50 việc mẹ nên làm khi lên kế hoạch mang thai đến sinh con

Rate this post

Để trải qua 9 tháng 10 ngày dài mang nặng không phải dễ. Có nhiều điều mẹ chưa biết, có nhiều điều mẹ sợ làm sai. Tâm trạng mẹ lúc nào cũng lo lắng làm sao để con ra đời được khỏe mạnh.

Bạn đang đọc: 50 việc mẹ nên làm khi lên kế hoạch mang thai đến sinh con

50 điều dưới đây có thể giúp cho mẹ “cởi bỏ” bớt tâm tâm trạng căng thẳng của mình và khiến cho thai kỳ tốt hơn đấy.

1. Tìm cho mình một chuyên gia tư vấn những vấn đề về thai kỳ. Các bác sĩ là một lựa chọn hợp lý.

2 . Lên lịch cho một chế độ ăn mới, đầy đủ dưỡng chất và khoa học hơn. Phù hợp với phụ nữ mang thai.

3. Tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh.

4. Tìm hiểu cho mình những thông tin về chăm sóc bản thân trong thai kỳ.

5. Hãy ăn những loại thức ăn khác lạ trước đây mẹ chưa bao giờ thử.

6. Đọc sách về thai giáo.

7. Tìm hiểu tác dụng của thuốc kiểm soát sinh nở ví dụ như thuốc tránh thai.

8. Ngưng hút thuốc lá nếu mẹ nghiện chúng.

9. Bổ sung vitamin và axit folic cho cơ thể.

10. Hãy lên kế hoạch giữ sức khỏe cho cùng chồng.

50 việc mẹ nên làm khi lên kế hoạch mang thai đến sinh con

Hãy lên kế hoạch cho cả hai vợ chồng từ lúc muốn sinh con đến lúc chăm con mọn nhé.

11. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để canh đúng thời điểm rụng trứng, dễ dàng cho việc thụ thai.

12. Nếu muốn đổi chuyên gia tư vấn, hãy đổi trước khi mẹ mang thai.

13. Học hỏi từ mọi người xung quanh về việc mang thai và sinh con.

14. Tìm hiểu và tránh xa các hóa mỹ phẩm có khả năng gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tránh xa chúng ở nhà và cả ở công ty.

15 . Chăm sóc răng miệng kỹ càng để tránh bị đau răng khi mang thai và cho con bú. Hãy đi khám nha khoa và giữ gìn vệ sinh răng miệng.

16. Tránh những loại thuốc, xét nghiệm hay chụp phim có ảnh hưởng đến quá trình mang thai nếu bạn đang có ý định mang thai. Chia sẻ điều này với bác sĩ.

17. Chấm dứt nuôi mèo và cả chó nếu mẹ muốn có thai. Điều này tránh được sự lây nhiễm của vi khuẩn có hại đến thai nhi từ chúng.

18. Nếu mẹ đã ở ngưỡng tuổi 35, hãy hỏi bác sĩ sự chuẩn bị sức khỏe cần thiết để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.

19. Hãy hành động như thể mẹ đang mang thai. Có nghĩa là hãy duy trì những thói quen sinh hoạt tốt.

20. Thông báo về việc mang thai khi bạn đã sẵn sàng.

21. Bạn có thể thảo luận với cha mẹ về việc mang thai và sinh con như thế nào và lên cả kế hoạch chăm sóc cháu.

22. Hãy nghỉ ngơi theo nhu cầu của cơ thể.

23. Viết nhật ký khi mang thai là một cách để mẹ bầu lưu giữ những kỷ niệm.

24. Hạn chế dùng thuốc đối với các triệu chứng thông thường trong thai kỳ như táo bón, ợ hơi…

25. Tăng lượng nước mỗi ngày bạn cần uống.

Tìm hiểu thêm: Ốm nghén là thai khỏe có đúng không?

50 việc mẹ nên làm khi lên kế hoạch mang thai đến sinh con

Đọc một cuốn sách khiến mẹ có thể giới riêng của mình và bớt suy nghĩ về bé hơn.

26. Đọc một cuốn sách nào đó.

27. Tập yoga hay các lớp học thể dục khác.

28. Kiểm tra sức khẻo định kỳ giúp bạn sớm phát hiện nếu mình có thai hay có bệnh tật.

29. Tham gia một lớp học tiền sản.

30. Nhớ thêm vào chế độ ăn từ 300 – 500 calories/ ngày khi bạn mang thai.

31. Tham quan và chọn bệnh viện phụ sản hợp ý mình.

32. Nắm bắt các dấu hiệu sinh non và cho bác sĩ của bạn biết ngay.

33. Nói chuyện sinh nở với những người có kinh nghiệm.

34. Ghi nhật ký ăn uống để chắc bạn đã ăn uống lành mạnh và khoa học.

35 . Đừng làm việc nặng, hãy nhờ người khác.

36. Tìm cho mình một người trông trẻ đáng tin cậy.

50 việc mẹ nên làm khi lên kế hoạch mang thai đến sinh con

>>>>>Xem thêm: Vượt qua nỗi sợ sẩy thai liên tiếp

Nếu mẹ có thể tự chăm sóc con thì không cần người giữ trẻ. Nhưng nếu không thì mẹ nên quan tâm đến điều này nhé.

37 . Học các kỹ năng để có thể chuyển dạ dễ dàng.

38. Mẹ có thể tập bơi lội.

39. Trang bị cho mình kỹ năng cho bé bú đúng cách.

40. Vận động chân tay nhẹ nhàng trước khi ngủ để không bị chuột rút.

41. Duy trì việc tập thể dục cho đến tận ngày sinh.

42. Lên một kế hoạch sinh con. Hoạch định cho mình những việc cần làm, những đồ cần sắm, những ai cần nhờ vả…

43. Chuẩn bị sẵn máy ảnh, máy quay để ghi lại khoảnh khắc tuyệt vời của đời bạn.

44. Thư giãn hàng ngày bằng cách kiểm soát hơi thở của mình.

45. Nghiêng và cử động xương chậu để giảm đau lưng.

46. Hãy chuẩn bị đây đủ đồ dùng cần để đi viện từ đồ đạc đến giấy tờ cần thiết.

47 . Xem lại lần nữa các dấu hiệu sinh nở.

48. Tự chụp cho mình bức ảnh trước khi em bé chào đời.

49. Đọc những câu chuyện về sinh con.

50. Đón thiên thần nhỏ chào đời.

Và giờ thì mẹ chẳng cần làm gì nữa, hãy mỉm cười hạnh phúc ngắm nhìn con và rồi bắt đầu một hành trình vất vả không kém khác: nuôi con.

Blogtretho.edu.vn (Sưu tầm)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *