Cạn tinh trùng: Những nguyên nhân cần biết để phòng tránh vô sinh ở nam giới

Rate this post

Nếu đã cố gắng bắng mọi
cách vẫn không thể thụ thai, nguyên nhân có thể do người chồng cạn tinh trùng
hoặc thiếu tinh trùng trong tinh dịch. Vậy vì sao nam giới lại vô sinh vì tình
trạng này?

Bạn đang đọc: Cạn tinh trùng: Những nguyên nhân cần biết để phòng tránh vô sinh ở nam giới

Khi đang kế hoạch gia đình, các cặp vợ chồng có thể không quan tâm đến việc tinh trùng có hay không có, thiếu thốn hay dư dật. Bởi lẽ phần lớn nam giới đều có đủ tinh trùng khỏe mạnh để bơi đến gặp trứng sau những lần xuất tinh. Nhưng một khi đã vắt chân lên cổ trong hành trình tìm kiếm con cái việc cạn hay thiếu tinh trùng trong tinh dịch sẽ trở thành một nỗi lo lớn. Trên thực tế, dù có tinh dịch bình thường nhưng một số nam giới lại không hề có tinh trùng trong tinh dịch và họ không thể nhận ra điều này cho đến khi có được tinh dịch đồ của chính mình thông qua các xét nghiệm y tế.  

Vô sinh và vô tinh ở nam giới

Cạn tinh trùng: Những nguyên nhân cần biết để phòng tránh vô sinh ở nam giới

Nghiên cứu của Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Đại học Y Hà Nội ở cấp quốc gia trên 14.300 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) trong 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng sinh thái ở nước ta xác định tỷ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 7,7%. Điều đó có nghĩa là có từ 700.000 đến 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh, trong đó vô sinh nguyên phát (do cạn tinh trùng, thiếu tinh trùng… ở nam giới; do thiếu trứng, vấn đề về nội tiết, tử cung có vấn đề… ở nữ giới ) chiếm 3,9% và vô sinh thứ phát là 3,8%. Riêng với nam giới, 15% nguyên nhân vô sinh là do vô tinh.

Tuy nhiên, nếu cố gắng thụ thai, các vấn đề liên quan đến tinh trùng không phải là dấu chấm hết. Có rất nhiều lựa chọn để các cặp vợ chồng có thể trở thành cha mẹ dù tinh dịch của chồng có vấn đề. Do đó, chắc chắn không có tinh trùng hay thiếu tinh trùng không có nghĩa là bạn ngừng hy vọng.

Dưới đây là những gì bạn cần biết về các nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị tình trạng vô tinh:

Các loại vô tinh

Có hai loại vô tinh: Không tinh trùng do bít tắc đường dẫn tinh (mào tinh hoặc ống dẫn tinh) và không tinh trùng do vấn đề của sinh tinh.

Nếu bị tắc đường dẫn tinh, có nghĩa là tinh trùng được sản xuất bên trong tinh hoàn nhưng bằng cách nào đó chúng đã bị chặn và không thể thoát ra được. Với những người có vấn đề về sinh tinh là do bộ phận sản xuất tinh trùng, tức tinh hoàn gặp trục trặc và không thể sản xuất được tinh trùng.

Các nguyên nhân gây vô tinh

Hầu hết các trường hợp vô tinh là không có lý do hoặc không rõ nguyên nhân. Đối với cả hai loại vô tinh, có thể yếu tố di truyền hiếm gặp góp phần làm suy giảm chức năng sản xuất tinh trùng hoặc làm tắc nghẽn số tinh trùng đã sản xuất. Chẳng hạn, một số nam giới được sinh ra mà không có ống dẫn từ tinh hoàn đến dương vật, được gọi là các ống dẫn tinh. Nếu không có cầu nối này, tinh trùng không thể đi ra qua lỗ sáo của dương vật. Đây là một dạng phổ biến nhất của loại vô tinh do tắc nghẽn, được biết đến nhiều nhất ở những người nam mang gen bệnh xơ nang.

Với người vô tinh do không có khả năng sinh tinh bao gồm cả bất thường về nhiễm sắc thể như hội chứng Klinefelter, rối loạn chức năng tuyến yên làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hormone nam và các rối loạn tuyến tiền liệt. Ngoài ra, các bệnh lý như bệnh tiểu đường cũng có thể dẫn đến tình trạng xuất tinh ngược dòng, tức tinh trùng thay vì được phóng tinh ra ngoài lại đi ngược vào bàng quang (nơi chứa nước tiểu). Các bệnh nhân ung thư, những người cần phải trải qua xạ trị và hóa trị có thể không còn tinh trùng vì phương pháp điều trị này đã tiêu diệt các tế bào tinh trùng ngay từ khâu đầu sản xuất. Bên cạnh đó bất kỳ chấn thương nào ảnh hưởng đến bìu đều có thể gây hại cho tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn và làm trục trặc khả năng sản xuất, vận chuyển tinh trùng. Cuối cùng, nếu sử dụng quá nhiều testosterone trong thời gian dài, có thể dẫn đến tính trạng vô tinh tạm thời hoặc thậm chí vĩnh viễn.

Chẩn đoán vô tinh

Nhình chung, không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng, chẳng hạn như đau, để một người đàn ông có thể nhận biết mình bị vô tinh. Tuy nhiên, không loại trừ các trường hợp ngoại lệ như nam giới có nồng độ hormone thấp, người mắc hội chứng Klinefelter sẽ có các biểu hiện vật lý điển hình của hội chứng vô tinh. Nó có thể bao gồm các dấu hiệu: vú to, nguồn năng lượng thấp và bộ phận sinh dục nhỏ. Trong những trường hợp hiếm hoi của vô tinh, người đàn ông có thể có tinh hoàn nhỏ hay các cấu trúc bên trong tinh hoàn có dấu hiệu sưng hoặc triệu chứng điển hình của tình trạng thiếu testosterone.

Thông thường, vô tinh chỉ được chẩn đoán khi các cặp vợ chồng nhiều năm cố gắng thụ thai nhưng không thành. Phân tích tinh dịch đồ là cách duy nhất để xác định tình trạng này. Cùng với đó xét nghiệm máu kiểm tra hormone kích thích nang (FSH) và testosterone cùng các xét nghiệm di truyền sẽ hỗ trợ cho việc chẩn đoán đạt kết quả chính xác cao hơn. Nếu nồng độ FSH cao, cộng thêm tinh hoàn nhỏ và mềm thì trường hợp vô tình này là loại có vấn đề về sinh tinh. Nếu FSH, testosterone và tinh hoàn đều cho kết quả bình thường nhưng các ống dẫn tinh bị khuyết hoặc bị sưng lên với số tinh trùng không thể thoát ra ngoài được thì vô tinh thuộc loại bị tắc nghẽn.

Các phương pháp điều trị vô tinh

Điều trị vô tinh phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bị tắc nghẽn do nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, như viêm mào tinh hoàn, hoặc do chấn thương ống dẫn tinh có thể được chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật. Nếu vô tinh do tắc nghẽn ống dẫn tinh bẩm sinh thường được điều trị bằng cách hút tinh trùng ra ngoài và dùng nó để thụ tinh với trứng của người vợ được trích xuất bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF).

Trong các trường hợp hiếm với nam giới thiếu hụt nội tiết tố, còn tinh trùng có thể được điều trị bằng hormone điều hòa tuyến sinh dục (gonadotropins) giống như cách điều trị với phụ nữ không rụng trứng. Và đối với người vô tinh do không có khả năng sinh tinh, vẫn có thể tìm thấy trong tinh hoàn một ít tinh trùng nhất định để có thể dùng nó làm thụ tinh ống nghiệm. Cuối cùng với trường hợp xuất tinh ngược dòng, tinh trùng sẽ được lấy từ nước tiểu để xử lý và cho làm IVF.

Phòng ngừa vô tinh

Tìm hiểu thêm: Cách tính ngày rụng trứng để tránh mang thai ngoài ý muốn

Cạn tinh trùng: Những nguyên nhân cần biết để phòng tránh vô sinh ở nam giới

>>>>>Xem thêm: 13 thực phẩm giúp tinh trùng tăng số lượng và chất lượng

Tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hoặc ít nhất phải phát hiện điều trị sớm các bệnh này để tránh làm nhiễm trùng đường sinh dục là cách để giảm nguy cơ vô tinh.

Đối với những nam giới được điều trị ung thư, nên đông lạnh tinh trùng trước khi điều trị để bảo tồn khả năng sinh sản ngay cả khi trong tương lai khả năng sản xuất tinh trùng được phục hồi. Ngoài ra còn có các biện pháp dự phòng có thể được thực hiện để giảm bớt rủi ro ảnh hưởng đến tinh hoàn trong một số trường hợp điều trị ung thư bằng tia xạ.

Đối với một số chứng thoát vị, điều trị sớm có thể ngăn ngừa thương tích vĩnh viễn và hội chứng vô tinh.

Ngoài ra, nam giới cũng nên tránh uống rượu bia và hút thuốc quá mức. Các phương pháp tránh thai bằng testosterone và anabolic steroid cũng nên tránh vì nó làm ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh. Nếu các loại thuốc này được sử dụng lâu dài, tình trạng này vô tinh có thể rơi vào đường cùng.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *