Ốm nghén sốt có nguy hiểm không?

Rate this post

Ốm nghén sốt đối với nhiều phụ nữ có thai có lẽ không phải là tình trạng quá xa lạ. Nhiều mẹ bầu có thể coi đây là một triệu chứng bình thường của thai kỳ. Tuy nhiên, sốt là biểu hiện mà mẹ không nên xem thường. Vì, sốt có khả năng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt trong giai đoạn đầu của thai kỳ khi mẹ dễ lầm lẫn giữa cảm giác của cơ thể và sốt thực sự, dẫn đến chủ quan không can thiệp kịp thời. Và, hậu quả là những tác động tiêu cực đến em bé trong bụng. Vậy mẹ cần lưu ý gì về vấn đề này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé. 

Bạn đang đọc: Ốm nghén sốt có nguy hiểm không?

Ốm nghén sốt có nguy hiểm không?

1. Có tình trạng gọi là ốm nghén sốt hay không

Phần lớn phụ nữ có thai đều trải qua ít nhiều triệu chứng của ốm nghén. Biểu hiện và cảm giác ở mỗi phụ nữ có thể không giống nhau phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.

Riêng với ốm nghén sốt thì bạn cần đặc biệt chú ý.

Bạn có thể có cảm giác gai người hoặc khó chịu khi tiếp xúc với nước lạnh lúc mới mang thai. Điều này là bình thường nhưng nó hoàn toàn khác với tình trạng sốt thực sự – khi nhiệt độ cơ thể bạn ở 38 độ C (100.4 độ F) hoặc cao hơn.

Chúng ta đều biết rằng khi một phụ nữ mang thai, hệ miễn dịch của cô ấy hoạt động kém hiệu quả hơn, nhằm đảm bảo cơ thể không loại trừ bào thai đang phát triển. Đây chính là lý do khiến mẹ bầu rất dễ bị nhiễm trùng ngay từ đầu thai kỳ. 

Ốm nghén sốt có nguy hiểm không?

Loại nhiễm trùng phổ biến nhất trong giai đoạn sớm này là bệnh cúm hoặc cảm lạnh. Chúng đều có thể kèm theo triệu chứng sốt và khiến bạn cảm thấy một vài hoặc tất cả những hiện tượng sau:

  • Rùng mình
  • Đau đầu
  • Ăn không ngon
  • Mệt mỏi
  • Buồn ngủ
  • Mất nước
  • Đổ mồ hôi

Ngoài cảm lạnh và cúm, sốt cũng có khả năng là biểu hiện của một tình trạng nhiễm trùng khác. Vì vậy nếu bạn bị sốt khi mới có thai, đừng tự quy cho đó là ốm nghén sốt, mà hãy liên hệ với bác sĩ ngay để được thăm khám. Bác sĩ sẽ giúp loại trừ các tình trạng bệnh nguy hiểm tiềm ẩn. Đồng thời bạn sẽ được giúp để ngăn ngừa các biến chứng có thể ảnh hưởng đến em bé đang phát triển. 

Ốm nghén sốt có nguy hiểm không?

2. Ốm nghén sốt có nguy hiểm không

Khi nhiệt độ cơ thể mẹ bầu tăng từ 37 độ C (98,6 độ F) đến độ sốt (38 độ C hay 100,4 độ F) trở lên, nghĩa là cơ thể cô ấy đang chiến đấu với một dạng nhiễm trùng nào đó. Chúng có thể là nhiễm trùng từ các loại virus thông thường nhưng cũng có thể là sự báo hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng. Chúng ta không thể biết được chính xác trừ khi được các bác sĩ thăm khám hoặc xét nghiệm.

Theo một số nghiên cứu gần đây, không chỉ những căn bệnh mới nguy hiểm với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Chính bản thân cơn sốt cũng có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến các khuyết tật bẩm sinh cho em bé.

Chưa kể đến những căn bệnh mà sốt là một triệu chứng báo hiệu. Chúng có thể gây ảnh hưởng lên sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi, cũng như để lại các di chứng sau này cho em bé. Tiêu biểu như bệnh cúm có thể gây dị tật hở hàm ếch cho em bé. Bên cạnh đó là rất nhiều dạng nhiễm trùng khác như viêm đường tiết niệu , nhiễm trùng ối, viêm bể thận, viêm phổi,…mà chúng ta không thể dự báo hết được ảnh hưởng của chúng đến thai kỳ. 

Tìm hiểu thêm: Tiêm ngừa trước khi mang thai và những lưu ý chị em bắt buộc phải biết

Ốm nghén sốt có nguy hiểm không?

Chính vì mức độ nguy hiểm khi xuất hiện triệu chứng ốm nghén sốt, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế để được thăm khám sớm nhất có thể.

Một số triệu chứng kèm theo sốt mà bạn cần phải cho bác sĩ biết nếu có. Chúng bao gồm:

  • Khó thở
  • Đau lưng
  • Ớn lạnh
  • Đau bụng
  • Cứng cổ

Chúng có thể là dấu hiệu của một dạng nhiễm trùng hoặc vấn đề sức khỏe thai kỳ nghiêm trọng mà bạn không được bỏ qua.

3. Sốt có thể là một biểu hiện của hiện tượng ngộ độc thực phẩm 

Ốm nghén sốt có nguy hiểm không?

Đôi khi ngộ độc thực phẩm cũng có thể là thủ phạm của tình trạng sốt ở mẹ bầu. Tình trạng ngộ độc này thường do virus, hoặc hiếm gặp hơn, là vi khuẩn (hay độc tố của chúng) gây ra.

Nếu đây là trường hợp bạn mắc phải, một số triệu chứng khác sẽ thường kèm theo, bao gồm:

  • Đau bụng
  • Buồn nôn và nôn
  • Tiêu chảy

Nôn và tiêu chảy nặng sẽ là vấn đề khi bạn có thai. Vì chúng gây mất nước, co thắt và chuyển dạ sinh non nếu không được khắc phục.

Các chất điện giải quan trọng bị mất qua nôn mửa và tiêu chảy phải được bù lại. Trong một số trường hợp, mất nước nghiêm trọng có thể khiến mức huyết áp trở nên không ổn định. Tình trạng này rất nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu và em bé.

Nếu bạn nghi ngờ hiện tượng sốt của mình có liên quan đến ngộ độc thực phẩm, hãy báo cho bác sĩ để được giúp đỡ.

4. Bạn nên làm gì nếu cơn ốm nghén sốt tự biến mất 

Ốm nghén sốt có nguy hiểm không?

Sốt khi mang thai luôn được xem là một tình trạng bất thường vì nguy cơ nó có thể gây ra cho mẹ bầu và thai nhi. Vì thế ngay cả khi cơn sốt tự qua đi và bạn vẫn thấy ổn sau đó, thì bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Chúng ta không thể biết được những vấn đề tiềm ẩn chỉ bằng mắt thường hay cảm giác. Và vì mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe của bạn lúc này cũng có khả năng tác động đến thai nhi. Đó là lý do bạn không nên chủ quan trong bất cứ trường hợp nào.

Ốm nghén sốt là một tình trạng mà các mẹ bầu không nên chủ quan xem thường. Vì dù đôi khi nó không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ nhưng lại có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển của em bé. Đặc biệt trong giai đoạn đầu thai kỳ, khi các cơ quan quan trọng của thai nhi đang hình thành. Và là thời kì mẹ có thể dễ nhầm lẫn những biểu hiện của nhiễm trùng với tình trạng ốm nghén khá phổ biến. 

Ốm nghén sốt có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Hen suyễn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ

Như vậy, có thể nói rằng, ốm nghén sốt chắc chắn là một tình trạng không thể xem thường. Nên, khi nghén hoặc ốm nghén đã giảm, bạn hãy luôn theo dõi sức khỏe của mình thật kĩ càng, để nhận biết được những triệu chứng khác thường như sốt. Hãy đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế ngay khi thấy nhiệt độ cơ thể tăng đến độ sốt. Và, bạn cũng đừng bỏ lỡ bất kì buổi hẹn khám thai định kỳ nào để đảm bảo các mốc cần đánh giá của thai kì không bị bỏ qua nhé.

Theo Healthline & Medical News Today

Lily Nguyễn lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *