sẽ làm việc thụ thai diễn ra khó khăn hơn.
- Không nên bồi bổ quá mức gây tăng cân nhiều trước khi mang thai, bởi việc này có thể dẫn tới nguy cơ mắc tiểu đường, cao huyết áp trong thai kỳ.
3. Những trường hợp chuẩn bị mang thai
3.1 Chuẩn bị mang thai lần đầu
Chuẩn bị cho mang thai lần đầu là điều vô cùng cần thiết. Vì là lần đầu tiên, chưa có kinh nghiêm nên các cặp vợ chồng nên tìm hiểu nhiều thông tin kỹ lưỡng, để có thể chuẩn bị sẵn sàng cho lần đầu mang thai của vợ. Những điều dưới đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều tông tin bổ ích đó.
- Không giảm cân trước khi bước vào quá trình mang thai.
- Tạo cho mình một thói quen ăn uống khoa học
- Chuẩn bị tâm lý cho chính mình: Có con là một việc hệ trọng trong cuộc đời mỗi người, vợ chồng bạn đã sẵn sàng đón nhận việc có con.
- Hãy đi du lịch: Tranh thủ thời gian khi chưa có thai để đi du lịch và vui chơi. Đay là thời điểm bạn không bị vướng bận con cái.
- Cẩn thận khi sử dụng thuốc: Trong thời gian chuẩn bị mang thai bạn nên thận trong khi sử dụng thuốc, tránh tùy tiện sử dụng làm ảnh hưởng cho mẹ và bé sau này.
- Chú ý vệ sinh răng miệng: Phải vệ sinh răng miệng thật kỹ để tránh gây bệnh cho bé sau này.
- Tập thể dục thường xuyên giúp bạn thoải mái, giảm bớt sự mệt mỏi, đau nhức khi bắt đầu mang thai.
- Chuẩn bị tài chính: Có một nguồn kinh tế nhất định để có thể mang thai và sinh em bé.
- Tìm hiểu thông tin về phụ sản, bệnh viên, kiến thức về mang thai, sinh con, nuôi dạy con,…
- Tránh các chất độc hại, chất kích thích gây ảnh hưởng cho mẹ và bé.
- Tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai.
3.2 Chuẩn bị sinh con lần 2
- Quá trình chuẩn bị sinh con lần 2 cũng gần giống như lần 1. Nhưng lần 2, bạn sẽ có kinh nghiệm hơn trong việc mang thai, sinh con và nuôi dạy con.
- Cần chuẩn bị tâm lý là bố mẹ một con; bạn phải dành thời gian chăm sóc cho con, cho gia đình nhiều hơn nữa; thời gian cho bản thân sẽ không có nhiều như lần mang thai đầu.
- Nói chuyện với chồng: Việc chuẩn bị để có bầu lần 2 , cần được thống nhất giữa 2 vợ chồng. Cả 2 đều thoải mái và sẵn sàng để chào đón đứa con thứ 2 của mình.
- Xác Định thời gian mang thai: Thời điểm tốt nhất để mẹ mang bầu lần 2 là từ 3-5 năm sau khi em bé thứ nhất chào đời ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như: nứt cổ tử cung, sinh non, băng huyết sau sinh, vết mổ bị nhiễm trùng,…
- Kiểm tra sức khỏe: Trước khi mang bầu lần 2, bạn nên đi khám tiền sản để nắm được tình hình sức khỏe của mình.
- Tiêm phòng: Nếu lần đầu bạn tiêm rồi thì không cần phải tiêm lại nhưng nên tiêm thêm vắc xin cúm.
- Duy trì chế độ tập luyện thể thao, bạn sẽ kinh nghiệm được vai trò của tập luyện thể dục tốt cho việc mang thai như thế nào ở lần sinh trước.
- Chuẩn bị tài chính: Mang thai và sinh con lần 2 tức là gánh nặng về tài chính tăng lên gấp đôi. Bạn phải có tài chính đầy đủ để chăm lo tốt cho 2 đứa con của mình.
- Chuẩn bị tâm lý cho trẻ đầu về việc con sẽ có em trong tương lai. Tùy vào độ tuổi của trẻ, mà bạn có cách giúp con chuẩn bị cho phù hợp và hiệu quả.
3.3 Chuẩn bị để mang thai con trai, con gái
Chuẩn bị mang thai, các cặp vợ chồng cần chẩn bị mọi thứ từ vật chất, tâm lý, chế độ ăn uống,… Nhưng để sinh con theo giới tính mong muốn, bạn cần tham khảo thêm một số bí quyết dưới đây:
Cơ thể chúng ta, mỗi tế bào bình thường chứa 23 cặp NST. Hai mươi hai cặp gọi là nhiễm sắc thể thường (autosome), trông giống hệt nhau ở cả nam và nữ. Cặp thứ hai mươi ba gọi là nhiễm sắc thể giới tính (sex chromosomes), khác nhau ở nam và nữ. Phụ nữ có hai bản sao của nhiễm sắc thể X, trong khi đàn ông có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y.
3.3.1 Mang thai con trai
- Quan hệ vào đúng ngày trứng rụng để tinh trùng Y có cơ hội gặp được trứng và tạo thành phôi thai mang nhiễm sắc thể XY ( con trai ) vì tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y nhỏ hơn, ngắn hơn, bơi lội nhanh hơn so với tinh trùng mang nhiễm sắc thể X và hoạt động rất tốt trong môi trường kiềm.
- Đảm bảo chất lượng tinh trùng, sức khỏe của bố phải mạnh khỏe.
- Trong khi giao hợp cần xuất tinh sâu trong âm đạo, khi đó “anh chàng tân binh” sẽ tiếp cận nhanh với trứng để sinh con trai theo ý muốn.
- Tránh chế độ dinh dưỡng giàu calcium, ít muối và potassium nếu muốn sinh con trai và phải duy trì 6 tuần mới có hiệu quả.
- Nên ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều sodium và potassium, chất này có trong xúc xích, lạp xưởng, chuối, cam, dưa hấu,…
3.3.2 Mang thai con gái
- Quan hệ trước ngày rụng trứng khoảng 2 – 3 ngày. Thời điểm này tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y đã chết hết chỉ còn tinh trùng mang nhiễm sắc thể X sẽ kết hợp với trứng tạo thành phôi thai mang nhiễm sắc thể XX. Từ đó bạn sẽ có ngay một cô công chúa như ý muốn.
- Theo dõi quá trình rụng trứng của bạn để biết thời điểm nào trứng rụng.
- Ăn những thức ăn giúp tăng nồng độ acid của âm đạo như rau xanh, thịt, đồ ngọt, bắp…
- Ăn thực phẩm giàu canxi, magie như: Vừng, đậu tương, đậu xanh, sữa,…
- Kiểm tra môi trường âm đạo của người phụ nữ thường chứa nhiều chất axit hơn và việc này giúp bạn mang thai con gái.
- Hạn chế tối đa muối, nước mắm, caffein, rượu, bia, thuốc lá, nước có ga và các thực phẩm không tốt khác.
3.3.3 Mang thai theo giới tính thông qua kĩ thuật MicroSort
Là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản giúp cho việc phân tích tinh trùng, trứng. Đây là phương pháp tách tinh trùng mang nhiễm sắc thể X, tách tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y nhờ máy quay ly tâm. Một khi tinh trùng được phân chia, mẫu vật được đưa trở lại buồng tử cung của mẹ thông qua các phương pháp nhân tạo như thụ tinh trong ống nghiệm. Các cặp vợ chồng muốn sinh con trai hay con gái thì cứ việc tách tính trùng X và Y để thụ tinh là được.
3.4 Chuẩn bị mang thai sau thai lưu
- Thai lưu là trường hợp trứng đã thụ tinh và làm tổ được trong tử cung, nhưng không phát triển được thành thai nhi, bị chết và lưu lại trong tử cung trên 48 giờ. Thai lưu dễ xảy ra nhất ở 3 tháng đầu nhưng không loại trừ đến tháng thứ 9. Có nhiều cách xử trí thai chết lưu như phương pháp hút thai, nạo gắp thai, nong cổ tử cung, gây sảy thai, gây chuyển dạ tùy theo tuổi thai. Ngoài ra, một số trường hợp phải dùng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị rối loạn đông máu nếu cần thiết. Thời gian thích hợp để mang thai sau trở lại sau thai lưu là từ 3 – 6 tháng, khi đó tử cung và các bộ phận trong cơ quan sinh sản đã tái tạo lại như lúc đầu.
- Hai vợ chồng nên đi khám để xác định chắc chắn nguyên nhân gây ra thai chết lưu. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp để hạn chế nguy cơ trong lần mang thai tiếp theo.
- Cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung đầy đủ các nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ nên ăn nhiều rau và trái cây sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Mẹ cũng cần hấp thụ cho cơ thể khoảng 400 mg axit folic để quá trình mang thai lần tiếp theo an toàn hơn.
- Bỏ hút thuốc, uống rượu, bia, cafe,…Tập thể dục hàng ngày, uống nước sinh tố hay tham gia những trò chơi lành mạnh.
- Tinh thần ổn định, thoải mái, không bị lo lắng, mệt mỏi sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.
Một số xét nghiệm như sau trước khi chuẩn bị mang thai :
- Xét nghiệm nhiễm sắc đồ để phát hiện những bất thường về di truyền ở hai vợ chồng.
- Xét nghiệm máu đề kiểm tra nội tiết, xem có xảy ra trường hợp kháng phospholipid không (một trong những nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu).
- Siêu âm ổ bụng để kiểm tra các bộ phận trong cơ quan sinh sản có dị dạng hay bất thường gì không.
- Khám nội khoa và các chức năng của tim, gan, thận, phổi,..
- Xét nghiệm tinh dịch đồ để xem xét chất lượng tinh trùng nếu người chồng trên 40 tuổi
- Kiểm tra yếu tố Rh trong máu để xử lý kịp thời các trường hợp bất đồng nhóm máu mẹ con.
3.5 Chuẩn bị mang thai tuổi 40
- Vì hiện nay, phụ nữ thường mang thai và sinh con ngày càng muộn trở nên phổ biến. Vì vậy, cần biết rằng, ở độ tuổi 40 khả năng mang thai của bạn sẽ khó khăn hơn so với các mẹ trẻ tuổi hơn, do số lượng trứng của phụ nữ đã giảm đáng kể theo độ tuổi, và trứng dễ bị khiếm khuyết nhiễm sắc thể, làm tăng nguy cơ sảy thai và dị tật bẩm sinh. Vì vậy bạn cần chuẩn bị mang thai thật tốt nếu muốn có con theo ý muốn ở độ tuổi này.
- Hãy thảo luận về các nguy cơ sức khỏe liên quan trong quá trình mang thai sẽ tăng lên theo độ tuổi của bạn với bác sĩ cũng như xem bạn có thể làm gì để hạn chế chúng.
- Bạn cần được xét nghiệm tế bào cổ tử cung cũng như xương chậu. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé khi mang thai ở độ tuổi này.
- Khi chuẩn bị mang thai ở tuổi 40, bạn cần nhờ đến sự hỗ trợ từ các bác sỹ chuyên khoa có kinh nghiệm. Khi có thai, bạn cần phải có một chế độ theo dõi, chăm sóc sức khỏe thai kỳ vô cùng nghiêm ngặt.
- Hạn chế những lo âu, mệt mỏi vì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh và tập luyện thể dục đảm bảo sức khỏe.
- Bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của mình cũng như hạn chế tối đa những dị tật không mong muốn ở trẻ sau khi sinh.
- Hãy cố gắng thụ thai tự nhiên bằng cách quan hệ tình dục thường xuyên không dùng biện pháp tránh thai trong 6 tháng trước khi nhờ đến chuyên gia hỗ trợ sinh sản.
- Cân nhắc kế hoạch sinh nở cụ thể với bác sĩ và tính đến khả năng sinh mổ trong kế hoạch này.
4. Những lưu ý khi chuẩn bị mang thai
- Chú ý đến tuổi tác và sức khỏe: Nữ giới ở độ tuổi 20 đến 30 là thời điểm sinh con hợp lý nhất, nam giới từ 20 đến 40 là thời điểm lý tưởng cho việc sinh con. Thường là trước khi sinh, cha mẹ xem con mình sinh ra vào tuổi nào là phù hợp nhất, giúp gia đình phát triển tốt nhất. Các bài toán phong thủy cũng giúp bạn lên kế hoạch sinh, khoảng cách giữa các đứa con như thế nào là hợp lý.
- Thời điểm sinh con là Thời điểm bạn chuẩn bị tốt nhất và sắp xếp ổn thỏa công việc và sẵn sàng để có con.
- Khi sinh một đứa trẻ, các cặp vợ chồng cần chuẩn bị các chi phí như: Chi phí trong quá trình sinh nở, chi phí cho dinh dưỡng mẹ và bé, chi phí chăm sóc và nuôi nấng bé phát triển,…
- Những người có thể giúp đỡ bạn khi mang thai và sinh con: Hỗ trợ tài chính và chăm sóc từ phía 2 bên nội ngoại, các yếu tố khi con sinh ra và những điều kiện chăm sóc, đưa đón con đi học,…
- Các mẹ đang có ý định mang thai cần tập thể dục mỗi ngày 30 phút để cải thiện sức khỏe,.
- Điều chỉnh lại giấc ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến việc rụng trứng, làm sức khỏe và tinh thần mệt mỏi.
- Không nên uống thuốc kháng sinh: Có thể gây ra quái thai, dị tật bẩm sinh.
- Đừng chủ quan với tiêm ngừa.
- Hạn chế dược mỹ phẩm vòi nó có tác dụng phụ làm đến buồng trứng hay chất lượng tinh trùng hoặc ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.
- Tránh xa các loại thức ăn không hợp vệ sinh.
- Tìm hiểu một số dịch vụ chăm sóc bầu uy tín.
>>>>>Xem thêm: Ốm nghén bị ho: Nguyên nhân và những điều mẹ bầu cần lưu ý
Có thể thấy rằng, chuẩn bị mang thai không đơn giản nhưng cũng không phải quá phức tạp. Mọi cặp vợ chồng đều có thể thực hiện tốt điều này vì mọi bước chuẩn bị gần như đều nằm trong tay, khả năng của cả 2 người. Một thai kỳ được chuẩn bị kỹ càng bao nhiêu thì việc thụ thai, mang thai của các bạn sẽ diễn ra suôn sẻ bấy nhiêu. Cũng như, khi con bạn được chuẩn bị tốt nhất từ trong “trứng nước”, thì chắc chắn khi con ra đời và lớn lên, con đã có một nền tảng vững chắc, để trở thành một đứa trẻ thật khỏe mạnh, thông minh, xinh đẹp. Blogtretho.edu.vn rất hy vọng, những chia sẻ về việc chuẩn bị mang thai trên đây, sẽ giúp các bạn có sự chuẩn bị chu đáo nhất và luôn trong tư thế sẵn sàng để chào đón đứa con yêu của mình.
Chi Lê tổng hợp