Ôm nghén lần đầu mẹ sẽ trải qua những gì?

Rate this post

Ốm nghén lần đầu là điều khiến nhiều phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang có kế hoạch có thai khá tò mò. Vì có lẽ chúng ta đã được nghe rất nhiều “truyền thuyết” về tình trạng ốm nghén. Dù rất quen thuộc, nhưng trải nghiệm ốm nghén của mỗi mẹ bầu lại khác nhau. Vì cơ thể mỗi phụ nữ đều không giống nhau. Và thai kỳ của mỗi người, thậm chí các thai kỳ của cùng một mẹ cũng như vậy. Vậy, lần đầu tiên mang thai, bạn có khả năng sẽ trải qua cảm giác ốm nghén ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Bạn đang đọc: Ôm nghén lần đầu mẹ sẽ trải qua những gì?

Ôm nghén lần đầu mẹ sẽ trải qua những gì?

1. Ốm nghén lần đầu có cảm giác như thế nào

Ốm nghén lần đầu có thể đem lại cho mẹ bầu nhiều trải nghiệm khác nhau. Bạn có khả năng trải qua nhiều sự thay đổi về cả tâm lý và thể lý. Những triệu chứng phổ biến của ốm nghén lần đầu thường gồm:

  • Cảm giác buồn nôn và nôn.
  • Cảm giác sợ một số loại mùi.
  • Cảm giác thèm hoặc sợ ăn.
  • Cảm giác mệt mỏi hoặc buồn ngủ.
  • Cảm giác mắc tiểu thường xuyên.
  • Sự thay đổi tâm trạng, cảm xúc.

Tuy vậy, không phải mẹ bầu nào cũng bị ốm nghén lần đầu với các triệu chứng ốm nghén trên. Bạn có thể không cảm thấy có gì khác lạ cho đến khi nhận thấy mình bị trễ kinh . Bởi vì như đã nói ở trên, thai kỳ của mỗi phụ nữ đều khác nhau. Bạn nghe nhiều, được chia sẻ nhiều về kinh nghiệm thai nghén ở những người đi trước, nhưng không có gì đảm bảo bạn sẽ trải qua những điều tương tự.

Đó là lý do bạn không nên lo lắng hay bối rối khi mình có các triệu chứng ốm nghén không giống như đã được nghe. Điều đó không có nghĩa là có điều gì bất thường đang xảy ra. Đó có thể chỉ là cách biểu hiện của riêng cơ thể bạn khi mang thai mà thôi.

Điều quan trọng là khi bạn đang trong thời gian cố gắng mang thai và có các biểu hiện trên, đặc biệt là dấu hiệu trễ kinh, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám. Việc này nhằm đảm bảo bạn bắt đầu thai kỳ một cách bình thường.

Ngoài ra, bạn cũng nên ăn uống lành mạnh, vận động điều độ và tiếp tục khám thai định kỳ đúng lịch hẹn để đảm bảo sức khỏe thai kỳ của mình. 

Ôm nghén lần đầu mẹ sẽ trải qua những gì?

2. Bạn cần lưu ý gì khi bị ốm nghén lần đầu

Thông thường, dù ốm nghén lần đầu hay lần thứ mấy, thì các triệu chứng cũng giảm dần và biến mất khi bạn bước qua tam cá nguyệt thứ hai. Tuy vậy, có những trường hợp tình trạng ốm nghén không giảm đi mà lại nặng lên và kéo dài, có khi đến cuối thai kỳ. Nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như công việc và cuộc sống của bạn. Lúc này bạn cần được can thiệp y tế để đảm bảo không tác động xấu đến thai kỳ. Bác sĩ có thể thực hiện các biện pháp như truyền dịch, chỉ định dùng thuốc,…để giảm triệu chứng ốm nghén cho bạn. Bạn cũng có khả năng phải ở lại bệnh việc để được theo dõi cẩn thận hơn.

Ngoài ra, bạn cần chú ý đến các biểu hiện sau:

  • Chảy máu bất thường.
  • Sốt.
  • Choáng váng, đau bụng và chuột rút.
  • Đau vùng chậu.

Các triệu chứng trên có thể là dấu hiệu của một tình trạng bất thường nào đó như nhiễm trùng, hoặc các bất thường liên quan đến thai kỳ. Bạn cần đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám và điều trị nếu cần thiết. 

Tìm hiểu thêm: Quan hệ trước 10 ngày có kinh có thai không, khả năng thụ thai cao hay thấp?

Ôm nghén lần đầu mẹ sẽ trải qua những gì?

3. Những sự thật có thể bạn chưa biết khi có con đầu lòng ngoài ốm nghén lần đầu

Khi có con đầu lòng, ngoài ốm nghén lần đầu, có thể có một số sự thật thú vị khác mà bạn chưa biết. Chúng bao gồm:

3.1. Ốm nghén lần đầu và những điều bên lề khiến bạn ngạc nhiên

  • Bạn bỏ lỡ nhiều việc và chúng được đưa vào lịch hẹn/ lịch chờ (dù trước đó bạn nghĩ vẫn có thể chủ động làm mọi thứ mình muốn một cách bình thường)
  • Bạn sẽ bắt đầu trông thấy bà bầu ở mọi nơi.
  • Bạn sẽ bị nhiều người lạ “phỏng vấn” về cơ thể mình và những thay đổi của nó.
  • Bạn sẽ nhận được nhiều lời khuyên, thậm chí bình luận và các câu hỏi thiếu tế nhị từ cả người lạ.
  • Bạn sẽ nhận được những cái chạm vào bụng mà không cần được hỏi ý kiến. Có vẻ như cơ thể, đặc biệt chiếc bụng bầu của bạn lúc này đã trở thành của chung.
  • Bạn sẽ thường xuyên được khen là bà bầu dễ thương dù không thích chút nào.
  • Bạn sẽ khó cột được dây giày khi bụng lớn dần (hoặc thậm chí không đủ thời gian để buộc chúng khi đã sinh).
  • Bạn có thể phải luôn sẵn sàng để trả lời một seri câu hỏi giống nhau mỗi ngày. 

Ôm nghén lần đầu mẹ sẽ trải qua những gì?

3.2. Bạn sẽ thấy ốm nghén trong sách vở hay bạn bè và mình là những chuyện khác nhau

  • Bạn sẽ thấy rằng cuộc sống bầu bí thực tế không giống chút nào so với những gì bạn bè đăng trên facebook hay instagram.
  • Bạn sẽ nhận thấy cảm nhận và mong muốn về đời sống tình dục của bạn thay đổi (chủ yếu là vì lo sợ cho sự an toàn của em bé).
  • Bạn có thể bị chứng ợ nóng cả vào ban đêm.
  • Bạn sẽ thấy mình khó ngủ hơn.
  • Bạn sẽ thấy mình phải thường thay đổi kích cỡ áo ngực hơn.
  • Bạn sẽ thấy thỉnh thoảng mình bị són tiểu dù bụng bầu chưa lớn lắm.
  • Bạn sẽ thấy ngực mình trở nên nhạy cảm hơn.
  • Bạn sẽ thấy mình được “quyền” yêu bản thân và các đường cong của cơ thể một cách công khai mà không sợ bị ai nhòm ngó.
  • Bạn sẽ khó có thể tự làm sạch violong ở chân.
  • Bạn sẽ thấy nhiều người đàn ông đang ngồi “giả vờ” không nhìn thấy bạn đang đứng trên xe buýt.
  • Bạn sẽ đôi lúc thấy sợ hãi vì trách nhiệm phải nuôi nấng một con người nhỏ bé sau này.
  • Bạn sẽ thấy rằng việc mang thai và sinh nở khó khăn hơn bạn tưởng tượng rất nhiều. Và đây mới chỉ là bước khởi đầu của chặng đường làm cha mẹ , vốn sẽ không bao giờ kết thúc khi bạn bước chân vào.

Và còn vô số những cảm xúc, suy nghĩ, lo lắng, sợ hãi mà bạn sẽ cảm thấy trong suốt thời gian mang thai. Đó là những trải nghiệm của riêng bạn mà không thể so sánh với bất kì bà mẹ nào khác. 

Ôm nghén lần đầu mẹ sẽ trải qua những gì?

>>>>>Xem thêm: Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không, có nguy hiểm không?

Ốm nghén lần đầu là điều tạo cho hầu hết các mẹ bầu những cảm xúc khó tả. Việc mang thai thật kỳ diệu khi bạn đang nuôi dưỡng trong mình một con người khác. Điều này thật phi thường, nhưng cũng vô cùng khó khăn. Sự lo lắng, bối rối, sợ hãi trong khoảng thời gian này là điều rất bình thường đối với mẹ bầu. Tuy nhiên, bạn đừng để những cảm xúc tiêu cực đó chi phối gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và em bé. Hãy chia sẻ với những người thân yêu để được giúp đỡ và cùng vượt qua chặng đường gian nan nhưng tuyệt vời này nhé.

Theo Healthline & Today’s Parent

Lily Nguyễn lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *