7 xét nghiệm căn bản chẩn đoán vô sinh được áp dụng hiện nay

Rate this post

Nếu vợ chồng sau kết hôn quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai trong một năm vẫn không có con có thể được xét là một trường hợp hiếm muộn. Để chắc chắn về khả năng thụ thai của cả hai cần phải có những xét nghiệm căn bản trước khi đi đến kết luận.

Bạn đang đọc: 7 xét nghiệm căn bản chẩn đoán vô sinh được áp dụng hiện nay

Dưới đây là những xét nghiệm chẩn đoán vô sinh bạn cần biết:

1. Xét nghiệm FSH, LH

7 xét nghiệm căn bản chẩn đoán vô sinh được áp dụng hiện nay

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ FSH cao, nghĩa là khả năng dự trữ buồng trứng kém.

FSH và LH là hai loại hormone sinh sản do tuyến yên tiết ra. Cụ thể, FSH sẽ đóng vai trò kích thích sự phát triển của nang noãn và LH đảm nhiệm các vai trò kế tiếp tức làm cho nang noãn trưởng thành, phóng noãn và tham tạo trong quá trình thụ tinh.

Để cho giá trị đúng, người ta thường thực hiện xét nghiệm này vào đầu kỳ kinh tới. Kết quả của xét nghiệm sẽ giúp tiên lượng khả năng đáp ứng của các loại hormone này đến các hoạt động ở buồng trứng.

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ FSH cao, nghĩa là khả năng dự trữ buồng trứng kém. Điều này thường gặp nhất là ở những phụ nữ đã lớn tuổi, do buồng trứng đã bắt đầu thu hẹp và trứng sinh ra ít hơn. Ở mức bình thường, nồng độ FSH ở đầu kỳ kinh luôn

Nồng độ LH đo được giúp tiên lượng về thời điểm phóng noãn. Thông thường, người ta dùng que thử trứng rụng để biết được đỉnh LH là bao nhiêu. Nếu que thử hiển thị 2 vạch, nghĩa là LH đạt đỉnh và theo lý thuyết sau 36 tiếng sẽ có hiện tượng trứng rụng.

Ngoài ra, việc tiến hành đo nồng đo FSH và LH cũng được thực hiện ở nam giới nhằm xác định nguy cơ suy sinh dục do tinh hoàn suy yếu hay do hoạt động của tuyến yên gặp vấn đề.

2. Xét nghiệm Estradiol

Estradiol được sinh ra từ buồng trứng. Nồng độ của hormone này cao cũng đồng nghĩa với sự tăng lên về số lượng và kích thước của nang noãn trong một kỳ nguyệt san. Vậy nên, thời điểm xét nghiệm sẽ quyết định rất lớn đến sự dao động về nồng độ của Estradiol. Thông thường, khi muốn theo dõi kích thích buồng trứng, người ta sẽ dùng đến xét nghiệm này.

3. Xét nghiệm PRL (prolactin)

Tìm hiểu thêm: Ăn gì để dễ thụ thai – top 3 nhóm “thực phẩm vàng” dành cho cặp đôi mong sớm có tin vui

7 xét nghiệm căn bản chẩn đoán vô sinh được áp dụng hiện nay

Prolactin là cũng là một loại hormone được tiết ra từ tuyến yên nhằm kích thích sữa.

Prolactin là cũng là một loại hormone được tiết ra từ tuyến yên nhằm kích thích sữa. Trung bình, nồng độ PRL sẽ vào khoảng 5,18 – 26,53ng/ml. Chính vì vậy, trường hợp đo được nồng độ PRL cao có nghĩa khả năng phát triển của nang noãn gặp trục trặc. Người phụ nữ có nồng độ PRL cao sẽ có những biểu hiện đặc trưng như rối loạn phóng noãn, tiết sữa, vô kinh.

4. Xét nghiệm AMH (Antimullerian hormone)

Xét nghiệm AMH cũng được dùng để đánh giá dự trữ buồng trứng. Tuy nhiên, ưu điểm lớn nhất của AMH là kết quả xét nghiệm không phụ thuộc vào thời điểm xét nghiệm. Chính vì thế, độ chính xác của AMH luôn cao hơn so với các xét nghiệm FSH và LH.

Trung bình, nồng độ AMH vào khoảng 2 – 6,8ng/ml (14,28 – 48,55pmol/l).

5. Nội soi chẩn đoán

Nội soi được thực hiện nhằm kiểm tra tình trạng vòi trứng có thông suốt hay không. Cùng với đó, phương pháp này cũng kiểm tra cả tình trạng của buồng trứng hiện tại, của tử cung và vùng chậu. Nếu phát hiện những bất thường như lạc nội mạc tử cung, ống dẫn trứng bị bịt kín, hoặc một số bất thường khác, các phương pháp nội soi phẫu thuật có thể xử lý kịp thời.

6. Xét nghiệm tinh dịch đồ

7 xét nghiệm căn bản chẩn đoán vô sinh được áp dụng hiện nay

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu mang thai những ngày đầu có xảy ra với mọi phụ nữ không?

Xét nghiệm tinh trùng là phương pháp phổ biến giúp đánh giá về chất lượng, thể tích, hình dạng, mật độ và tốc độ di chuyển của tinh trùng.

Đối với nam giới, xét nghiệm tinh trùng là phương pháp phổ biến giúp đánh giá về chất lượng, thể tích, hình dạng, mật độ và tốc độ di chuyển của tinh trùng. Nếu có sự xuất hiện của bạch cầu trong tinh dịch, xét nghiệm tinh dịch đồ cũng sẽ kịp thời phát hiện để đánh giá mức độ nhiễm trùng.

Để kết quả tinh dịch đồ chính xác, khi tiến hành xét nghiệm này, người tham gia xét nghiệm sẽ được yêu cầu kiêng quan hệ và không đụng đến rượu bia, thuốc lá trong khoảng 3-5 ngày liên tiếp.

7. Chụp X – quang buồng trứng (HSG)

Phương pháp này dùng để kiểm tra xem buồng trứng có thông suốt hay không và cũng nhằm mục đích kiểm tra hình dạng của buồng tử cung. Khi thực hiện xét nghiệm này, các kỹ thuật viên y tế sẽ bơm một loại thuốc cản quang qua cổ tử cung vào buồng tử cung.

Để tiến hành chụp X – quang buồng trứng, người tham gia sẽ được yêu cầu kiêng quan hệ và tiến hành chụp ngay sau khi sạch kinh từ 2 – 3 ngày.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *