Đa số các chị em thường nhầm lẫn giữa dấu hiệu mang thai sớm với hội chứng tiền kinh nguyệt. Vì quá trình thụ thai diễn ra sau ngày rụng trứng, tức là gần với chu kỳ nguyệt san nên đôi lúc các chị em không để ý. Điều này dẫn đến việc không chăm sóc thai nhi kịp thời từ những ngày đầu thai kỳ, hoặc sử dụng các loại thuốc gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy, có cách nào để phân biệt giữa hai trường hợp này?
Bạn đang đọc: Dấu hiệu mang thai sớm khác gì so với hội chứng tiền kinh nguyệt?
Contents
1. Hội chứng tiền kinh nguyệt
1.1 Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì
Hội chứng tiền kinh nguyệt là sự kết hợp giữa những rối loạn về thể chất, cảm xúc, tâm lý mà một số chị em gặp sau khi rụng trứng cho đến giai đoạn tiếp theo tức là kinh nguyệt. Các hội chứng này xuất hiện sau khi trứng rụng từ 7 – 8 ngày và kéo dài đến ngày kinh nguyệt.
Theo nghiên cứu, có khoảng 85% người có ít nhất 1 trong những triệu chứng tiền kinh nguyệt, hầu hết các chị em chỉ có những triệu chứng nhẹ, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên có khoảng 3 – 5% người có những biểu hiện nặng, cần điều trị.
Hội chứng tiền kinh nguyệt rất phổ biến, những người có hội chứng này đa số đều có tiền sử trầm cảm nặng hoặc nhẹ, có ít nhất 1 đứa trẻ, mắc chứng rối loạn tâm lý hoặc trầm cảm sau sinh. Hội chứng này là khác nhau đối với mỗi người.
1.2 Nguyên nhân gây hội chứng tiền kinh nguyệt
Không có nghiên cứu nào cụ thể về nguyên nhân chính xác gây nên hội chứng tiền kinh nguyệt, có những giả thiết cho rằng những thay đổi thường xuyên trong nội tiết tố khiến cho hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, gây nên những hội chứng tiền kinh nguyệt.
Những nguyên nhân thông dụng gây nên hội chứng tiền kinh nguyệt là:
- Stress
- Hút thuốc lá
- Phiền muộn
- Thiếu ngủ
- Không tập thể dục
- Thiếu vitamin và khoáng chất
- Dư luợng muối, đường và thịt đỏ
- Tiêu thụ quá nhiều rượu và caffeine
- Một số bệnh trạng, như hen suyễn, dị ứng, có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi kinh nguyệt xảy ra.
2. Những dấu hiệu có thai sớm dễ bị nhầm lẫn với hội chứng tiền kinh nguyệt
Vì thời điểm xuất hiện của dấu hiệu mang thai sớm và hội chứng tiền kinh nguyệt gần nhau nên việc nhầm lẫn là khó tránh khỏi. Vậy những dấu hiệu nào dễ bị nhầm nhất?
Đau lưng: Một số chị em sẽ bị đau lưng khi sắp tới chu kỳ kinh nguyệt, và khi mang thai.
Đau đầu: Hiện tượng đau đầu hoặc đau nửa đầu rất phổ biến cả trong thời gian mang thai lẫn trước kỳ kinh.
Táo bón : Hormone Progesterone dẫn đến các vấn đề về tiêu hoá như táo bón, nồng độ hormone này tăng cao hơn sau khi trứng rụng. Ngoài ra, hormone thay đổi trong quá trình mang thai cũng gây nên hiện tượng này.
Núm vú sưng tấy: Núm vú và ngực sẽ bị đau, sưng to lên trước khi xuất hiện kinh nguyệt và trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Đi tiểu nhiều: Bạn có thể thường xuyên mắc tiểu khi bạn sắp có kinh nguyệt và trong thời kỳ đầu mang thai.
Thay đổi về tâm trạng: Khó chịu, trầm cảm, lo lắng, khóc lóc và thay đổi tâm trạng đều thường xuyên xảy ra trước kỳ kinh và trong thời kỳ mang thai.
Tìm hiểu thêm: Cập nhật về Zika: CDC cảnh báo mang thai sau khi đã phơi nhiễm là quá muộn
Những dấu hiệu mang thai sớm thường bị các chị em bỏ qua vì có biểu hiện giống như hội chứng tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên, chúng không hoàn toàn giống nhau về mọi mặt và các chị em vẫn có thể phân biệt.
3. Sự khác biệt giữa dấu hiệu mang thai sớm và hội chứng tiền kinh nguyệt
Tuy có nhiều điểm giống nhau giữa dấu hiệu mang thai sớm và hội chứng tiền kinh nguyệt, nhưng giữa chúng vẫn có những điểm khác dễ dàng nhận thấy, điển hình:
3.1 Chảy máu
Hội chứng tiền kinh nguyệt : Sẽ không có bất kỳ hiện tượng chảy máu hoặc đốm máu cho đến khi bắt đầu chu kì kinh nguyệt.
Dấu hiệu mang thai : Bạn sẽ thấy xuất hiện một ít máu nhạt màu (màu hồng hoặc màu nâu sẫm) sau thời điểm thụ thai khi phôi tự gắn vào tử cung. Nó kéo dài trong một vài ngày.
3.2 Mệt mỏi
Hội chứng tiền kinh nguyệt : Khi chuẩn bị đến kỳ kinh nguyệt, chị em cảm thấy kiệt sức ngay cả khi không làm bất cứ điều gì nặng nhọc. Dấu hiệu này sẽ tự biến mất sau khi kết thúc nguyệt san.
Dấu hiệu mang thai : Nếu chu kỳ kinh không xuất hiện, nhưng chị em vẫn cảm thấy mệt mỏi quá mức, đó có thể là dấu hiệu mang thai sớm. Dấu hiệu này kéo dài trong suốt thai kỳ do sự gia tăng hoạt động của cơ thể để thích ứng và nuôi dưỡng thai nhi.
3.3 Thèm hoặc chán ăn
Hội chứng tiền kinh nguyệt : Thói quen ăn uống của chị em có thể sẽ thay đổi khi chuẩn bị đến chu kỳ. Có thể thèm cho đồ ngọt, choclate, hoặc thức ăn mặn, tuy nhiên có thể dễ dàng chống lại sự thèm muốn và cám dỗ này.
Dấu hiệu mang thai : Trong khi mang thai, các chị em thường thèm muốn một loại thực phẩm hoặc một món ăn nào bất kỳ, cùng lúc họ có những nỗi sợ đối với một số loại thực phẩm khác. Có những người thích ăn những thứ không phải thực phẩm va độc hại như những mảnh sơn khô, kim loại, đá…
3.4 Buồn nôn
Hội chứng tiền kinh nguyệt : Vào thời điểm chuẩn bị có kinh, phụ nữ không buồn nôn hoặc ói mửa.
Dấu hiệu mang thai : Hầu hết các chị em đều cảm thấy buồn nôn trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Nếu chu kỳ bị chậm và các chị em cảm thấy buồn nôn, đây có thể là dấu hiệu có thai sớm các chị em nên quan tâm. Buồn nôn có thể bắt đầu bất cứ lúc nào sau khi thụ thai từ 2 – 8 tuần và có thể tiếp tục cho đến hết thai kỳ.
3.5 Chuột rút và đau bụng
Hội chứng tiền kinh nguyệt : Chứng chuột rút hoặc đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt rất phổ biến, mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy theo thể chất của từng người. Tuy nhiên, khi nguyệt san bắt đầu, cơn đau sẽ giảm và dần dần biến mất khi kết thúc chu kỳ.
Dấu hiệu mang thai : Khi trứng đã được thụ tinh và bám vào thành tử cung, nó sẽ gây chuột rút và đau bụng nhẹ trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Chị em sẽ gặp chuột rút ở phần dưới lưng hoặc dạ con, hiện tượng này kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng, kéo dài lâu hơn chuột rút do hội chứng tiền kinh nguyệt.
>>>>>Xem thêm: Que thử ngày rụng trứng và những câu hỏi liên quan thường gặp
Hội chứng tiền kinh nguyệt và dấu hiệu mang thai sớm có những biểu hiện tương đối giống nhau dẫn đến việc chị em đôi lúc dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, không quá khó để phân biệt hai trường hợp này. Nếu muốn có được kết quả chính xác nhất, các chị em nên sử dụng que thử thai sau khi quan hệ 7 – 10 ngày, tốt nhất là nên thử 2 lần. Hoặc có thể đến các trung tâm y tế để thực hiện việc kiểm tra, cũng như nhận được lời khuyên chăm sóc cơ thể một cách tốt nhất. Chúc các chị luôn khỏe mạnh, và mau chóng có tin vui trong thời gian tới.
Nguyễn Hợp tổng hợp