Ốm nghén tuần thứ 6 và những điều mẹ cần biết

Rate this post

Ốm nghén tuần thứ 6 là một trong những triệu chứng cho thấy có thai nhi trong bụng mẹ đang phát triển. Những dấu hiệu này có thể là: chán ăn, cảm giác buồn nôn, khứu giác trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường,… Tuy nhiên, thời gian này thai nhi mới hình thành nên vẫn chưa ổn định. Do đó, mẹ bầu cần phải quan tâm nhiều hơn đối với sức khỏe của mình.

Bạn đang đọc: Ốm nghén tuần thứ 6 và những điều mẹ cần biết

Ốm nghén tuần thứ 6 và những điều mẹ cần biết

1. Mang thai ốm nghén tuần thứ 6 và sự thay đổi của cơ thể mẹ

Khi thai nhi bước sang tuần thứ 6, cơ thể mẹ sẽ có nhiều sự thay đổi rõ ràng hơn. Bụng sẽ to hơn so với những những tuần trước đó. Lúc này việc ăn uống cũng đã trở nên khó khăn hơn do cơn ốm nghén .

  • Đối với tuần thứ 6 của thai kỳ, mẹ bầu có thể tăng được vài cân. Hoặc cũng có thể giảm vài cân, nếu tình trạng ốm nghén bị nhiều.
  • Mẹ bầu sẽ cảm thấy bị buồn nôn chóng mặt, nhạy cảm hơn với một số loại mùi hương hay mùi của thức ăn.
  • Có cảm giác bụng to nặng, đầy hơn ở vùng chậu. Khi đi khám, bác sĩ sẽ nhận thấy kích thước tử cung thay đổi.
  • Cơ thể thai phụ dễ cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường. Do bị ốm nghén không thể bổ sung được thức ăn vào cơ thể. Thèm ngủ nhiều hơn hoặc có thể mất ngủ.
  • Tâm trạng thay đổi thất thường dễ dàng cảm thấy buồn rầu, lo âu, chán nản. Hoặc cũng có thể cảm thấy vui vẻ hạnh phúc.
  • Tần suất đi tiểu của thai phụ cũng sã tăng nhiều hơn so với bình thường. Điều này là do khối lượng máu và lượng chất lỏng ở thận cần xử lý tăng lên.
  • Bắt đầu từ tuần thứ 6 trở đi, thai phụ có thể gặp những cơn đau dưới thắt lưng mà trước đây chưa từng bị. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do áp lực từ tử cung đang lớn dần lên cột sống. Hoặc cũng có thể là do tác động từ sự thay đổi của các hormone thai kỳ .

Ốm nghén tuần thứ 6 và những điều mẹ cần biết

2. Ốm nghén tuần thứ 6 phải làm sao?

Bị ốm nghén tuần thứ 6 sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi trong người. Nhưng lúc này dấu hiệu của ốm nghén cùng với việc đi khám đã chắc chắn việc mang thai . Sức khỏe bây giờ không những chỉ của mẹ mà còn cho thai nhi đang phát triển trong bụng.

  • Để giảm cơn nghén, mẹ bầu có thể hạn chế không sử dụng các thực phẩm có mùi nặng, mùi tanh.
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn chính thành những bữa ăn nhỏ, để hạn chế tình trạng nghén. Thông thường thời điểm này mẹ bầu chỉ cần bổ sung khoảng 2.000 calo là đủ.
  • Nên bổ sung các thực phẩm giàu chất khoáng vi lượng, chất sắt, vitamin như: các loại trái cây hoa quả: nho, bưởi táo lê, chuối,… Các loại thịt: thịt bò thịt nạc thịt heo,…. Các loại đậu: đậu xanh, đậu đen, đậu nành, đậu trắng, bột ngũ cốc, yến mạch. Các loại rau xanh: bông cải xanh, đậu bắp,… Các sản phẩm từ sữa.
  • Thời điểm này kích thước vòng 1 của mẹ sẽ hơi tăng lên một chút. Mẹ bầu nên mặc những chiếc áo ngực có kích cỡ rộng hơn so với bình thường, để có cảm giác thoải mái, không bị bó sát. Giúp làm giảm cảm giác nóng bức, khó chịu và ốm nghén hơn.
  • Mỗi ngày nên bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể, trung bình từ khoảng 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, sẽ tốt cho sự phát triển của thai nhi. Mẹo nhỏ để giúp hạn chế đi tiểu nhiều lần, mẹ nên uống nước nhiều lần trong ngày, mỗi lần chỉ nên uống với lượng nhỏ.
  • Vận động cơ thể nhẹ nhàng bằng cách đi bộ , tập các bài tập yoga dành riêng cho bà bầu.

Tìm hiểu thêm: Chậm kinh 10 ngày thai đã vào tử cung chưa và dấu hiệu để nhận biết điều này

Ốm nghén tuần thứ 6 và những điều mẹ cần biết

3. Mang thai không ốm nghén tuần thứ 6 có sao không?

Bị ốm nghén là hiện tượng khá phổ biến đối với đa số phụ nữ khi mang thai. Thông thường, hiện tượng này sẽ xuất hiện từ tuần thứ 6 của thai kỳ. Nhưng có một số mẹ bầu mang thai vào thời điểm này, vẫn chưa bị ốm nghén và lo sợ thai nhi gặp vấn đề trong bụng. Theo các chuyên gia sản khoa, tùy thuộc vào từng cơ địa, thể trạng của mẹ bầu, vào thời điểm 6 tuần mang thai sẽ có người có cảm giác buồn nôn, và cũng có người không có cảm giác buồn nôn hay nhạy cảm với mùi đồ ăn. Ốm nghén thực chất là một hiện tượng sinh lý chịu tác động của hormone thai kỳ. Nếu bạn có dấu hiệu bị ốm nghén thì có thể là do hormone sản xuất chưa đủ để tạo ra các xúc tác.

Do đó, thời điểm mang thai 6 tuần không bị ốm nghén là một hiện tượng rất bình thường, không làm ảnh hưởng đến quá trình mang thai . Và cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của thai nhi trong bụng.

Ốm nghén tuần thứ 6 và những điều mẹ cần biết

4. Một số điều cần lưu ý về sức khỏe mẹ bầu ở tuần thứ 6 thai kỳ

Thời điểm mang thai ở tuần thứ 6 là lúc mà thai nhi chưa thực sự ổn định, nên mẹ bầu cần phải để ý nhiều hơn. Dưới đây là một số bệnh mà mẹ bầu thường dễ mắc phải trong tuần thứ 6 của thai kỳ:

  • Rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, bị táo bón .
  • Giấc ngủ bị rối loạn, thường xuyên bị mất ngủ. Cảm xúc bị rối loạn, thay đổi thất thường.
  • Có thể thiếu máu do thiếu chất sắt, axit folic hoặc vitamin B12.
  • Ốm nghén có thể khiến mẹ bầu dễ bị suy nhược thần kinh , suy nhược cơ thể, do ăn uống không đủ chất dinh dưỡng.
  • Sức đề kháng ở tuần thứ 6 của mẹ bầu cũng rất yếu, nên rất dễ bị nhiễm virus của các bệnh như: sởi, quai bị, bị cảm cúm, thủy đậu…..

Ốm nghén tuần thứ 6 và những điều mẹ cần biết

>>>>>Xem thêm: Chỉ ra 7 yếu tố ảnh hưởng đến thời gian rụng trứng cản trở quá trình thụ thai

Trên đây là những thông tin hữu ích về ốm nghén tuần thứ 6 thai kỳ mà Blogtretho.edu.vn muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Mong rằng với những kiến thức này sẽ giúp mẹ bầu vượt qua các giai đoạn khó khăn của quá trình mang thai và có một thai kỳ khỏe mạnh, ổn định nhất. Chuyên mục Mang thai chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh suốt cả thai kỳ nhé.

Diễm Diễm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *