Việc chuẩn bị có thai và sinh em bé có ý nghĩa quan trọng, vì vậy, bạn nên vạch ra kế hoạch tài chính rõ ràng. Dưới đây là một vài gợi ý để bạn tham khảo.
Bạn đang đọc: Mẹo chuẩn bị tài chính trước khi có con
Chuẩn bị chi phí… dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng trong suốt thai kỳ và dĩ nhiên chi phí để bạn bồi dưỡng cũng không hề thấp nhé.
Chị em cần chuẩn bị chi phí dinh dưỡng cho quá trình mang thai
Trong suốt quá trình mang thai, mẹ cần được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng, vitamin… cần thiết cho sự phát triển của thai nhi cũng như đảm bảo sức khoẻ của mẹ từ các nguồn thực phẩm tươi sống, an toàn. Vì vậy, hãy lên kế hoạch tài chính ngay từ bây giờ nếu bạn muốn có một thai kỳ khỏe mạnh và không bị hao hụt về dinh dưỡng nhé.
Chuẩn bị chi phí thời trang
Mẹ bầu không nên mua quá nhiều quần áo bầu trong thời gian mang thai, chỉ nên mua một số áo, váy bầu cần thiết, tùy theo mùa. Từ tháng thứ 5 trở đi, mẹ nên mua váy hoặc áo bầu rộng một chút để có thể mặc cho những tháng cuối thai kỳ, không nên mua áo quá nhỏ sẽ lãng phí tài chính.
Chuẩn bị chi phí khám thai
Đây chính là chi phí quan trọng nhất trong quá trình mang thai của chị em vì vậy cần phải chuẩn bị tài chính khá lớn để phục vụ cho việc này. Vì khi mang thai, mẹ sẽ cần làm các xét nghiệm, siêu âm… để kiểm tra sức khỏe của mẹ và thai nhi theo định kỳ.
Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí khám thai, chị em nên đến các bệnh viện lớn để khám, vừa được khám, xét nghiệm đúng quy trình vừa tiết kiệm tài chính. Việc khám thai tư nhân, chi phí khá đắt đỏ, cao hơn khám thường trong bệnh viện nên chị em cần cân nhắc vấn đề này.
Chuẩn bị chi phí cho em bé chào đời
Tìm hiểu thêm: Thụ tinh ống nghiệm có sinh thường được không?
>>>>>Xem thêm: 5 điều bạn không bao giờ nên nói với những người khó có con – đặc biệt là phụ nữ
Chuẩn bị chi phí cho bé sau khi sinh là rất cần thiết
Trước khi mang thai hoặc trước khi sinh, mẹ cần phải lên kế hoạch cho việc sinh con một cách tiết kiệm nhất và tốt nhất như chuẩn bị chi phí cho việc mua các dụng cụ cần thiết: quần áo, khăn, tã, sữa, bình sữa, nôi gường, đồ chơi,….
Ngoài ra, mẹ có thể tiết kiệm một khoảng chi phí đáng kể cho việc mua quần áo bằng việc xin đồ cũ cho bé dùng (vì đồ sơ sinh thường dùng trong thời gian ngắn nên sử dụng lại vẫn còn rất tốt). Nhưng, mẹ nhớ là xin đồ của người thân quen và giặt sạch trước khi cho bé mặc để tránh lây bệnh về da.
Chuẩn bị tài chính cho thời gian nghỉ thai sản
Mẹ sẽ có tới 6 tháng để nghỉ thai sản, nhưng thời gian cũng có thể rút ngắn lại tùy vào sức khỏe mỗi người. Dẫu vậy, trong thời gian nghỉ thai sản bạn chỉ có nhiệm vụ chăm sóc bé và không thể kiếm tiền, vì vậy, đừng quên dự trù tài chính dành cho thời gian này để tránh tình trạng thiếu hụt trước sau.
Những kế hoạch khác
Ngoài những kế hoạch tài chính cơ bản trên, bạn cũng cần lên kế hoạch cắt giảm chi tiêu và tiết kiệm ngay bây giờ. Bạn cũng phân chia rõ những khoản tiêu cố định hàng tháng như tiền điện nước, xăng xe, điện thoại và bỏ ống heo, dành ra một khoản nào đó để chi phí phụ phát sinh trong tháng.
Một kế hoạch rõ ràng, cụ thể và được thực hiện nghiêm túc chắc chắn sẽ giúp bạn vững chãi về tài chính trước khi chào đón em bé nhé.
Blogtretho.edu.vn