Thụ tinh trong ống nghiệm có nguy hiểm không, có biến chứng gì không?

Rate this post

Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm có nguy hiểm không? Câu hỏi này hầu như đều được đặt ra, đối với những cặp vợ chồng hiếm muộn đang tìm đến các phương pháp thụ tinh nhân tạo để sinh con. Mặc dù là một phương pháp điều trị hiếm muộn phổ biến, thế nhưng thụ tinh trong ống nghiệm cũng không hẳn là sự lựa chọn dễ dàng, nhất là đối với những cặp vợ chồng chưa có nhiều cơ hội để hiểu rõ và kỹ về phương pháp này. 

Bạn đang đọc: Thụ tinh trong ống nghiệm có nguy hiểm không, có biến chứng gì không?

Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được cho là có tỉ lệ thành công từ 30-40%. Song bên cạnh những thành công của phương pháp này, vẫn tồn tại những nguy cơ rủi ro không hề nhỏ. Hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu thêm những thông tin dưới đây, để bạn có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Thụ tinh trong ống nghiệm có nguy hiểm không, có biến chứng gì không?

1. Thụ tinh trong ống nghiệm là gì

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp thụ tinh nhân tạo trong đó, trứng và tinh trùng được thụ tinh bên ngoài cơ thể người mẹ. Trứng được thụ tinh sẽ tiếp tục phát triển thêm một thời gian ngắn trước khi được cấy vào niêm mạc tử cung.

Trong phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, ICSI hay kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng sẽ được áp dụng, khi các kỹ thuật khác không hiệu quả. Áp dụng theo biện pháp này, tinh trùng sẽ được bơm qua bào tương của trứng để hỗ trợ quá trình thụ tinh thành công. Đa số các trường hợp áp dụng ICSI thường là khi tinh trùng không thể thụ tinh trứng, dù đã được tiếp xúc rất gần nhờ các kỹ thuật thụ tinh nhân tạo khác.

2. Thụ tinh trong ống nghiệm có nguy hiểm không

Thụ tinh trong ống nghiệm có giá thành tương đối khá cao, chỉ phù hợp cho một số ít cặp vợ chồng. Nhưng bạn đừng nghĩ với giá thành cao thì nó sẽ đem lại kết quả đáng mong đợi, hay hạn chế được những rủi ro, bởi phương pháp này cũng mang lại nhiều nguy cơ, trong đó có nguy cơ trẻ sinh ra chậm phát triển về trí tuệ. Đó chính là kết quả nghiên cứu của Thụy Điển từng được đăng trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ.

Cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau khi những người có tinh trùng yếu được điều trị bằng kỹ thuật ICSI, nguy cơ trẻ con sinh ra có chỉ số IQ chỉ ở mức dưới 70, đồng thời tỷ lệ tự kỷ tăng lên đến 51%.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy các phương pháp điều trị vô sinh nam có thể làm tăng nguy cơ rối loạn phát triển ở thế hệ con cái.

Lý giải về hiện tượng này, các nhà khoa học đã trải qua nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau và đã đưa ra kết luận là, vì tinh trùng có thể đã bị tổn thương trong quá trình trích xuất và tiêm trực tiếp vào trứng.

Nhưng cũng có một số nhà khoa học khác lại bác bỏ luận điểm trên. Họ cam kết rằng ICSI là một giải pháp an toàn cho các cặp vợ chồng mong muốn có con.

Thụ tinh trong ống nghiệm có nguy hiểm không, có biến chứng gì không?

3. Các biến chứng dễ gặp khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm

Mặc dù thụ tinh nhân tạo nói chung, phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm với kỹ thuật ICSI nói riêng dù được xem là giải pháp an toàn, nhưng vẫn có thể xuất hiện các biến chứng như:

3.1 Đa thai

Để gia tăng xác suất mang thai, có thể nhiều hơn một trứng đã thụ tinh (phôi thai) được cấy vào niêm mạc tử cung người nữ. Điều này dễ dẫn đến việc mang nhiều thai cùng lúc. Và hiện tượng đa thai có thể sẽ khiến sức khỏe của mẹ lẫn con đều không được đảm bảo, thậm chí có trường hợp sinh non, chết non,…

3.2 Nguy cơ mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là khi phôi thai bám ở bên ngoài tử cung, hiện tượng này thường gặp ở các phụ nữ có vấn đề về ống dẫn trứng. Trong trường hợp mang thai ngoài tử cung, thai nhi sẽ không thể sống sót và người mẹ cũng gặp nguy hiểm.

3.3 Di truyền rối loạn gene 

Với các trường hợp áp dụng kỹ thuật ICSI, rối loạn gene dẫn đến vô sinh, hiếm muộn ở người cha có thể di truyền sang con trai, nếu không có sự sàng lọc rối loạn vê gene trước khi tiến hành kỹ thuật này. 

3.4 Biến chứng tiềm ẩn ở trẻ

Dù chưa có kết luận chắc chắn, song cũng đã có những nghiên cứu cho rằng, kỹ thuật ICSI cũng có thể làm tăng tỷ lệ mắc một vài khuyết tật bẩm sinh ở trẻ sau khi sinh như hội chứng Angelman, hoặc lỗ tiểu đóng thấp. 

Tìm hiểu thêm: Những thói quen hằng ngày dẫn tới nguy cơ vô sinh ở nữ giới cao

Thụ tinh trong ống nghiệm có nguy hiểm không, có biến chứng gì không?

3.5 Hội chứng quá kích buồng trứng

Tình trạng đáp ứng quá mức của buồng trứng với thuốc kích thích là một trong những nguy cơ thường gặp nhất của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang là một trong những đối tượng dễ bị quá kích buồng trứng.

Trong trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao, chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm có thể tạm ngưng (không tiêm hCG và không chọc hút trứng). Trong những chu kỳ tiếp theo, bệnh nhân có thể được giảm liều kích thích hoặc được theo dõi sát hơn.

Quá trình kích buồng trứng còn có thể xuất hiện ở giai đoạn muộn, khi người phụ nữ có thai, do hCG được tiết ra từ thai nhi. Để dự phòng tình trạng này, phôi hình thành sẽ không được chuyển vào chu kỳ đó mà được trữ lạnh và chuyển lại vào tử cung trong các chu kỳ tiếp theo.

Thụ tinh trong ống nghiệm có nguy hiểm không, có biến chứng gì không?

>>>>>Xem thêm: Mấy tuần thì có phôi thai và điều quan trọng liên quan mẹ bầu nên biết

3.6 Rủi ro sinh non và em bé sinh ra nhẹ cân

Dù không hẳn được xem là biến chứng, song rủi ro sinh non hay tình trạng em bé sinh ra bị nhẹ cân cũng là 2 lưu ý về kết quả không thể không nhắc đến, khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa chắc chắn rủi ro này hay tình trạng em bé sinh ra bị nhẹ cân có nguyên nhân do quá trình điều trị vô sinh bằng thụ tinh trong ống nghiệm, hay do các yếu tố dẫn đến vô sinh hiếm muộn. 

Như vậy, tìm hiểu trước về việc thụ tinh trong ống nghiệm có nguy hiểm không hay có những biến chứng có thể có cũng là điều khá cần thiết. Những thông tin kiến thức này, cùng với sự tư vấn kỹ lưỡng của các bác sỹ chuyên khoa sẽ là hành trang không thể thiếu cho các đôi vợ chồng hiếm muộn, trong hành trình đi tìm gặp con yêu của mình. 

Thảo Nguyên tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *