Cân nặng thai nhi 33 tuần cũng như các tuần khác là vấn đều đầu tiên mà mọi mẹ bầu quan tâm. Có không ít mẹ băn khoăn rằng, ở tuần thai 33 cân nặng của con bao nhiêu mới là chuẩn. Cũng như, mẹ cần lưu ý gì hay có kế hoạch ra sao ở tuần thai này.
Bạn đang đọc: Cân nặng thai nhi 33 tuần bao nhiêu là chuẩn?
Contents
1. Cân nặng thai nhi 33 tuần
1.1. Về cân nặng thai nhi 33 tuần
Cân nặng thai nhi 33 tuần có thể nằm ở khoảng từ 1.9kg đến 2.1kg. Tuy nhiên, cũng có bé ở tuần này đạt cân nặng đến 2.3kg. Chiều dài của con nằm ở khoảng 42cm-43.7cm. Nhìn chung, kích cỡ của con lúc này to bằng khoảng quả dứa.
Trung bình phổ biến các bé khi ở tuần thai 33 nặng khoảng 2kg và dài khoảng 42cm.
1.2. Cân nặng thai nhi 33 tuần bao nhiêu là chuẩn
Việc lo lắng cân nặng thai nhi 33 tuần có đủ chuẩn hay không là điều rất dễ hiểu. Vì cân nặng của con phản ánh sự phát triển ổn định của bé.
Tuy nhiên, bạn cũng nên biết rõ rằng, cân nặng của thai nhi có thể sát với chuẩn chung hoặc có chênh lệch. Nếu khoảng chênh lệch này không đáng kể thì không đáng lo ngại, vì mỗi bé phát triển khác nhau. Hơn nữa, các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng không chỉ có một. Do đó, chuẩn chung về cân nặng là mốc để chúng ta tham khảo theo dõi. Và thực tế cân nặng em bé của bạn có thể sát với chuẩn này hoặc không là điều bình thường.
Trường hợp thai nhi có vấn đề về cân nặng, bác sỹ luôn thông báo cho bạn nắm rõ để cùng có hướng cải thiện phù hợp. Do vậy, bạn đừng lo lắng thái quá về cân nặng của con có phải đạt chuẩn hay không nhé, nếu mọi việc đều tiến triển bình thường.
2. Chỉ số thai nhi 33 tuần
Ngoài cân nặng thai nhi 33 tuần trung bình là bao nhiêu, chắc hẳn nhiều mẹ cũng rất muốn biết về các chỉ số thai nhi quan trọng khác bao nhiêu là bình thường, để an tâm rằng con đang phát triển tốt.
Các chỉ số thai nhi quan trọng nhất là đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi, chu vi đầu và chu vi vòng bụng. Ở tuần thai 33 này, các chỉ số trên trung bình như sau:
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 84mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 65mm
- Chu vi đầu (HC): 304mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 290mm
3. Thai 33 tuần là tháng thứ mấy của thai kỳ?
Đôi lúc việc chú ý vào khái niệm tuần thai, có thể làm các mẹ bầu đột nhiên bối rối khi đề cập về tháng thứ mấy trong thai kỳ. Nếu bạn đang ở tuần 33, tức là bạn đang ở tháng thứ 8 của thai kỳ, cách ngày dự sinh cũng không còn xa nữa.
Tuần thứ 33 hay tháng thứ 8 của thai kỳ cũng là khoảng thời gian có khả năng xảy ra sinh non. Do vậy, ngoài chăm sóc sức khỏe thật tốt, mẹ cũng cần lưu ý những điều quan trọng sau đây:
3.1. Vấn đề nước ối
Phần lớn chúng ta đều nghĩ rằng, khi chuẩn bị sinh bà bầu sẽ vỡ ối và rất rõ ràng để nhận biết. Tuy nhiên, thực tế chỉ có 1 trong 10 phụ nữ phải trải qua tình trạng vỡ ối đầy “kịch tính”. Nhiều bà bầu chỉ nhận thấy xuất hiện những tia nước nhỏ, hoặc rò rỉ nước ối khi bắt đầu chuyển dạ. Thậm chí, nhiều trường hợp còn không chắc chắn được, chất lỏng rò rỉ là nước ối hay nước tiểu.
Việc nắm rõ tính chất nước ối là rất quan trọng. Đặc điểm của nước ối trong và không mùi. Ở tuần 33 của thai kỳ, trong trường hợp bạn nghi ngờ mình rỉ ối thì cần phải thông báo cho bác sỹ hoặc đến bệnh viện thăm khám ngay. Cho đến khi thăm khám, bạn không sử dụng tampon, quan hệ tình dục hoặc làm bất cứ điều gì có khả năng đưa vi khuẩn vào âm đạo.
Nếu xuất hiện tình trạng nước rỉ ra có màu xanh lá hoặc có mùi hôi thì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Bạn cần phải đi bệnh viện ngay để thăm khám, xác định nguyên nhân và có những can thiệp kịp thời để an toàn cho cả mẹ và bé.
Tìm hiểu thêm: Cách thụ thai nhanh nhất dành cho các cặp vợ chồng
3.2. Vấn đề quan hệ tình dục
Đông đảo các bà bầu và bạn đời đều băn khoăn về việc có an toàn không khi quan hệ tình dục vào thời điểm này. Vì, không ít bà bầu thường có ham muốn nhiều hơn ở tuần thai thứ 33 này.
Theo các chuyên gia và bác sỹ sản khoa, quan hệ tình dục khi thai 33 tuần vẫn an toàn miễn là bác sỹ của bạn không đưa ra cho bạn bất cứ khuyến cáo liên quan.
Tuy nhiên, khi mang thai, đến tuần 33 cơ thể bạn có nhiều thay đổi cũng như bụng bầu khá lớn nên có thể làm cho việc quan hệ diễn ra khó khăn hơn một chút. Để đảm bảo sức khỏe, an toàn và thoải mái, bạn và bạn đời cần chọn tư thế quan hệ phù hợp, không gây áp lực cho bụng bầu cũng như tránh việc quan hệ mạnh.
3.3. Nắm rõ các dấu hiệu chuyển dạ và các cơn co thắt Braxton Hicks
Cho đến tuần thai này, việc nắm rõ về Braxton Hicks và các dấu hiệu chuyển dạ là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn luôn bình tĩnh trong mọi tình huống. Chúng cũng giúp bạn giảm thiểu sự lo lắng thái quá, nhất là khi xuất hiện các cơn gò cứng bụng.
4. Thai 33 tuần gò nhiều có sao không?
Khi thai 33 tuần, có thể bạn sẽ gặp tình trạng nhiều lần bụng căng cứng. Đây chính là các cơn co thắt Braxton Hicks. Chúng thường xuất hiện sau khi bạn quan hệ tình dục hoặc có các hoạt động thể chất. Những cơn gò sinh lý này xuất hiện là bình thường và không sao cả.
Có một sự khác biệt giữa Braxton Hicks và chuyển dạ thật. Nếu như là Braxton Hicks, chúng sẽ dừng lại khi bạn thay đổi tư thế, còn chuyển dạ thật thì không. Cơn đau chuyển dạ thật chỉ tăng dần, chứ không giảm hay biến mất khi bạn thay đổi vị trí.
5. Kế hoạch của bạn
Đến tuần 33 của thai kỳ, ngoài việc chăm sóc sức khỏe nói chung, bạn cũng cần lưu ý một số kế hoạch khác. Điều này nhằm chuẩn bị dần cho lúc sinh, cũng như cuộc sống của mình sau sinh nở. Cụ thể, các vấn đề bạn có thể suy tính tới như:
5.1. Tìm hiểu và thảo luận với bác sỹ về vấn đề phẫu thuật cắt tầng sinh môn khi sinh
Phẫu thuật tầng sinh môn là điều cần thiết phải thực hiện để mở rộng cửa âm đạo giúp sinh em bé dễ dàng hơn. Việc phẫu thuật tầng sinh môn khi sinh đang ngày càng giảm đi. Theo nghiên cứu được công bố trên JAMA (Tạp chí y khoa hàng đầu của Hoa Kỳ), phẫu thuật tầng sinh môn thực sự có thể gây ra nhiều vấn đề hơn so với âm đạo mở ra một cách tự nhiên.
Để giảm bớt nguy cơ phải rạch tầng sinh môn khi sinh, bạn nên:
- Chú ý chế độ dinh dưỡng tốt. Điều này giúp da khỏe, dễ căng hơn.
- Tập bài tập kegel. Các bài tập kegel rất có ích cho cơ sàn chậu của bạn.
- Massage đáy chậu
- Tìm hiểu thêm về phẫu thuật tầng sinh môn và trao đổi với bác sỹ về những điều bạn quan tâm hay muốn hiểu rõ.
5.2. Thảo luận với bạn đời về biện pháp tránh thai sau sinh
Có thể khi mang thai , phần lớn thời gian và tâm huyết của cả hai vợ chồng đều dành chăm lo cho sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên, thảo luận về lựa chọn biện pháp kiểm soát sinh sản sau sinh cũng là điều đáng bàn với hai vợ chồng bạn.
Chọn lựa biện pháp kiểm soát sinh đẻ sau sinh phù hợp một cách chủ động ngay từ tuần 33 của thai kỳ có thể với nhiều người cho rằng quá sớm để bàn. Tuy nhiên, điều này sẽ giúp vợ chồng bạn có kế hoạch rõ ràng hơn trong đời sống chăn gối sau sinh. Khi bàn luận, các bạn cũng cần lưu ý về một số hình thực kiểm soát sinh sản không được sử dụng khi phụ nữ cho con bú.
>>>>>Xem thêm: 4 cách tính sinh con trai hay gái theo tuổi mẹ chính xác nhất dành cho các cặp đôi
Như vậy, cân nặng thai nhi 33 tuần là điều quan trọng chúng ta cần quan tâm. Song, nếu bé phát triển bình thường, không có lưu ý nào từ bác sỹ thì việc con có cân nặng chênh lệch một chút so với cân nặng chuẩn, bạn cũng đừng quá lo lắng. Hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt, chú ý dinh dưỡng chu đáo và giữ tinh thần thoải mái, Chuyên mục Mang thai của Blogtretho.edu.vn tin rằng, như thế chắc chắn bạn sẽ cùng con đi qua tuần thai này thật bình yên và tốt đẹp.
Nguồn tham khảo: American Pregnancy, Pampers & Mayo Clinic
Cát Lâm tổng hợp