Chuẩn bị mang thai là khoảng thời gian có thể đem đến cho bạn nhiều niềm vui nhưng nó đòi hỏi sự cố gắng nhất định, nhất là khi cả hai đều rất nóng lòng.
Bạn đang đọc: Chuẩn bị từ A đến Z cho kế hoạch thụ thai “một phát dính ngay”
Trong bài viết này, bạn sẽ tìm thấy mọi thông tin cần thiết để giúp bản thân tối ưu hóa cơ hội thụ thai của mình trước 3 tháng.
Trước 3 tháng
Kiểm tra sức khỏe trước 3 tháng thụ thai
Kiểm tra sức khỏe: Mang thai cần có sự phối hợp hòa điệu của cả hai. Do đó, cả vợ và chồng đều phải lên lịch khám sức khỏe trước khi thụ thai. Trong lần kiểm tra này, các bác sĩ sẽ lần lượt hỏi về: tiền sử bệnh của cá nhân cũng như gia đình; tiền sử bệnh phụ khoa và kinh nghiệm mang thai vì những thông tin này rất quan trọng trong kế hoạch thụ thai của mỗi cặp vợ chồng.
Xem xét việc tiêm chủng: Trong thời gian này, các bác sĩ sẽ xem xét về việc chích ngừa đối với các bệnh thủy đậu và rubella. Cả hai loại vắc-xin phòng ngừa các bệnh này đều là vắc-xin sống nên mọi chuyện sẽ quá muộn nếu bạn đã mang thai.
Đối với những trường hợp đặc biệt như phụ nữ mắc bệnh mãn tính: cao huyết áp, bệnh tuyến giáp, tiểu đường, động kinh, bệnh tim hoặc bệnh lupus sẽ cần phải kiểm soát bệnh một cách cẩn trọng. Với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, cơ hội thụ thai sẽ cao hơn nếu kiểm soát tốt lượng đường trong máu trước khi bước vào thai kỳ. Riêng với những phụ nữ đang được điều trị trầm cảm, stress hoặc từng phải vật lộn với chứng rối loạn tâm thần đều cần được chăm sóc đặc biệt.
Dọn dẹp tủ thuốc: Đối với những loại thuốc không theo toa trị đau đầu, dị ứng hoặc táo bón cũng như các sản phẩm thảo dược khác, bạn nên dọn sạch trước khi bắt đầu kế hoạch thụ thai. Một số sản phẩm này có thể chứa các thành phần ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc gây hại cho thai nhi khi bạn chưa kịp nhận ra mình đã có thai. Muốn biết thêm, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng chúng trong giai đoạn cố gắng để thụ thai.
Chọn ngày quan hệ: Nếu đang dùng bao cao su như một biện pháp ngừa thai, bạn nên tiếp tục sử dụng nó cho đến ngày rụng trứng theo lịch. Nhưng nếu đang dùng thuốc tránh thai, bạn nên thay thế bằng phương pháp tránh thai khác. Lưu ý, mặc dù một số chị em bắt đầu rụng trứng gần như ngay lập tức sau khi ngưng thuốc tránh thai nhưng với những người khác có thể phải mất vài tháng.
Kiểm tra sức khỏe răng miệng: Bệnh nướu răng có thể dẫn đến sinh non. Chính vì vậy, bạn nên đến nha sĩ để kiểm tra sức khỏe răng miệng trước khi muốn có thai. Nếu cần phải điều trị nha khoa, X-quang hoặc dùng thuốc, bạn nên làm tất cả trước khi bắt đầu thụ thai.
Tìm kiếm công việc an toàn cho sức khỏe: Nếu lo ngại công việc hiện tại tiếp xúc quá nhiều với hóa chất độc hại, bạn nên thẳng thắn đề cập với chủ doanh nghiệp. Tất nhiên, chuyện này không hề dễ dàng nhưng nếu không, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thụ thai của cả nam lẫn nữ và là mối nguy hại cho sức khỏe của thai nhi cũng như thai phụ khi bước vào thai kỳ.
Trước 2 tháng
Tìm hiểu thêm: Chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày bạn có cần phải lo lắng không?
Bổ sung vitamin từ các loại rau củ quả
Vitamin và rau: Bắt đầu thay đổi chế độ ăn với nhiều rau và trái cây, bổ sung nhiều loại ngũ cốc đa dạng, và giảm lượng thực phẩm giàu chất béo. Đồng thời, tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất sắt và canxi. Nếu cần thiết và có chỉ định của bác sĩ, bạn cũng có thể bổ sung thêm cả viên vitamin tổng hợp. Miễn sao bạn không lạm dụng chúng, đặc biệt là với các loại vitamin A hoặc D. Liều lượng theo tiêu chuẩn đối với: vitamin A từ 770mcg tăng lên 3.000mcg; vitamin D từ 5mcg tăng lên đến 50mcg.
Một trong những thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất cần bổ sung trong thời điểm này là axit folic. Mỗi ngày bổ sung thêm 400mcg sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ dị tật ống thần kinh (tật nứt đốt sống ở trẻ sơ sinh) khi bước vào thai kỳ. Thậm chí, nếu bạn nằm trong nhóm nguy cơ cao, có thể phải cần bổ sung gấp khoảng 10 lần theo con số khuyến nghị hoặc tăng thêm 4mg.
Các anh chồng cũng cần bổ sung thêm axit folic, kẽm và vitamin C vì đây đều là những chất dinh dưỡng rất cần thiết để tối ưu hóa chất lượng và khả năng sản xuất tinh trùng.
Chú trọng đến cân nặng cơ thể: Nếu bạn đang bị thừa cân, nên có chế độ ăn kiêng và tập luyện để giảm cân. Sau khi đạt được chỉ số khối trung bình, nên duy trì chế độ ăn cung cấp 1.800 calo mỗi ngày trong thời gian cố gắng thụ thai. Sở dĩ phải chú trọng đến việc giảm cân trước khi mang thai vì chúng chẳng những làm giảm cơ hội thụ thai mà còn khiến bạn phải đối mặt với nhiều nguy cơ như: tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ, thai to vượt tuổi và mổ lấy thai.
Tất nhiên, giảm cân quá mức cũng không tốt. Những phụ nữ quá gầy sẽ rất khó để thụ thai và tăng nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân cũng như thiếu máu nặng trong thai kỳ.
Tập luyện thể dục: Nếu ngày thường, bạn đã có thói quen tập thể dục thường xuyên, nên cố gắng duy trì đều đặn. Tuy nhiên, nếu vận động mạnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên hỏi thêm ý kiến của bác sĩ. Không chỉ chăm chỉ luyện tập trước khi mang thai mà sau khi thụ thai, bạn vẫn nên duy trì tập luyện mỗi ngày để cải thiện giấc ngủ và đối phó với những căng thẳng trong cuộc sống.
Trước 1 tháng
>>>>>Xem thêm: Chuẩn bị gì trước khi mang thai – 5 điều cơ bản nhất định vợ chồng bạn cần lưu ý thực hiện
Chấm dứt thói quen hút thuốc
Dù khó khăn đến thế nào, việc hút thuốc cần phải được chấm dứt ngay trước 1 tháng khi bạn muốn có thai. Nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu, sinh non và trẻ nhẹ cân đều tăng cao đối với những thai phụ có thói quen hút thuốc. Chưa kể, kéo theo đó là những vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác, bao gồm cả hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS).
Trường hợp, bạn không hút thuốc nhưng chồng lại là người nghiện thuốc, bạn nên khuyên anh ấy từ bỏ. Bởi lẽ, các nghiên cứu gần đây cho thấy không có nhiều khác biệt giữa các tác hại nghiêm trọng từ thai nhi có mẹ hút thuốc trực tiếp và thai nhi có mẹ hút thuốc gián tiếp.
Không dự tiệc nhiều: Rất nhiều nghiên cứu đã đề cập đến những tác hại nghiêm trọng của rượu đối với thai nhi. Trong đó có nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu, sinh trẻ nhẹ cân hoặc khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng. Ngoài ra, rượu cũng là tác nhân làm giảm số lượng tinh trùng, hạn chế khả năng bơi của tinh trùng và làm tăng số lượng tinh trùng bất thường.
Hạn chế dùng caffein: Không nhất thiết phải từ bỏ caffeine hoàn toàn, nhưng nên hạn chế tiêu thụ thức uống này (hơn 300mg mỗi ngày). Hàm lượng caffein lớn có thể dẫn đến các vấn đề sinh sản cũng như tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và sinh trẻ nhẹ cân.
Một số lời khuyên dành cho các cặp vợ chồng trước khi thụ thai:
– Tìm hiểu các loại thực phẩm an toàn: Các chuyên gia khuyến cáo thai phụ trước và trong thai kỳ nên tránh các món cá sống và cá có nhiều chất thủy ngân; hải sản hoặc thịt chưa được nấu chín kỹ; tất cả các món ăn được làm từ trứng sống hoặc nấu tái; pho mát mềm; mầm rau sống và các loại trà thảo dược.
– Ủy thác người khác làm những việc nặng và dơ bẩn: Hãy để người khác phụ bạn trong các công việc không đảm bảo tính an toàn như sơn cửa nhà, phun thuốc trừ sâu; làm sạch hộp ngủ của mèo hoặc lồng bắt các loài động vật gặm nhấm.
– Giúp “cậu nhỏ” luôn mát mẻ: Nên sắm sửa cho chồng những bộ đồ lót thân thiện với bìu để tránh sự bó sát làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh binh của tinh hoàn. Ngoài ra, cần nhắc nhở chồng không nên đặt máy tính xách tay lên đùi hoặc đi xe đạp hơn 2 tiếng một ngày và hơn 6 ngày một tuần.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)