Khả năng thành công của thụ tinh nhân tạo cho người vô sinh, hiếm muộn là bao nhiêu?

Rate this post

Tìm hiểu, xác định khả năng thành công của thụ tinh nhân tạo, luôn là mối đau đầu của nhiều cặp vợ chồng muốn sinh con, nhờ vào các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Y học hiện đại ngày nay đã nghiên cứu ra nhiều kỹ thuật, trong đó có thụ tinh nhân tạo, có thể giúp điều trị khả năng có con cho những người hiếm muộn. Vậy phương pháp này thực sự có thể mang đến tỉ lệ thành công là bao nhiêu khi tiến hành thực hiện? Blogtretho.edu.vn mời anh chị em cùng theo dõi chia sẻ như nội dung bài viết dưới đây. 

Bạn đang đọc: Khả năng thành công của thụ tinh nhân tạo cho người vô sinh, hiếm muộn là bao nhiêu?

Khả năng thành công của thụ tinh nhân tạo cho người vô sinh, hiếm muộn là bao nhiêu?

Theo số liệu điều tra của tổ chức y tế thế giới, tỷ lệ các cặp đôi bị hiếm muộn, vô sinh đang chiếm tới 10%. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu dịch tễ mới nhất do Bộ Y tế thực hiện, có khoảng 7,7% các cặp vợ chồng bị hiếm muộn. Như vậy ước tính hiện nay, Việt Nam có trên 1 triệu cặp vợ chồng bị hiếm muộn, vô sinh cần khám và điều trị. Hiếm muộn, vô sinh đang ngày càng có xu hướng gia tăng không chỉ ở Việt Nam.

Sau đây Blogtretho.edu.vn xin gửi đến các bạn 5 phương pháp thụ tinh nhân tạo, và cùng nhau đánh giá khả năng thành công của từng phương pháp đó nhé.

1. Thụ tinh nhân tạo bằng cách sử dụng tinh trùng hiến tặng

Cách tiến hành: Lấy tinh trùng được hiến tặng từ một người đàn ông khác, rồi áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo IUI hoặc thụ tinh trong ống nghiệm IVF.

Đối tượng: Những cặp đôi mà người nam bị mất khả năng sinh sản hoặc người đàn ông có cấu trúc gen bất thường mà họ không muốn di truyền sang con, phụ nữ đơn thân hoặc những cặp đôi đồng tính.

Khả năng thành công: Khoảng 15% phụ nữ áp dụng phương pháp này đều mang thai sau một chu kỳ, và con số này tăng lên 80% sau 6 chu kỳ.

Khả năng thành công của thụ tinh nhân tạo cho người vô sinh, hiếm muộn là bao nhiêu?

2. Thụ tinh nhân tạo (IUI)

Thụ tinh nhân tạo ((IUI = Intra-Uterine Insemination) được khá nhiều cặp đôi lựa chọn và có kết quả điều trị khá tốt. 

Với phương pháp này, tinh trùng sau khi được lấy ra từ cơ thể người chồng, được làm sạch, sau đó được bơm trực tiếp vào tử cung của người phụ nữ thông qua một ống thông. Nếu bạn chọn phương pháp này, bạn sẽ phải uống thuốc hỗ trợ khả năng sinh sản.

Phương pháp này thích hợp cho những cặp vợ chồng mà người vợ có khả năng sinh sản bình thường nhưng người chồng lại có tinh trùng chất lượng thấp, di chuyển chậm hoặc trong trường hợp cổ tử cung có chất nhờn làm hủy tinh trùng.

Khả năng thành công: Thụ tinh nhân tạo có hiệu quả không cao, chỉ từ 5 – 25%. Bên cạnh đó, nếu không may, bạn sẽ phải đối mặt với tác dụng và rủi ro như: chảy máu âm đạo, đau trong âm đạo, đa thai, nhiễm trùng.

Khả năng thành công của thụ tinh nhân tạo cho người vô sinh, hiếm muộn là bao nhiêu?

3. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF = In-vitro Fertilization) còn gọi là thụ tinh trong ống nghiệm, cũng nằm trong phạm vi thụ tinh nhân tạo, là phương pháp điều trị hiếm muộn cho những cặp vợ chồng thực sự không thể thụ thai một cách tự nhiên.

Trứng được lấy qua sự chọc hút dưới hướng dẫn của siêu âm trước khi sự rụng trứng xảy ra. Phôi sẽ được đưa vào buồng tử cung 2 – 3 ngày sau khi sự thụ tinh diễn ra hoặc được trữ lạnh nếu có chất lượng tốt.

Tỉ lệ thành công của IVF phụ thuộc vào chất lượng của trứng và tinh trùng. Phương pháp này thường được chỉ định khi chất lượng tinh trùng đủ tốt và thất bại với phương pháp IUI. Ngày này, thụ tinh trong ống nghiệm đang dần thay thế phương pháp thụ tinh nhân tạo.

Khả năng thành công: Thụ tinh trong ống nghiệm có xác suất thành công từ 28 – 75%, nhưng cũng có những rủi ro như phát triển đa thai, hội chứng buồng trứng đa nang, nhiễm trùng nếu dụng cụ không được khử trùng cẩn thận.

Tìm hiểu thêm: Kiến thức sinh con – những điều cơ bản liên quan chị em cần biết

Khả năng thành công của thụ tinh nhân tạo cho người vô sinh, hiếm muộn là bao nhiêu?

4. Thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI)

ICSI (Intracytoplasmic Sperm Injection) có nghĩa là tiêm tinh trùng trực tiếp vào trứng để tạo phôi. Với kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm bình thường, một số trường hợp tinh trùng không thể tự thụ tinh do bất thường về thụ tinh, dẫn đến không có phôi để chuyển vào buồng tử cung. Với kỹ thuật ICSI, có thể tránh gần như hoàn toàn các trường hợp trên.

Phương pháp này thường được chỉ định với các trường hợp: vô sinh nam (tinh trùng ít, yếu, dị dạng nhiều, không tinh trùng trong tinh dịch phải lấy tinh trùng bằng phẫu thuật), bất thường thụ tinh, vô sinh không rõ nguyên nhân và thất bại với thụ tinh ống nghiệm bình thường. Phương pháp này đòi hỏi trang bị vi thủ thuật tinh tế để tiêm một tinh trùng vào trong bào tương của trứng thu được. Điều này giúp tinh trùng vượt qua các rào cản thụ tinh cơ học.

Khả năng thành công : Sự thụ tinh diễn ra trong khoảng 70% trường hợp khi áp dụng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương trứng và khoảng 50% thai kỳ sẽ diễn ra sau khi đưa phôi vào buồng tử cung. Những biến chứng có thể xảy ra là: hội chứng quá phát buồng trứng do dùng hormone kích thích trong quá trình làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), các triệu chứng khác như tăng huyết áp, phù, mệt mỏi.

Khả năng thành công của thụ tinh nhân tạo cho người vô sinh, hiếm muộn là bao nhiêu?

5. Thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp cho trưởng thành trứng trong ống nghiệm (IVM)

Với phương pháp IVM (Invitro Maturation of Oocytes), trứng chưa trưởng thành được lấy ra từ buồng trứng chưa được kích thích, bệnh nhân không cần chích thuốc kích thích buồng trứng nhiều như trong thụ tinh ống nghiệm bình thường.

Thực hiện phương pháp này sẽ giảm được nhiều chi phí và tránh được hội chứng quá kích buồng trứng. Tuy nhiên thường chỉ phụ nữ có buồng trứng đa nang mới là đối tượng thích hợp để thực hiện IVM.

Khi thực hiện các mẹ sẽ được tiêm thuốc hỗ trợ buồng trứng trong 3 ngày, sau đó là thủ thuật chọc hút trứng non, nuôi trứng non trong lab. Trong thời gian đó, tinh trùng cũng được lấy từ cơ thể người chồng. Trứng và tinh trùng được cho thụ tinh (thường bằng kỹ thuật ICSI – Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng). Sau đó các bác sĩ sẽ kiểm tra chất lượng phôi, hỗ trợ phôi thoát màng nếu có chỉ định và chuyển phôi vào buồng tử cung.

Khả năng thành công: Phương pháp này có hiệu quả từ 20 – 60%, nhưng lại có thể gây ra các rủi ro như: đa thai hoặc mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Khả năng thành công của thụ tinh nhân tạo cho người vô sinh, hiếm muộn là bao nhiêu?

>>>>>Xem thêm: Nâng cao sức khỏe tình dục với 9 bí quyết dành cho nam giới

Vậy là qua thông tin khá chi tiết ở trên, Blogtretho.edu.vn tin chắc anh chị em đã phần nào nhìn thấy khả năng thành công của thụ tinh nhân tạo ở từng phương pháp cụ thể nằm ở khoảng bao nhiêu. Từ đó, sẽ có căn cứ để có sự lựa chọn tốt nhất cho trường hợp của mình. Và điều cuối cùng, các cặp đôi hãy đừng ám ảnh thất bại. Y học hiện đại đã làm nên rất nhiều điều kỳ diệu nhưng vẫn còn nhiều điều chưa thể làm được, hoặc có những hạn chế, nhưng tất cả đều đang được tiếp tục nỗ lực nghiên cứu và cải thiện không ngừng. Do đó, điều cần thiết lúc này là anh chị em hãy tạo cho mình một cuộc sống luôn có những mục đích cụ thể, niềm vui mỗi ngày và sự kiên trì theo đuổi đến cùng, giấc mơ tìm kiếm thấy tiếng cười con trẻ trong gia đình mình.

Bích Ngọc tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *