Tăng cân quá nhiều khi mang thai mẹ phải làm sao?

Rate this post

Tăng cân quá nhiều khi mang thai có lẽ là nỗi ám ảnh của nhiều chị em. Vì cân nặng có ảnh hưởng rất quan trọng đến sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, mẹ bầu tăng cân quá nhiều so với khuyến cáo đối với từng tam cá nguyệt. Lúc này, mẹ phải làm sao, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé. 

Bạn đang đọc: Tăng cân quá nhiều khi mang thai mẹ phải làm sao?

Tăng cân quá nhiều khi mang thai mẹ phải làm sao?

1. Bao nhiêu là tăng cân quá nhiều khi mang thai

Chúng ta đều biết rằng tăng cân khi mang thai là điều vô cùng bình thường đối với mọi mẹ bầu. Tuy không thể “bắt” cơ thể tăng một số trọng lượng chính xác tuyệt đối, nhưng ta có thể giới hạn trọng lượng tăng thêm trong thai kỳ trong một khung an toàn.

Lượng cân nặng được khuyến cáo tăng thêm trong thai kỳ sẽ phụ thuộc vào chỉ số khối cơ thể – Body Max Index (BMI) trước khi bạn mang thai. Cụ thể đó là:

  • BMI dưới 18.5, mẹ nên tăng 12.5 – 18 kg khi mang thai.
  • BMI 18.5 – 24.9 (BMI bình thường), mẹ nên tăng 11.5 – 16 kg trong thai kỳ.
  • BMI 25 – 29.9, mẹ nên tăng 7 – 11.5 kg trong thai kỳ.
  • BMI 30 hoặc hơn, mẹ chỉ nên tăng 5 – 9 kg khi mang thai. 

Tăng cân quá nhiều khi mang thai mẹ phải làm sao?

Hầu hết trọng lượng tăng thêm ở phụ nữ mang thai thường bắt đầu vào tuần thứ 13 của thai kỳ. Nhìn chung, cân nặng và hình thể của mẹ bầu sẽ không thay đổi nhiều trong tam cá nguyệt đầu tiên, đặc biệt với phụ nữ bị ốm nghén nhiều.

Đối với phụ nữ mang đa thai, thì trọng lượng tăng thêm sẽ nhiều hơn. Như với mẹ mang song thai:

  • BMI 18.5 – 24.9 (BMI bình thường), mẹ nên tăng 17 – 25 kg trong thai kỳ.
  • BMI 25 – 29.9, mẹ nên tăng 14 – 23 kg trong thai kỳ.
  • BMI 30 hoặc hơn, mẹ nên tăng 11 – 19 kg khi mang thai.

Như vậy nếu cân nặng của mẹ tăng nhiều hơn giới hạn được khuyến cáo đối với từng mức BMI, mẹ được xem là tăng cân nhiều đến tăng cân quá nhiều khi mang thai. Lúc này mẹ cần có phương pháp điều chỉnh để ổn định cân nặng và tốc độ tăng cân của mình. 

Tăng cân quá nhiều khi mang thai mẹ phải làm sao?

2. Tăng cân quá nhiều khi mang thai gây ra hậu quả gì

Việc tăng cân quá nhiều khi mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ. Tình trạng này có khả năng gây ra một số hậu quả sau:

  • Giảm tính chính xác khi siêu âm. Khi bạn tăng cân và tích tụ quá nhiều mỡ, bác sĩ sẽ gặp khó khăn khi dựa vào hình ảnh siêu âm để theo dõi em bé của bạn.
  • Khiến bạn không được thoải mái. Khi mang thai, bạn phải đối mặt với nhiều bất tiện và tình trạng cơ thể từ đau lưng, đau chân, mệt mỏi, chứng ợ nóng ,…Và nếu bạn tăng quá nhiều cân khiến cơ thể nặng nề hơn thì những sự khó chịu trên có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường thai kỳ , tăng huyết áp trong thai kỳ và biến chứng khi sinh.
  • Ảnh hưởng đến em bé không chỉ khi còn đang ở trong bụng bạn, mà cả về sau này. Tiêu biểu là việc bé nặng cân khi sinh và có nguy cơ cao hơn bị thừa cân khi lớn lên.
  • Nguy cơ sinh non.
  • Nguy cơ em bé bị dị tật.

Ngoài ra, việc tăng cân quá nhiều khi mang thai sẽ khiến mẹ khó giảm cân hơn sau khi sinh. Một khối lượng thừa vài kg được xem là không đáng gì, nhưng nó có thể không giảm đi trong nhiều năm sau khi mẹ sinh con. 

Tìm hiểu thêm: Những ảnh hưởng xấu của sóng wifi đối với khả năng thụ thai

Tăng cân quá nhiều khi mang thai mẹ phải làm sao?

3. Nếu đang trong tình trạng tăng cân quá nhiều khi mang thai, mẹ nên làm gì

Nếu bạn được thông báo đang tăng cân quá nhiều khi mang thai tại một buổi khám định kỳ, chắc chắn bạn không nên tiếp tục để tình trạng này diễn ra trong những tháng còn lại.

Dưới đây là một số bước bạn có thể áp dụng để đưa cân nặng của mình trở lại đúng hướng. Bạn hãy:

  • Trao đổi với bác sĩ để nhận được hướng dẫn về việc theo dõi cân nặng cũng như kế hoạch ăn uống phù hợp hơn.
  • Đừng nghĩ tới việc ăn kiêng. Giảm cân trong thai kỳ không bao giờ là một ý tưởng thích hợp với phụ nữ mang thai. Em bé của bạn cần được cung cấp ổn định những dưỡng chất cần thiết để phát triển, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Việc ăn kiêng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình này. Bạn cũng nên tránh các loại thuốc hoặc đồ uống ức chế sự thèm ăn. Vì chúng có thể nguy hiểm hơn bạn tưởng tượng.
  • Cắt giảm lượng calories rỗng. Calories rỗng thường được cung cấp bởi các loại thực phẩm chiên rán, đồ ngọt, nước uống có ga, da, mỡ động vật, trái cây khô, sữa nguyên kem, bánh quy, bánh nướng đóng gói, pizza đông lạnh, bánh quy giòn …Chúng có thể khiến bạn tăng cân nhưng lại không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết. 

Tăng cân quá nhiều khi mang thai mẹ phải làm sao?

  • Ăn uống lành mạnh. Bạn nên duy trì chế độ ăn uống của mình theo tiêu chí ăn đúng và đủ các loại thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ. Bạn cũng nên chú ý đến khẩu phẩn ăn. Một “khẩu phần” của bất kì loại thực phẩm nhất định nào cũng có thể nhỏ hơn nhiều so với bạn nghĩ. Cũng như chúng nhỏ hơn nhiều so với khẩu phần tại một nhà hàng mà bạn yêu thích và tin tưởng. Ví dụ, bạn có biết một khẩu phần thịt hoặc gia cầm phải có kích thước bằng một con chuột máy tính. Và một khẩu phần pho mát không được lớn hơn một cục pin chín volt.
  • Ăn uống hiệu quả. Bạn hãy chọn thực phẩm có khối lượng lớn để giúp bạn no, nhưng lại chứa ít calories. Có thể kể đển: rau và trái cây tươi (chứa nhiều nước); thịt gia cầm, thịt nạc và cá; bột yến mạch. Bạn cũng hãy nhớ uống thật nhiều nước (không phải soda, nước uống có ga hay nước trái cây nhé.)
  • Tập trung vào các loại chất béo lành mạnh. Khoảng 25 – 35 % lượng calories hàng ngày của bạn nên đến từ nguồn chất béo lành mạnh. Chất béo không bão hòa đơn có nguồn gốc thực vật (có trong dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng, dầu cây rum, dầu mè, quả bơ, quả hạch, các loại hạt), và chất béo không bão hòa đa (chứa nhiều trong cá hồi, hạt lanh, đậu phụ, quả óc chó, đầu nành, dầu hạt cải dầu hướng dương) đều tốt cho sức khỏe của bạn. Nhóm thực phẩm thứ hai còn chứa nhiều omega 3, giúp xây dựng hệ cơ tim, hệ thống miễn dịch, não bộ và mắt của em bé. Bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa từ thịt bò, bơ, pho mát cứng.
  • Vận động điều độ. Bạn cũng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn những dạng vận động phù hợp với bạn và duy trì chúng một cách điều độ. Bạn có thể tham gia một lớp yoga hoặc thể dục cho bà bầu . Những hoạt động khác như đi bộ cũng rất có lợi cho sức khỏe của bạn trong thai kỳ. 

Tăng cân quá nhiều khi mang thai mẹ phải làm sao?

4. Khi nào thì tăng cân quá nhiều khi mang thai là báo động đỏ

Trong một số trường hợp thì tăng cân quá nhiều khi mang thai sẽ là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng nghiêm trong mà bạn cần lưu ý. Đó là:

  • Bạn tăng hơn 1.4 kg ở bất kì tuần nào trong tam cá nguyệt thứ hai. Hoặc:
  • Bạn tăng hơn 900 g – 1 kg ở bất kì tuần nào trong tam cá nguyệt thứ ba.

Đặc biệt khi sự tăng cân này không có vẻ gì liên quan đến ăn nhiều hay hấp thụ quá nhiều natri. Bạn hãy báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra và theo dõi vì đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật . (Bạn cũng nên kiểm tra với bác sĩ nếu không tăng cân hơn hai tuần liên tiếp trong tháng thứ 4 đến tháng thứ 8). 

Tăng cân quá nhiều khi mang thai mẹ phải làm sao?

>>>>>Xem thêm: Muốn thụ thai nhanh – vợ chồng bạn đừng bỏ qua 6 lưu ý sau đây

Tăng cân quá nhiều khi mang thai là việc không mẹ bầu nào muốn xảy ra. Nếu bạn đang ở trong tình trạng này, đừng tự trách hay ngược đãi bản thân (bằng cách ăn kiêng). Với sự giúp đỡ của bác sĩ, bạn vẫn có thể sửa đổi chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục. Bạn chỉ cần kiên trì thực hiện các bước cần thiết thì sẽ trở lại được “đường ray” sớm nhất có thể.

Theo The Conversation & What to Expect

Lily Nguyễn lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *