Một số căn bệnh từ người bố hoặc mẹ có thể sẽ ảnh hưởng đến con nhất là trong thời kỳ thai nghén. Chính vì vậy, hiểu rõ về sức khỏe của bản thân là điều vô cùng cần thiết trước khi bạn muốn lên kế hoạch sinh em bé.
Bạn đang đọc: Hỏi – đáp nhanh trước khi lên kế hoạch sinh em bé
Dưới đây là những câu hỏi vấn đáp nhanh bạn có thể tự trắc nghiệm cho mình trước khi có ý định sinh em bé:
Khả năng miễn nhiễm với bệnh ban đỏ của bạn ra sao?
Ngay khi chuẩn bị cho kế hoạch mang thai, bạn cần đến các trung tâm y tế để được xét nghiệm máu về khả năng miễn nhiễm đối với bệnh ban đỏ.
Ban đỏ là một bệnh lý có thể ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến thai nhi trong giai đoạn đầu nếu mẹ mắc phải. Do vậy, ngay khi chuẩn bị cho kế hoạch mang thai, bạn cần đến các trung tâm y tế để được xét nghiệm máu về khả năng miễn nhiễm đối với căn bệnh này. Nếu không đáp ứng được yêu cầu miễn nhiễm đối với ban đỏ, các bác sĩ sẽ có biện pháp giúp bạn ngăn ngừa và tiến hành thử máu lại sau đó. Lưu ý, cần phải đợi ít nhất sau 3 tháng điều trị trước khi có mang.
Bạn có đang mắc và điều trị một trong số nhiều căn bệnh mãn tính?
Những căn bệnh mãn tính từ người mẹ như tiểu đường, động kinh, Basedow,…. vốn gây ra nhiều nguy cơ cao đối với sức khỏe thai nhi. Bạn cần thông báo điều này cho các bác sĩ của bạn được biết rõ. Họ có thể sẽ thay đổi loại thuốc điều trị hợp lý hơn mà không gây ra những vấn đề tổn hại đến sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Bạn đã và đang dùng thuốc tránh thai?
Chu kỳ sinh học của cơ thể cần khoảng thời gian tối thiểu 3 tháng để trở về như lúc trước khi bạn sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên. Từ thời điểm ngưng thuốc, bạn nên chuyển sang dùng bao cao su để đảm bảo việc thụ thai diễn ra đúng với kế hoạch đã định. Bởi lẽ, sự thụ thai không phải lúc nào cũng đúng như những gì bạn đã chuẩn bị.
Công việc của bạn tiềm ẩn những nguy cơ nào đáng ngại không?
Một số ngành nghề nhất định của bố hoặc mẹ có thể làm giảm khả năng thụ thai hoặc làm thai nhi dễ mắc phải các dị tật bẩm sinh.
Hãy chắc chắn môi trường làm việc của bạn không có các yếu tố gây cản trở cho quá trình thụ thai hoặc làm ảnh hưởng đến thai nhi. Theo các nhà khoa học, một số ngành nghề nhất định của bố hoặc mẹ có thể làm giảm khả năng thụ thai hoặc làm thai nhi dễ mắc phải các dị tật bẩm sinh.
Bạn có đang duy trì chế độ ăn uống lành mạnh?
Để tăng cơ hội mang thai và đảm bảo đủ điều kiện tốt nhất đối với sự phát triển của thai nhi khi bước vào thai kỳ, một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và đầy đủ là điều bạn nên thực hiện và duy trì ngay từ bây giờ nếu đã đến lúc muốn ẵm bế con.
Rượu bia và thuốc lá có song hành cùng bạn hay không?
Tìm hiểu thêm: Ốm nghén ở tháng thứ tư có bình thường không?
Khi đã có ý định mang thai, bạn cần nói không với kẻ thù số một của thai nhi là rượu bia và thuốc lá.
Một khi đã có ý định mang thai, bạn cần nói không với kẻ thù số một của thai nhi là rượu bia và thuốc lá. Đây đều được xem là những chất độc hại đối với não bộ, sự phát triển thể trạng và ảnh hưởng nặng nề đối với cuộc sống của trẻ về sau.
Cần đạt cân nặng bao nhiêu khi có ý định mang thai?
Lý tưởng nhất là chỉ số BMI của bạn đạt mức trung bình vào trước 6 tháng thai kỳ. Điều này được khuyến cáo bởi các chuyên gia vì việc cân nặng quá cao hay quá thấp, tức quá béo hay quá gầy đều là những tác nhân dẫn đến hiếm muộn.
Bạn đã uống vitamin B12 hay chưa?
>>>>>Xem thêm: 8 việc mẹ cần làm ngay khi muốn có thêm “tập hai”
Vitamin B12 cần được bổ sung trong suốt thời gian kể từ lúc bạn ngưng sử dụng thuốc tránh thai.
Vitamin B12 cần được bổ sung trong suốt thời gian kể từ lúc bạn ngưng sử dụng thuốc tránh thai. Nó có thể giúp ngăn ngừa các nguy cơ dị tật như nứt đốt sống cho bé con của bạn sau khi đã được thụ thai. Ngoài nguồn vitamin bổ sung dưới dạng viên uống, bạn có thể bổ sung vitamin B12 từ các loại rau có màu xanh thẫm, đậu, men, lúa mì, lòng đỏ trứng gà…
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)