Vô sinh hiếm muộn do vợ hay do chồng?

Rate this post

Vô sinh hiếm muộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nó không hoàn toàn do lỗi một người mà có thể là do vợ cũng có thể là do chồng. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp là do cả hai đều bị vô sinh hiếm muộn.

Bạn đang đọc: Vô sinh hiếm muộn do vợ hay do chồng?

Dưới đây xin giới thiệu 17 câu hỏi liên quan đến vô sinh hiếm muộn, các mẹ có thể tìm hiểu thêm.

1. Khi nào được gọi là hiếm muộn?

Hiếm muộn là khi vợ hoặc chồng 35 tuổi kết hôn 1 năm mà không thể có con, hoặc trên 35 tuổi, trong vòng 6 tháng quan hệ không dùng các biện pháp kế hoạch hóa mà vẫn không thể có con.

Vô sinh hiếm muộn do vợ hay do chồng?

Vợ chồng sau 2 năm chung sống, không dùng các biện pháp tránh thai nào mà vẫn không có con được gọi là vô sinh.

Hoặc các cặp vợ chồng sau khi chung sống 2 năm, không dùng biện pháp tránh thai nhưng vẫn không thể có con được gọi là vô sinh.

2. Tại sao nam giới bị hiếm muộn, vô sinh?

Vô sinh ở nam giới do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng đa phần là do bộ phận sinh dục nam bị dị tật, hay giãn tĩnh mạch ở tinh hoàn.

Ngoài ra, những biến đổi bất thường của tinh trùng, do thay đổi hóc – môn, hoặc do đột biến gen cũng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Trên thực tế có tới 30 – 40% các trường hợp vô sinh không phát hiện được nguyên nhân.

3. Nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn ở phụ nữ là gì?

Phụ nữ bị buồng trứng đa nang, mất cân bằng về hóc – môn và những khiếm khuyết về buồng trứng, kinh nguyệt không đều, chỉ số cân nặng không ổn định, liên tục bị sẩy thai, viêm nhiễm vùng chậu, u xơ tử cung, chứng hẹp cổ tử cung và bị các bệnh lây qua đường tình dục… là những nguyên nhân có thể gây vô sinh hiếm muộn.

4. Tỷ lệ các cặp vợ chồng bị hiếm muộn, vô sinh là bao nhiêu?

Theo thống kê có khoảng 4 – 5% các cặp vợ chồng chung sống với nhau không thể có con. Và tỷ lệ này, năm sau luôn cao hơn năm trước và ngày càng diễn ra thường xuyên và sớm hơn.

5. Vô sinh, hiếm muộn là do vợ?

Các nghiên cứu cho biết, vô sinh hiếm muộn ở nam và nữ đều như nhau, trong đó có 30% là do cả hai, còn 10% không rõ nguyên nhân.

6. Tỷ lệ vô sinh ở nam giới chiếm bao nhiêu phần trăm?

Các nghiên cứu mới đây cho biết, tỷ lệ nam giới bị vô sinh ngày càng tăng cao, có thể chiếm tới 50%.

7. Đàn ông không gặp vấn đề về xuất tinh vẫn sinh sản bình thường?

Đây là quan niệm không chính xác vì có một số nam giới có số lượng tinh trùng ít, khả năng di chuyển của tinh trùng yếu, hoặc chất lượng tinh trùng kém. Nên có một số trường hợp xuất tinh nhưng lại không chứa tinh trùng nên không thể thụ thai.

8. Vô sinh là do quan hệ tình dục không đúng ngày rụng trứng?

Chuyện chăn gối vợ chồng không ảnh hưởng đến vô sinh. Để tăng hiệu quả thụ thai, các cặp vợ chồng nên canh ngày rụng trứng để việc thụ thai diễn hiệu quả hơn.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu mang thai – nhận biết và những lưu ý dành cho chị em

Vô sinh hiếm muộn do vợ hay do chồng?

Chuyện chăn gối không ảnh hưởng đến vô sinh.

9. Khả năng sinh con của đàn ông có bị giới hạn?

Tinh trùng của nam giới không bao giờ ngừng trong suốt cuộc đời. Vì thế, đàn ông vẫn có thể có con dù đã ở tuổi 80. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định khả năng sinh con của nam giới giảm theo tuổi.

10. Phụ nữ thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày có bị vô sinh?

Thuốc tránh thai nội tiết tố không gây vô sinh hiếm muộn, vì thuốc chỉ chứa hóc – môn ức chế quá trình rụng trứng. Nếu bạn muốn sinh con chỉ cần ngừng uống thuốc trong 1 thời gian là có thể sinh nở bình thường.

11. Có nên chia việc sẻ hiếm muộn, vô sinh với người xung quanh?

Việc chia sẻ hay không phụ thuốc vào sự cân nhắc của hai vợ chồng bạn. Nếu vợ chồng bạn cần sự sẻ chia của bạn bè thì hãy mở lòng mình.

12. Khi bị hiếm muộn, ra nước ngoài điều trị sẽ tốt hơn?

Ở Việt Nam, ở bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện Phụ sản Trung Ương đã thực hiện thành công nhiều ca hiếm muộn. Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá Việt Nam là nước có tỷ lệ thụ tinh nhân tạo thành công cao nhất Đông Nam Á.

13. Tâm lý có ảnh hưởng đến việc điều trị hiếm muộn?

Đa phần các cặp vợ chồng ngừng điều trị vô sinh hiếm muộn là do yếu tố tâm lý. Khoảng trên 50% trường hợp bỏ cuộc trước khi hoàn thành việc điều trị.

14. Thụ tinh trong ống nghiệm dễ mang đa thai?

Hiện nay có trên 20% người thụ tinh trong ống nghiệm, theo đó phương pháp này cho tỷ lệ sinh đôi và sinh ba là khoảng 1%. Vì khi chuyển nhiều phôi vào buồng tử cung của người mẹ làm tăng cơ hội thành công.

Vô sinh hiếm muộn do vợ hay do chồng?

>>>>>Xem thêm: Khám vô sinh hiếm muộn như thế nào và khi nào?

Hiện nay, có hơn 20% người thụ tinh trong ống nghiệm.

15. Phương pháp phân tích tinh trùng là gì?

Tinh trùng được lấy từ nam giới ba ngày không quan hệ tình dục và được đi phân tích. Việc làm này được thực hiện trong vòng 1 tháng, để đưa ra kết quả cuối cùng. vì việc sản xuất tinh trùng có thể biến động trong một thời gian ngắn.

16. Quy trình khám và điều trị hiếm muộn như thế nào?

Đối với người vợ:

– Siêu âm, xét nghiệm định lượng nội tiết theo đúng ngày nhất định trong chu kỳ kinh.

– Chụp X- quang tử cung – vòi trứng (HSG) sau khi sạch kinh.

– Nội soi chẩn đoán.

Đối với người chồng:

Hầu hết tất cả người chồng đến khám hiếm muộn đều phải thử tinh dịch đồ (phân tích tinh dịch). Đây là xét nghiệm cơ bản và cần thiết để chẩn đoán và điều trị hiếm muộn. Nếu nguyên nhân hoàn toàn không được xác định, nhiều bài kiểm tra phức tạp hơn sẽ được tiến hành.

17. Điều trị vô sinh cho nam giới bằng cách nào?

Tùy vào nguyên nhân gây hiếm muộn mà các bác sỹ có phác độ điều trị phù hợp. Phẫu thuật có thể được áp dụng nếu đàn ông muốn có con sau khi đã cắt ống dẫn tinh hoặc bị giãn tĩnh mạch.

Đối với những người có tinh trùng dị thường, khả năng có con rất ít, cần phải nhờ đến sự trợ giúp y học mới có thể có con.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *