Làm cách nào giảm ốm nghén cho mẹ bầu hiệu quả nhất? Ốm nghén là một trong những tình trạng rất phổ biến mà đa số phụ nữ đều gặp phải trong quá trình mang thai. Ốm nghén khiến cơ thể mẹ bầu luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Thậm chí, đối với những người bị ốm nghén nặng có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi trong bụng. Do đó, làm cách nào để tình trạng ốm nghén giảm đi luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong bài viết dưới đây, Blogtretho.edu.vn sẽ chia sẻ cùng mẹ mẹo giảm ốm nghén hiệu quả nhất. Chúng ta cùng theo dõi ngay nhé.
Bạn đang đọc: Làm cách nào giảm ốm nghén cho mẹ bầu đơn giản mà hiệu quả nhất?
Contents
1. Tại sao khi mang thai lại bị ốm nghén?
Ốm nghén khi mang thai có nhiều nguyên nhân, tùy thuộc vào thể trạng mà mỗi phụ nữ trong giai đoạn mang thai sẽ có tình trạng cũng như mức độ khác nhau. Những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng ốm nghén khi mang thai có thể kể đến như:
- Nồng độ lượng hormone trong những tuần đầu của thai kỳ tăng lên.
- Lượng đường trong máu suy giảm cũng khiến mẹ bầu bị ốm nghén .
- Một số mùi hương từ thức ăn, hay các mùi hương nặng khác rất dễ khiến mẹ bầu buồn nôn và có cảm giác muốn ói mửa.
- Thông thường, những người dễ bị buồn nôn khi đi tàu xe, hay bị đau nửa đầu, nhạy cảm với mùi hương rất dễ bị ốm nghén.
- Ốm nghén dễ xảy ra nếu mang thai lần đầu , sức khỏe yếu, căng thẳng, dễ xúc động.
- Nếu trước khi mang thai mà mẹ tiếp xúc với estrogen (thành phần trong thuốc tránh thai ) cũng có khả năng bị nghén.
2. Làm cách nào giảm ốm nghén cho mẹ bầu hiệu quả nhất?
2.1. Hãy nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc
Làm sao giảm ốm nghén hiệu quả nhất? Câu trả lời đầu tiên Blogtretho.edu.vn muốn mách cho mẹ là hãy nghỉ ngơi nhiều hơn và ngủ đủ giấc. Khi mang thai , cơ thể mẹ rất dễ bị mệt mỏi, và thường cảm thấy buồn ngủ nhiều hơn so với bình thường. Hãy cố gắng ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý để giúp cơ thể khỏe mạnh, đầy năng lượng và quên đi cảm giác buồn nôn.
Khi vừa mới ăn xong, nên ngồi thư giãn khoảng 30 phút rồi mới nằm. Không nên nằm xuống hoặc ngủ liền. Điều này sẽ khiến bạn dễ bị đầy bụng, làm khó chịu và tăng thêm cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, việc nằm ngay sau ăn còn dễ khiến bạn tăng cân nhanh chóng trong thai kỳ nữa đấy.
2.2. Làm cách nào giảm ốm nghén? Hãy uống đủ nước
Cơ thể sẽ bị mất nước qua những lần nôn ói. Điều đó cũng dẫn đến việc mất cân bằng điện giải, khiến mẹ bầu kiệt sức, mệt mỏi làm cho cảm giác buồn nôn đến nhiều hơn. Do đó, mẹ cần phải đảm bảo bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể mỗi ngày. Hoặc cũng có thể nhiều hơn nếu tình trạng ốm nghén diễn ra thường xuyên. Mẹo nhỏ, để giảm cảm giác buồn nôn, khi uống chỉ nên uống những ngụm nhỏ. Mẹ nên lưu ý, hạn chế uống nước vào buổi tối để tránh tình trạng đi tiểu đêm nhiều lần bị mất ngủ nhé.
Tìm hiểu thêm: Phụ nữ mắc bệnh động kinh: Những điều cần lưu ý trước khi mang thai
2.3. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Giảm ốm nghén hiệu quả bằng cách xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý . Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi. Ngoài việc lựa chọn thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng, mẹ bầu cũng nên ưu tiên những món dễ ăn, dễ tiêu hóa. Điều này sẽ giúp giảm cảm giác ốm nghén.
Hãy chia nhỏ bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Người bình thường sẽ cần ăn 3 bữa chính là sáng, trưa, chiều tối. Nhưng đối với phụ nữ mang thai, để tránh bị đầy bụng, cũng như giúp thức ăn dễ dàng tiêu hóa và giảm tình trạng ốm nghén, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Điều này còn giúp mẹ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi, và năng lượng cho cơ thể không bị mệt mỏi sau những lần bị nôn ói.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên tránh dùng những thực phẩm nặng mùi. Vì khi mang thai, khứu giác sẽ nhạy cảm và dễ bị buồn nôn đối với các thực phẩm nặng mùi như: cá, mắm nêm, mắm tôm,…
2.4. Bổ sung thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Khi mang thai, mẹ bầu cần phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cũng như các loại thuốc như: sắt, canxi,… để giúp cho thai nhi phát triển tốt. Tuy nhiên, hãy thận trọng trong quá trình sử dụng. Một số loại thuốc như sắt, có thể gây nên tác dụng phụ khiến mẹ bầu bị buồn nôn. Do đó, mọi người chỉ nên dùng thuốc theo đúng đơn cũng như sự chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc về dùng.
Các loại thuốc vitamin, mọi người nên ăn bữa nhẹ trước khi uống để giảm cảm giác buồn nôn nhé.
Nếu đã thử những phương pháp trên nhưng tình trạng ốm nghén vẫn không thuyên giảm, mẹ có thể đến gặp trực tiếp bác sĩ để được hỗ trợ nhé. Bác sĩ sĩ khám và kê đơn thuốc thích hợp giúp mẹ giảm ốm nghén hiệu quả.
2.5. Tập thể dục thường xuyên hơn
Không chỉ người bình thường tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, mà đối với phụ nữ mang thai cũng cực kì tốt. Vận động giúp mẹ bầu dễ sinh nở hơn. Không những vậy, nó còn giúp cơ thể khỏe khoắn, tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng và kích thích hệ tiêu hóa. Nhờ đó, góp một phần tích cực trong việc giảm ốm nghén khi mang thai. Ngoài ra, việc tập thể dục thường xuyên còn giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng của mình dễ dàng hơn.
Mặc dù vận động thường xuyên là rất tốt, nhưng các mẹ cũng nên chú ý sức khỏe. Nên lập ra chế độ tập luyện phù hợp với sức khỏe. Không nên tập những bài tập quá sức sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Một số bài tập thể dục nhẹ nhàng mà mẹ có thể tham khảo như: đi bộ, bơi lội, yoga cho bà bầu ,…
>>>>>Xem thêm: Nghiên cứu mới: Ăn cà chua giúp tăng cường khả năng sinh sản ở nam giới
Ngoài những mẹo ở trên, mẹ bầu cũng có thể sử dụng một số loại trà thảo dược để làm giảm đi cơn buồn nôn. Các loại trà chẳng hạn như: trà bạc hà, trà gừng nóng mật ong,….có tác dụng giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, cải thiện đầy bụng và giảm cơn buồn nôn rất tốt. Mong rằng, với những thông tin ở bài viết sẽ giúp mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức bổ ích và tìm được đáp án cho câu hỏi: làm cách nào giảm ốm nghén đơn giản mà hiệu quả nhất. Sau cùng, Blogtretho.edu.vn chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh suốt thai kỳ để mẹ tròn con vuông ngày sinh nở nhé.
Diễm Diễm