Các bác sĩ sản khoa khuyên chị em phụ nữ nên tiêm ngừa trước khi mang thai để đảm bảo bé sinh ra an toàn, khỏe mạnh. Phụ nữ khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường vì thế nguy cơ nhiễm bệnh cũng vì vậy mà tăng lên. Tiêm ngừa là cách tốt nhất để tránh khỏi những nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Bạn đang đọc: Tiêm ngừa trước khi mang thai và những lưu ý chị em bắt buộc phải biết
Khi mang thai sức đề kháng của phụ nữ rất yếu, hệ thống miễn dịch ở cơ thể kém nên nguy cơ nhiễm bệnh, nhiễm khuẩn sẽ tăng cao. Vì vậy, trước khi mang thai chị em chúng ta cần tiêm ngừa một số loại vắc xin để đảm bảo sức khỏe của mẹ và cả thai nhi nhé.
Contents
1. Thời điểm cần tiêm ngừa trước khi mang thai
Đối với tùy loại tiêm ngừa mà các chị cần chuẩn bị thời gian tiêm trước khi mang thai. Trung bình sẽ rơi vào tầm 1 đến 7 tháng cho việc chuẩn bị này.
Hai loại vắc xin cần tiêm trong thời gian dài nhất là tiêm ngừa ngừa ung thư cổ tử cung và viêm gan siêu vi B.
Tùy theo thể trạng và tư vấn của bác sĩ, các chị có thể chọn cho mình loại tiêm ngừa phù hợp với mong muốn.
2. Các loại tiêm ngừa cần thực hiện trước khi mang thai
Thực tế, có rất nhiều loại tiêm ngừa cần phòng chống trước khi mang thai, nhưng có một số vắc xin thực sự cần thiết cho các chị em như vắc xin ngừa sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, viêm gan siêu vi B và cúm được khuyến cáo hơn hết.
2.1 Mũi 3 trong 1 Sởi – Quai bị – Rubella (MMR)
Theo khảo sát cho thấy, mắc phải những bệnh này sẽ gây ra di chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Trước đây, tiêm ngừa cho các bệnh này được tách riêng lẻ, nhưng những năm trở lại, các bệnh viện đã có thêm mũi tiêm 3 trong 1 để tiện hơn cho các chị em mình.
Mũi tiêm này các chị nên tiêm ít nhất 3 tháng và tuyệt đối không nên tiêm trong thời kì mang thai vì có thể dẫn đến nhiều di chứng nghiêm trọng cho bé. Trong thực tế, có nhiều trẻ sinh ra trong khi mẹ tiêm đã tiêm MMR trong thời kì mang thai nhưng vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Song, điều này hoàn toàn không được các bác sĩ khuyến cáo.
Ngoài ra, các bạn có thể tách rời 3 loại bệnh thành từng mũi tiêm ngừa riêng lẻ nếu cảm thấy không cần thiết phải tiêm MMR.
- Sởi: Phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi dễ khiến thai nhi bị dị dạng cao hoặc gặp các biến chứng sản khoa như sẩy thai, sinh non, thai chết lưu.
- Quai bị: Nguy cơ thai nhi bị dị tật cao nhất nếu mẹ bầu mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Phụ nữ bị quai bị dễ nhiễm khuẩn buồng trứng khiến các tế bào trứng bị phá hủy khiến chị em khó thụ thai, thậm chí là vô sinh.
- Rubella (bệnh sởi Đức): Virus gây bệnh có thể ảnh hưởng lên não, tim, tai và mắt của thai nhi gây dị tật nghiêm trọng nếu thai phụ mắc bệnh trong giai đoạn đầu mới mang thai.
2.2 Mũi chích ngừa thủy đậu
Khi còn nhỏ, chúng ta thường được chích ngừa thủy đậu, nhưng trước khi mang thai, các chị em vẫn nên kiểm tra và tiêm thêm để đảm bảo an toàn cho bé. Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu trong thời gian đầu thai kì, trẻ sinh ra dễ bị khuyết tật.
2.3 Tiêm phòng viêm gan siêu vi B
Virus gây bệnh viêm gan B có thể lây truyền qua đường máu và dịch cơ thể nên khả năng mắc bệnh cao khi chị em có sự tiếp xúc với người bệnh.
Loại tiêm ngừa này có nhiều lịch tiêm để các chị em có thể lựa chọn, thường sẽ được tiêm trong vòng 3 đến 7 tháng. Nhưng bác sĩ khuyến cáo các mẹ nên chọn lịch tiêm 0 – 1 – 6, tuy chậm nhưng đạt hiệu quả tối ưu nhé.
2.4 Chích ngừa cúm
Cúm là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp nhất ở bà bầu. Bệnh cảm cúm dễ điều trị nhưng mẹ bầu mắc cúm lại gây ra hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là mắc vào 3 tháng đầu thai kỳ .
Vắc-xin cúm được đặc chế từ các virus đã chết nên an toàn với phụ nữ mang thai. Vắc-xin phòng cúm chỉ có hiệu lực trong vòng 12 tháng, do vậy nếu bạn chưa kịp thời tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng hết hạn thì vẫn có thể chích ngừa cúm trong khi mang thai.
Tìm hiểu thêm: Những thú vị xoay quanh sự ra đời của chiếc que thử thai
2.5 Viêm gan siêu vi A
Viêm gan siêu vi A không ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi nhưng nguy hiểm cho bà mẹ nên vẫn khuyến cáo các mẹ tiêm ngừa.
2.6 Tiêm ngừa chống ung thư cổ tử cung
Tiêm ngừa này chỉ áp dụng cho các chị em dưới 26 tuổi và chia theo các đợt sau đây:
Mũi tiêm HPV thực hiện 3 mũi:
- Mũi 1: nữ giới trong độ tuổi từ 11 đến 26.
- Mũi 2: 1-2 tháng sau khi tiêm mũi 1.
- Mũi 3: 6 tháng sau khi tiêm mũi 1.
3. Những lưu ý khi tiêm ngừa trước khi mang thai
Cần tìm hiểu kỹ các thông tin về thời gian quy định cho từng loại vắc xin, tránh thai an toàn trong các khoảng thời gian đó. Nếu bị vỡ kế hoạch, cần lập tức tham khảo và nhận sự tư vấn từ bác sỹ.
Tiêm phòng ngay khi có thể, không nên để đợi đến lúc chuẩn bị mang thai mới đi tiêm phòng.
Khi đang bị các triệu chứng cảm, sốt, các bệnh về khớp, thận,… thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định tiêm ngừa.
Theo dõi cơ thể từ 24 – 48 giờ sau khi tiêm để đề phòng các biến chứng, sốc thuốc,… có thể xảy ra.
>>>>>Xem thêm: Vì sao có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch?
Việc tiêm ngừa trước khi mang thai là hành động bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi sau này. Ngoài ra để đảm bảo mang lại một cơ thể khỏe mạnh, chị em nên lên cho mình chế độ dinh dưỡng thật hợp lý và đầy đủ chất. Tùy thể trạng cơ thể mà các bạn có thể chọn lựa cho mình một vắc xin phù hợp, đừng để “nước tới chân mới nhảy” nhé chị em.
Thư Võ tổng hợp