Một số phụ nữ tin rằng chất isoflavone trong đậu nành có thể giúp họ thụ thai. Tuy nhiên, câu trả lời chính xác lại không thật rõ ràng. Các nhà khoa học cũng không có nhiều dữ liệu để chứng minh nó có thể an toàn với những ai đang “hóng” con.
Bạn đang đọc: Chất isoflavone trong đậu nành có thể giúp bạn nhanh thụ thai?
- Thực hư công dụng của mầm đậu nành với khả năng thụ thai
Một số chuyên gia đã cảnh báo về việc sử dụng các sản phẩm có nguyên liệu chính từ đậu nành vì tin rằng nó có thể là nguyên nhân gây ức chế khả năng sinh sản, nhất là ở những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt dưới 35 ngày và đều đặn theo mỗi tháng. Bởi lẽ, nếu trong số họ bổ sung đậu nành thường xuyên mỗi ngày có thể làm chệch chu kỳ lý tưởng này.
Nếu khả năng sinh sản của bạn không liên quan đến việc rụng trứng, isoflavones sẽ không thể hỗ trợ giúp các can thiệp mang thai thành công
Ảnh hưởng của chất isoflavones trong đậu nành đến khả năng sinh sản
Để lý giải cho điều này, các nhà khoa học cho rằng chất isoflavones trong đậu nành – một loại phytoestrogen (hợp chất estrogen có nguồn gốc thực vật) có thể mang tác dụng tương tự như các loại thuốc kích trứng clomiphene (được dùng trong quá trình điều trị vô sinh). Cả hai đều tác động đến sự thay đổi nồng độ estrogen trong cơ thể và có thể làm biến đổi các chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn là trường hợp rụng trứng không đều đặn hoặc không rụng trứng, nó có thể giúp cơ thể bạn “khởi động” lại quá trình rụng trứng đều đặn. Nhưng nếu khả năng sinh sản của bạn là do những vấn đề khác gây ra thì isoflavones sẽ không thể hỗ trợ để giúp các biện pháp can thiệp đạt được thành công.
Trên lý thuyết, các isoflavone trong đậu nành sẽ ngăn chặn các thụ thể estrogen trong não và đánh lừa cơ thể của bạn để nó nghĩ rằng hàm lượng estrogen tự nhiên đang ở mức thấp. Theo phản ứng, cơ thể của bạn sẽ bắt đầu thúc đẩy sản xuất estrogen (Trong quá trình này, một số trứng trưởng thành đã sẵn sàng bứt khỏi buồng trứng nếu bạn đang trong chu kỳ). Sau năm ngày ngưng cung cấp isoflavones, cơ thể của bạn sẽ hiểu rằng bạn đang có rất nhiều estrogen nên nó sẽ giải phóng một loại hormone nhằm kích thích rụng trứng.
Tuy nhiên, không phải tất cả isoflavones trong đậu nành đều hoạt động theo cách thức này.
Jill Blakeway, một chuyên gia nghiên cứu lâm sàng về các loại thảo dược và là đồng tác giả của Making Babies: A Proven Three-Month Program for Maximum Fertility đã chỉ ra “một số isoflavones đậu nành làm việc như là một thuốc gây ức chế estrogen, nghĩa là nó khiến cơ thể nghĩ rằng những estrogen thực vật này có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe và do đó làm cho tình trạng mất cân bằng hormone ngày càng tồi tệ hơn” và đó là lý do vì sao “một người bị bệnh u xơ tử cung, có thể thấy tình trạng bệnh của mình ngày càng trở nên tồi tệ hơn sau khi dùng đậu nành và các sản phẩm sản phẩm đậu nành có hàm lượng isoflavones cao”.
Hơn thế, một số mô nhất định trong cơ thể bạn có thể nhạy cảm với estrogen như ngực, tử cung và buồng trứng có thể sẽ gây ra những phản ứng không tốt khi tiếp xúc với chất isoflavone đậu nành. Có một số bằng chứng cho thấy nếu dùng đậu nành quá nhiều có thể làm các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn trong các tế bào. Ngoài ra còn có bằng chứng cho rằng ăn quá nhiều đậu nành có thể làm tổn hại đến tuyến giáp và dẫn đến suy giáp.
Ngoài ra, nếu bạn phải dùng isoflavones trong đậu nành ở nửa đầu của chu kỳ để thúc đẩy sản xuất estrogen thì nửa sau của chu kỳ, bạn sẽ không thể tăng nồng độ progesterone. Chính vì vậy, bạn sẽ bị mất cân bằng nội tiết tố và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Điều này là do các kích thích tố có liên quan đến sự gia tăng chu kỳ kinh nguyệt và khả năng kết hợp trứng với các tinh trùng vào giữa chu kỳ.
Cuối cùng, isoflavones chiết xuất từ đậu nành hiện nay được xem như một sản phẩm dinh dưỡng, nên nó không được quy định về một liều lượng cụ thể cho mỗi đối tượng. Kết quả là chúng không được kiểm tra nghiêm ngặt giống như các loại thuốc được kê theo toa.
Xem xét việc sử dụng isoflavones trong đậu nành một cách hợp lý
Tìm hiểu thêm: Dùng que thử thai có chính xác bằng phương pháp xét nghiệm máu không?
Hãy thử isoflavones đậu nành chỉ khi bạn là một trường hợp có chu kỳ rụng trứng không thường xuyên hoặc không rụng trứng.
Nếu bạn vẫn muốn dùng isoflavones trong đậu nành để cải thiện khả năng sinh sản, hãy xem xét những lời khuyên sau đây nhé:
Phụ nữ trên 35 tuổi nên tìm đến các biện pháp y tế để có cơ hội thụ thai thành công thay vì dành thời gian để khám phá công dụng của một chiết xuất nào đó từ đậu nành.
Hãy thử isoflavones đậu nành chỉ khi bạn là một trường hợp có chu kỳ rụng trứng không thường xuyên hoặc không rụng trứng.
Không sử dụng isoflavones trong đậu nành nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào liên quan đến u xơ tử cung, polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung, bệnh vú fibrocystic hoặc bệnh tuyến giáp vì các bệnh này có thể sẽ tồi tệ hơn nếu dùng quá nhiều các kích thích tố nữ.
Nếu bạn có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), tốt nhất nên tránh dùng isoflavones trong đậu nành. Phytoestrogen có thể làm PCOS trầm trọng. Thay vào đó, bạn có thể dùng Clomiphene vì các chuyên gia biết chính xác hoạt động của thuốc trên người bệnh và nó có thể dự đoán dễ dàng hơn với kết quả điều trị.
Dùng một liều 80-200 mg mỗi ngày trong những ngày chu kỳ 3-7 hoặc 5-9. Sử dụng liều thấp nhất có thể và không thay đổi nếu sử dụng trong thời gian dài.
Gặp bác sĩ khi có các tương tác giữa đậu nành và bất cứ loại thuốc nào bạn đang dùng, kể cả thuốc kháng sinh, thuốc điều trị tuyến giáp và clomiphene.
Trong thời gian sử dụng, bạn có thể gặp tác dụng phụ tạm thời như đau đầu, mệt mỏi, căng ngực và rối loạn tiêu hóa. Để giảm thiểu các tác dụng phụ này, bạn có thể dùng chúng vào buổi tối.
Hàm lượng phytoestrogen trong thực phẩm
>>>>>Xem thêm: Các tư thế dễ thụ thai và lưu ý dành cho những cặp vợ chồng đang mong con
Đậu tương có hàm lượng phytoestrogen cao
– Miso 120mg
– Đậu nành, đỗ tương (soybeans) 80mg
– Bột đậu nành (soyflour) 100mg
– Tempeh 80mg
– Đậu khuôn (Tofu) 80mg
– Sữa đậu nành (soy milk) 40mg
– Đậu hũ (Tofu yoghurt) 16mg/100g
– Mì đậu nành khô (soy noodles) 8,5mg/100g
– Đậu nành xanh (green soybeans) 135mg/100g
Blogtretho.edu.vn
Nguồn: BC
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:
- Uống nhiều trà xanh sẽ giúp tăng khả năng thụ thai?
- Điểm lại 7 nhóm chất dinh dưỡng tốt cho phụ nữ trước khi mang thai
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ có thể làm biến đổi gen ở trẻ