Khám tổng quát trước khi mang thai bao gồm những gì?

Rate this post

Khám tổng quát trước khi mang thai là điều cần thiết để chuẩn bị mang thai. Việc này không chỉ đảm bảo em bé sinh ra được khỏe mạnh, mà còn giúp lường trước những vấn đề không may có thể xảy ra trong thai kì và di chứng đối với em bé sau này.

Bạn đang đọc: Khám tổng quát trước khi mang thai bao gồm những gì?

Sức khỏe bố mẹ có tốt thì em bé mới có thể khỏe mạnh, cứng cáp. Vì thế, việc khám tiền sản sẽ giúp các bạn biết được những nguy cơ của cơ thể có thể ảnh hưởng đến thai nhi như sảy thai, thai lưu, sinh non và các bệnh bẩm sinh của thai nhi. Vậy khám tổng quát trước khi mang thai vợ chồng cần khám những gì và như thế nào, mời bạn cùng Blogtretho.edu.vn điểm qua nội dung cụ thể sau đây. 

Khám tổng quát trước khi mang thai bao gồm những gì?

1. Kiểm tra tổng quát các cơ quan 

Khám tổng quát trước khi mang thai bao gồm việc kiểm tra tổng quát các cơ quan như tim, gan, phổi… để biết được các bất thường của cơ thể. Thông qua đó có những cách xử lý kịp thời để không ảnh hưởng đến thai nhi. 

2. Xét nghiệm máu

Đây là bước quan trọng đối với các cặp đôi chuẩn bị mang thai, để biết nhóm máu của vợ chồng, đồng thời giúp xác định xem người phụ nữ có nguy cơ bị thiếu máu không. Vì thiếu máu là nguyên nhân chính gây nên những dị tật ở thai nhi như mù, câm, điếc, sinh non hoặc sẩy thai. Nhờ xét nghiệm máu, có thể biết tình trạng của những chị em thiếu máu, để có phương án ăn uống bổ sung sắt thường xuyên, nhằm bảo vệ cơ thể và thai nhi.

Trước khi mang thai người phụ nữ cũng cần làm xét nghiệm sinh hóa để xem lượng đường huyết trong máu có ổn định hay là có nguy cơ mắc tiểu đường, hay các chức năng của thận hay không. Đồng thời nên làm xét nghiệm xác định yếu tố Rh đề phòng việc bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, thông qua việc xét nghiệm này sẽ biết được khả năng sẩy thai và sinh non.

Đồng thời các cặp đôi nên làm xét nghiệm tầm soát viêm gan siêu vi B, HIV và các bệnh về di truyền có thể lây cho thai nhi.

Khám tổng quát trước khi mang thai bao gồm những gì?

3. Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện những vấn đề về đường tiết niệu và các bệnh đường tình dục. Biết được các dấu hiệu bất thường của nước tiểu như vi khuẩn, đường, đạm, máu sẽ giúp đưa ra những giải pháp xử lý sớm trước khi mang thai . 

Đồng thời thông qua việc xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu sẽ giúp chị em biết được những vấn đề về thận.

4. Khám dinh dưỡng trước khi mang thai

Việc kiểm tra dinh dưỡng của người phụ nữ sẽ giúp hạn chế những nguy cơ có thể mắc phải trong thai kì.

Việc thừa cân hay thiếu cân đều nguy hiểm như nhau, nếu thừa cân có thể dẫn tới nguy cơ thừa cholesterol, huyết áp cao dẫn đến sản giật. 

Nếu người mẹ bị thiếu cân nguy cơ sảy thai, con nhẹ cân cao nên các cặp đôi đang mong con nên lên kế hoạch cân bằng hoặc bổ sung dinh dưỡng để có thể sinh con khỏe mạnh.

Tìm hiểu thêm: Ốm nghén tuần thứ 8 và sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu đáng chú ý

Khám tổng quát trước khi mang thai bao gồm những gì?

5. Kiểm tra nhiễm sắc thể

Nhiễm sắc thể của bố mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của thai nhi, cho nên,  trước khi mang thai, vợ chồng nên kiểm tra nhiễm sắc thể, xem thử nguy cơ mắc bệnh về di truyền khi sinh con là bao nhiêu. 

Đồng thời bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng di truyền của cả hai vợ chồng, để đưa ra những phán đoán về tình trạng di truyền cho đời sau, khi đã có kết quả kiểm tra nhiễm sắc thể.

Khám tổng quát trước khi mang thai bao gồm những gì?

6. Siêu âm ổ bụng trước khi mang thai

Siêu âm ổ bụng là một phần không thể thiếu khi khám sức khỏe trước khi mang thai, đây là biện pháp chính xác nhất giúp cho bác sĩ nhận biết được những dấu hiệu bất thường như u nang buồng trứng, đa nang buồng trứng, u xơ… từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời.

7. Kiểm tra các bệnh lý ở âm đạo

Các bệnh lý ở âm đạo như viêm, nhiễm trùng roi, nấm… sẽ gây ra những tổn thương nhất định đối với tử cung dẫn đến nguy cơ khó thụ thai hoặc nhiễm khuẩn màng ối, sảy thai….

Chị em phụ nữ nên khám âm đạo định kì 6 tháng mỗi năm hoặc nên đi khám ngay khi phát hiện những biểu hiện lạ của âm đạo để có biện pháp kịp thời.

8. Kiểm tra tuyến giáp ở phụ nữ

Nếu người mẹ bị suy giảm chức năng tuyến giáp trong quá trình mang thai, sẽ dễ dẫn đến việc sinh con kém thông minh và chậm phát triển.

Những bệnh lý về tuyến giáp thường không có biểu hiện cụ thể nên khó nhận biết khiến chị em dễ dàng bỏ qua. Nên trước khi mang thai người phụ nữ nên kiểm tra tuyến giáp sớm để được điều trị kịp thời.

Khám tổng quát trước khi mang thai bao gồm những gì?

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng phần mềm tính ngày rụng trứng cho bạn gái

Các cặp đôi cần khám tổng quát trước khi mang thai để có thể chuẩn bị kĩ lưỡng nhất cho một thai kỳ khỏe mạnh. Đồng thời, nhờ khám tổng quát sẽ có biện pháp can thiệp kịp thời trước khi xảy ra những vấn đề đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình mang thai. Hãy “hành động” ngay bây giờ, để bảo vệ sức khỏe cho vợ chồng bạn và cả những đứa con sau này nhé.

Nguyễn Hợp tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *