Cuộc sống hiện đại bận rộn và quan niệm thay đổi khiến nhiều phụ nữ kết hôn rất chậm. Do đó, việc mang thai con đầu lòng khi tuổi đã trên 35 thường khiến cho mẹ và bé dễ gặp các biến chứng trong thai kỳ hơn.
Bạn đang đọc: Những nguy hiểm có thể gặp ở phụ nữ mang thai sau tuổi 35
- Mang thai ở tuổi 40: những điều chị em cần biết
Các nguy thai kỳ những mẹ bầu lớn tuổi có thể gặp
Những biến chứng thai kỳ thường xuất hiện vào tuổi 35 trở đi là: huyết áp cao, u xơ tử cung, sẩy thai, sinh non, xuất huyết bất thường, nhau thai bất thường, tiền sản giật, thai chết lưu, hội chứng down ở trẻ.
Chưa kể các bệnh mạn tính ở mẹ bầu trên 35 tuổi cũng dễ ảnh hưởng đến thai nhi hơn. Vì vậy mẹ bầu cần phải cẩn thận điều trị chúng trước và cả trong thai kỳ.
Mang thai ngoài tuổi 35 khiến mẹ bầu dễ gặp các biến chứng thai kỳ hơn.
Các chỉ số thống kê cho thấy tỉ lệ rủi ro sau độ tuổi 35 ở mẹ bầu là 1/180, trong khi ở mẹ bầu trẻ hơn chỉ số là 1/500. Với mẹ bầu trẻ, dưới 30 tuổi thì tỉ lệ bé mắc bệnh down là 1/1.100, nhưng sau 35 tuổi thì tỉ lệ tăng lên 1/350.
Xét nghiệm nuchal có thể xác định những bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi từ tuần 10 đến tuần 14, áp dụng để tầm soát sức khỏe thai nhi khi mẹ bầu mang thai sau tuổi 35. Xét nghiệm máu alpha fetoprotein (AFP) cũng được dùng để kiểm tra các bất thường thai nhi trong giai đoạn sau của thai kỳ.
Tỉ lệ mẹ bầu sinh mổ khi mang thai sau tuổi 35 cũng nhiều hơn hẳn. Tuy vậy, sau tuổi 35 việc mang thai cũng có những tích cực nhất định như ung thư nội mạc tử cung giảm 44% và bé được bú sữa mẹ lâu hơn nếu mẹ mang thai ngoài 35 tuổi.
Các biến chứng thai kỳ phổ biến mẹ bầu sau 35 tuổi có thể gặp
Tiểu đường thai kỳ
Chứng tiểu đường này chỉ xuất hiện tạm thời khi mẹ mang thai, thường xuất hiện vào tháng thứ 4 của thai kỳ. Lúc này máu có hàm lượng đường cao nhưng cơ thể lại không có đủ insulin để chuyển đường về dạng năng lượng lưu trữ.
Nếu mẹ mắc chứng này bé có nguy cơ phát triển quá lớn khiến mẹ khó sinh. Bên cạnh đó, bé sinh ra với lượng đường trong máu thấp, dễ bị vàng da, khó thở, có thể cần được cung cấp oxy.
Triệu chứng của bệnh là có đường trong nước tiểu, cảm thấy khát thường xuyên và mệt mỏi, đi tiểu nhiều.
Để kiểm soát bệnh mẹ bầu cần ăn uống theo chỉ định của bác sĩ. Đôi khi mẹ bầu cũng cần tiêm insulin để cân bằng thể trạng.
Cuối cùng mẹ bầu hãy chuẩn bị tinh thần sinh mổ hoặc sinh con sớm vài tuần nếu bé quá lớn nhé.
Nhau tiền đạo
Nhau tiền đạo là nhau thai nằm thấp và che phủ 1 phần hoặc toàn bộ tử cung khiến bé không thể ra ngoài được.
Tìm hiểu thêm: Tỷ lệ thụ thai thành công để sớm đón bé yêu đến với vợ chồng bạn
Mẹ bầu lớn tuổi cần chú trọng đến dinh dưỡng cần bằng để hạn chế các biến chứng.
Lúc này sự tăng trưởng của bé bị hạn chế và có thể phải kích sinh sớm, và sinh mổ là điều không thể tránh khỏi. Nhau tiền đạo dễ gây ra băng huyết – xuất huyết hậu sản, đe dọa tính mạng của mẹ bầu – cần truyền máu kịp thời.
Triệu chứng biểu hiện là chảy máu âm đạo không gây đau, xuất hiện các cơn co thắt sớm, ngôi thai nằm sai vị trí. Siêu âm có thể phát hiện được bệnh trạng.
Việc đến bác sĩ để theo dõi tình hình thường xuyên là cần thiết. Hầu hết bác sĩ sẽ yêu cầu nghỉ ngơi tại bệnh viện để theo dõi, nếu bị băng huyết nặng trước 34 tuần thì có thể kích thích thai nhi để sinh sớm.
Cổ tử cung yếu
Dưới sức ép của bé cổ tử cung trở nên ngắn và mở sớm khiến cho mẹ dễ bị sẩy thai hoặc sinh non.
Siêu âm có thể phát hiện ra biến chứng này. Nhưng thường khó chẩn đoán chính xác, đôi khi đến khi sẩy thai mới xác định được biến chứng.
Nếu phát hiện sớm thì bác sĩ có thể khâu cổ tử cung để ngừa sẩy thai và tháo chỉ vào tuần 37 để chuẩn bị cho kỳ sinh nở.
Tiền sản giật
Là biến chứng đe dọa đến mẹ và bé trong thai kỳ. Biểu hiện thường là mẹ bầu có huyết áp cao.
Tiền sản giật gây ra nhiều tác động lên cơ thể như suy giảm chức năng thận, gan, phù phổi, có vấn đề về đông máu, động kinh….
Do đó mẹ cần thường xuyên nên đi khám để theo dõi sự tăng trưởng của thai nhi, duy trì chế độ ăn uống, luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý trong thai kỳ là điều mẹ bầu nên làm.
Sinh ba
Mẹ bầu có độ tuổi trên 35 thường có nguy cơ sinh ba nhiều hơn các bà mẹ trẻ khác. Việc mang đa thai khiến cho mẹ bầu dễ gặp các biến chứng trong thai kỳ khác như: tiền sản giật, băng huyết sau sinh, thai nhi kém phát triển, sinh non.
Thường nếu mang đa thai mẹ bầu sẽ ốm nghén nặng và siêu âm sẽ phát hiện được hiện tượng đa thai.
Lúc này mẹ bầu nên nghỉ ngơi và ăn uống cần được chú trọng hơn. Việc tập thể dục xương chậu cũng cần thiết để cơ thể thích ứng với ba bé trong bụng nhé.
Ngăn ngừa và điều trị các biến chứng thai kì khi mang thai sau 35 tuổi
>>>>>Xem thêm: Kế hoạch chuẩn bị có con và 8 điều bạn có thể sẽ phải đối mặt
Ngoài dinh dưỡng mẹ bầu cũng cần chăm sóc về tinh thần và theo dõi thai kỳ sát sao.
– Mẹ bầu nên có một bác sĩ riêng cho mình để có thể kiểm soát được sức khỏe thai kỳ sát sao nhất, kịp thời xử lý những bất thường nếu có. Nếu mẹ có căn bệnh mãn tính nào thì hãy trao đổi cặn kẽ với bác sĩ của mình để phòng các nguy cơ.
– Nên kiểm tra sức khỏe toàn diện trước khi sinh để chắc chắn mọi chuyện đều ổn và không có bất thường gì xảy ra.
– Không nên thay đổi chế độ ăn uống hay tập thể dục, duy trì đủ bữa và đủ chất dinh dưỡng.
– Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan. Nếu mẹ bầu có bị trầm cảm có thể tạo ra một số hormone không có lợi cho cả mẹ và bé. Tập yoga nhẹ nhàng là một cách tốt để giải tỏa tâm lý.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:
- Những cái lợi của việc sinh con muộn
- Làm mẹ ở độ tuổi nào là tốt nhất?