Ốm nghén mùi mẹ bầu phải làm thế nào?

Rate this post

Ốm nghén mùi là một tình trạng khá phổ biến mà nhiều mẹ bầu trải qua. Cũng giống như một số biểu hiện đặc trưng của thai kỳ khác, việc mẹ sợ mùi có thể xuất hiện khá sớm, chỉ vài tuần sau thụ thai. Sự nhạy cảm với mùi sẽ khiến mẹ không được thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày. Nhưng thật may, tình trạng này sẽ không kéo dài quá lâu. Chúng ta hãy cùng xem có cách đối phó gì để mẹ vượt qua được giai đoạn sợ mùi này nhé. 

Bạn đang đọc: Ốm nghén mùi mẹ bầu phải làm thế nào?

Ốm nghén mùi mẹ bầu phải làm thế nào?

1. Vì sao mẹ lại bị ốm nghén mùi

Luôn có một thủ phạm mà chúng ta có thể đổ mọi “lỗi lầm” đối với mọi triệu chứng gây khó chịu khi mang thai, đó là hormone thai kỳ . Nó không những là nguyên nhân khiến mẹ bị ốm nghén mùi, mà còn gây ra nhiều kiểu ốm nghén khác cho bạn. Ngoài sợ mùi, nôn, buồn nôn, mệt mỏi, gặp vấn đề về tiêu hóa…nó còn khiến bạn dễ thay đổi tâm trạng và rất nhiều các triệu chứng khác.

Trong trường hợp bị nghén mùi này, một mùi hương quen thuộc, yêu thích hoặc chỉ thoảng qua cũng có thể trở thành một cuộc tổng tấn công vào khứu giác của bạn.

Rất nhiều phụ nữ nhận thấy sự nhạy cảm với mùi của mình thay đổi trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nhưng mức độ sợ mùi và biểu hiện sẽ phụ thuộc vào mỗi phụ nữ khác nhau. Ví dụ, bạn có thể bị một mùi nào đó “châm ngòi” cho cơn buồn nôn của mình. Dù đó là mùi khá bình thường, thậm chí trước đó bạn rất thích. Nhiều người chỉ cần tới giờ cơm chiều là sẽ bị mùi nấu ăn từ nhà hàng xóm tra tấn. Hoặc có chị em không hiểu sao đến khoảng gần giờ trưa lại bị khó chịu buồn nôn, qua một thời gian theo dõi thì mới phát hiện đó là giờ ăn nhẹ của chị bạn đồng nghiệp với snack gia vị và sữa lắc.

Đó chỉ là một vài ví dụ cho tình trạng sợ mùi của phụ nữ mang thai. Với lượng mùi vô cùng đa dạng, chúng ta không thể có bản thống kê cụ thể mùi gì sẽ khiến mẹ bầu buồn nôn. Chính cơ địa và hormone của bạn sẽ quyết định điều đó. 

Ốm nghén mùi mẹ bầu phải làm thế nào?

2. Bạn có thể làm gì với tình trạng ốm nghén mùi

Bạn không thể cắt bỏ chiếc mũi của mình để ngăn chặn tình trạng ốm nghén mùi. Tuy nhiên, bạn có thể cố gắng tránh những mùi khiến bạn phải “phát điên”. Đặc biệt là những mùi làm tăng cảm giác buồn nôn và các triệu chứng mang thai khác.

Bạn có thể thử một số chiến lược sau:

  • Hãy điều chỉnh thực đơn của mình. Bạn hãy chỉ nấu và ăn những thực phẩm mà bạn có thể chịu được mùi của chúng. Ngay cả khi trước đây bạn rất thích súp lơ và bông cải xanh, thì giờ đây khi có thai, bạn sẽ không thích mùi của các loại rau họ cải nấu chín.
  • Hãy giữ cho không khí trong nhà bạn thông thoáng. Bạn hãy mở cửa sổ bất cứ khi nào có thể để tống khứ các loại mùi khó ưa ra khỏi nhà.
  • Hãy giữ mọi thứ sạch sẽ. Bạn hãy giặt quần áo thường xuyên hơn. Vì vải vóc có xu hướng lưu mùi nhiều và lâu. 

Ốm nghén mùi mẹ bầu phải làm thế nào?

  • Hãy giảm sử dụng các sản phẩm có mùi. Bạn hãy chuyển sang sử dụng các sản phẩm không mùi, có mùi nhẹ nhàng hoặc ít nhất là mùi hương không khiến bạn khó chịu.
  • Hãy đề nghị sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Bạn hãy nói chuyện với người thân, bạn bè và đồng nghiệp để họ có thể thông cảm với tình trạng của bạn. Nhờ vậy họ có thể giảm mùi nước hoa, hay tránh hâm cá bằng lò vi sóng vào bữa trưa, hoặc hạn chế hút thuốc tại khu vực của bạn.
  • Hãy sử dụng những mùi dễ chịu. Bạn hãy cố gắng bao quanh mình bằng những mùi hương khiến bạn dế chịu, thoải mái hơn. Bạc hà, chanh, gừng, quế có khả năng làm dịu cơn buồn nôn của bạn hơn là làm chúng tệ đi. Một số mẹ bầu thấy dễ chịu đối với các mùi liên quan đến trẻ sơ sinh như phấn rôm. Tất nhiên với điều kiện bạn đừng hít phải những hạt phấn này. 

Tìm hiểu thêm: Nâng cao sức khỏe tình dục với 9 bí quyết dành cho nam giới

Ốm nghén mùi mẹ bầu phải làm thế nào?

3. Bạn có thể phòng tránh ốm nghén mùi hay không

Rất tiếc là không có cách nào giúp bạn phòng tránh ốm nghén mùi. Khi cơ thể mang thai của bạn đã ra lệnh sợ mùi, thì bạn không thể ép mũi của mình bớt nhạy cảm với mùi đi trong khi hormone thai kỳ đang làm việc vô cùng tích cực. Đây là một trong những thứ mà bạn sẽ phải trải nghiệm cho đến khi đi được ít nhất 1/3 chặng đường thai kỳ. Thậm chí thời gian này có thể kéo dài đến sau khi bạn sinh con. Hãy coi đó là siêu năng lực của bạn khi mang thai và biết rằng điều này sẽ không kéo dài mãi.  

Ốm nghén mùi mẹ bầu phải làm thế nào?

4. Khi nào thì tình trạng ốm nghén mùi sẽ chấm dứt

Cũng giống như rất nhiều dạng ốm nghén khác, ốm nghén mùi thường sẽ giảm dần và biến mất khi bạn bước qua tam cá nguyệt thứ hai. Tuy nhiên trong một số trường hợp tình trạng ốm nghén , bao gồm cả ốm nghén mùi có thể kéo dài đến hết thai kỳ, thậm chí đến sau khi bạn sinh. Đây được xem là những mẹ bị ốm nghén kéo dài hay ốm nghén nặng. Tùy cơ địa mỗi người mà nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, sinh hoạt và công việc của bạn ở mức độ khác nhau. Có những mẹ bầu ốm nghén nặng cần được can thiệp y tế để đảm bảo sức khỏe thai kỳ cho đến khi sinh nở.

Nếu bạn cảm thấy ốm nghén mùi hay ốm nghén nói chung khiến bạn không thể chịu đựng được hoặc nó khiến bạn mệt mỏi, kiệt sức, hãy báo cho bác sĩ sản khoa để được giúp đỡ kịp thời và phù hợp. 

Ốm nghén mùi mẹ bầu phải làm thế nào?

>>>>>Xem thêm: Bí quyết sống lạc quan để dễ dàng thụ thai

Ốm nghén mùi có thể là tình trạng nghén của bạn khi mang thai. Chắc chắn nó sẽ ít nhiều khiến bạn khó chịu. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể chủ động tránh được nó cũng như nhờ những người xung quanh giúp đỡ trong vấn đề này. Bên cạnh việc áp dụng một số mẹo như đã chia sẻ ở trên, bạn hãy lạc quan để duy trì tâm lý tích cực cho thai kỳ. Hầu hết những triệu chứng ốm nghén của bạn sẽ giảm dần và biến mất khi bạn càng tiến đến gần ngày sinh. Vì vậy, bạn đừng quá lo lắng để gây thêm áp lực lên bản thân khi mang thai nhé.

Theo What to Expect

Lily Nguyễn lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *