(Blogtretho.edu.vn) T
Bạn đang đọc: Các bước chuẩn bị về sức khỏe trước khi mang thai
rước khi mang thai các ông bố bà mẹ phải chuẩn bị cả về tâm lý và tài chính để đón chào một thành viên mới. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị một sức khỏe đủ để “mang nặng đẻ đau” là điều quan trọng đối với bất kỳ người phụ nữ nào đang muốn làm mẹ .
6 tháng trước khi mang thai
1. Hãy chú ý đến cân nặng
Chú ý đến cân nặng là một việc cần làm trước lúc mang thai.
Quá béo hay quá gầy đều sẽ không tốt, do đó đây sẽ là lúc các chị em tầm soát lại cân nặng của mình. Một vóc dáng cân đối sẽ giúp cho việc thụ thai dễ dàng hơn.
Chỉ số BMI là cách khoa học nhất để kiểm tra xem bạn đang ở mức nào trên bậc thang cân nặng.
Công thức BMI = Cân nặng(kg) / (chiều cao (m) x chiều cao (m)).
Sau khi tính toán xong bạn hãy tra các chỉ mức dưới đây để biết mức độ béo, gầy của mình:
– BMI
Những phụ nữ có chỉ số BMI
– BMI > 23: Bạn quá béo rồi đấy. Với các bà mẹ bị béo phì, trẻ sinh ra thường cũng mắc bệnh béo phì và bệnh tiểu đường.
– 18,5
2. Lối sống lành mạnh
Bạn hay chồng bạn gắn bó với thuốc lá, rượu bia…thì đây sẽ là lúc cả hai nên nói lời tạm biệt với chúng. Việc từ bỏ các chất kích thích này sẽ nâng cao chất lượng tinh trùng và giảm nguy cơ sẩy thai, chết lưu, đẻ non hay di tật thai nhi…
Tập thể dục đều độ, ăn uống lành mạnh sẽ là những chuyện tốt nhất bạn nên làm lúc này. Vì điều đó sẽ đảm bảo cho chị em có 9 tháng mang thai khỏe mạnh.
3 tháng trước khi mang thai
1. Ngưng sử dụng thuốc tránh thai
Dĩ nhiên là các bạn hãy nên ngưng dùng thuốc tránh thai nếu muốn mang thai rồi. Thời gian ngưng tốt nhất là 2-3 tháng. Đây là khoảng thời gian phù hợp để bắt đầu có thai vì tử cung đã hoạt động lại bình thường khi không còn chịu tác dụng của thuốc.
2. Tiêm phòng
Một số bệnh như: Rubella, thủy đậu, cúm, viêm gan siêu vi B… luôn cần phải được tiêm phòng để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. Các nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi cao hơn rất nhiều nếu mẹ bầu mắc các chững bệnh trên trong ba tháng đầu của thai kỳ. Nguy hiểm hơn nữa có thể các mẹ sẽ bị sẩy thai hoặc sinh non nếu bị bệnh tật tấn công.
2 tháng trước khi mang thai
Nếu những tháng trước bạn đã chú ý chăm sóc bản thân thì đây chỉ là thời điểm để bạn đi tẩy giun sáng và kiểm tra răng miệng.
Tìm hiểu thêm: Quan hệ lúc nào để có thai và 10 sai lầm các cặp đôi thường mắc phải
>>>>>Xem thêm: 5 cách giúp nàng hóng con “đánh đâu trúng đó” và khỏe mạnh suốt thai kỳ
Bạn nên kiểm tra răng miệng trước lúc mang thai.
Việc tẩy giun sán là quan trọng vì giun sáng ký sinh thực sự là mối đe dọa cho thai nhi. Chúng có thể gây ra các tổn hại như vỡ ối hay dị tật ở bé. Ngoài ra, nếu mẹ bị nhiễm giun móc, bé sau khi ra đời có thể bị lao và có nguy cơ tử vong.
Răng miệng không phải là chống chỉ định chữa trị trong khi mang thai. Nhưng dù sao chúng cũng sẽ ảnh hưởng đến bé, nên nếu phòng được thì tại sao không?
1 tháng trước khi mang thai
Sắt và acid folic là hai dưỡng chất bạn cần bổ sung vào thời kỳ này để tránh dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Bạn cũng cần bổ sung axit folic vào tháng thứ tư của thai kỳ. Và đây cũng là tổ hợp dưỡng chất cần thiết bạn nên bổ sung sau khi sinh.
Bên cạnh những điều trên, hai vợ chồng nên đi khám sức khỏe. Các xét nghiệm từ máu đến khám phụ khoa sẽ giúp bạn đảm bảo không có bệnh truyền nhiễm cho con hoặc cách phòng chống chúng như thế nào.
Một điều lưu ý nữa trong giai đoạn này là bạn phải chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý, giàu dinh dưỡng để đảm bảo việc thụ thai cũng như thai kỳ diễn ra thuận lợi.
Blogtretho.edu.vn