Chuẩn bị trước khi sinh trong mùa dịch COVID 19 có lẽ là việc gây lo lắng nhiều nhất, cho các mẹ có ngày dự sinh trong năm 2020 này. Do dịch bệnh COVID 19 vẫn đang lây lan với tốc độ chóng mặt ở nhiều nơi, nên việc đến bệnh viện – dù là để sinh nở – trong thời gian này đều khiến các gia đình sợ hãi là điều dễ hiểu. Chúng ta hãy cùng theo dõi ý kiến của một số chuyên gia về vấn đề này để biết được mức độ an toàn của bệnh viện cho các mẹ như thế nào nhé.
Bạn đang đọc: Chuẩn bị trước khi sinh trong mùa dịch COVID 19, liệu bệnh viện có an toàn?
Contents
- 1 1. Chuẩn bị trước khi sinh và nỗi lo lắng về việc sinh nở tại bệnh viện hiện nay
- 2 2. Phụ nữ có thai và mới sinh có thể làm gì để bảo vệ an toàn cho bản thân tại phòng khám của bác sĩ
- 3 3. Nếu bạn đang cân nhắc việc sinh con tại nhà, bạn cần biết những gì?
- 4 4. Ngay cả khi bạn không dự tính sinh con tại nhà, bạn có sẵn một số dụng cụ thiết yếu nào không?
- 5 5. Bạn sẽ sắp xếp với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh như thế nào nếu họ bị ốm
1. Chuẩn bị trước khi sinh và nỗi lo lắng về việc sinh nở tại bệnh viện hiện nay
Chuẩn bị trước khi sinh có khá nhiều điều phải chuẩn bị và lo. Trong mùa dịch bệnh, thêm một vấn đề trăn trở nữa. Về việc sinh nở tại bệnh viện trong thời điểm dịch bệnh COVID 19, đang có mặt khắp nơi này, chúng ta có cần lo lắng?
Câu trả lời là CÓ. Vấn đề là, nỗi lo của chúng ta cần được xác định ở phạm vi nào, cũng như chúng ta thực sự hiểu tình hình, để sự lo lắng của mình là đúng đắn và không dẫn đến hoảng sợ.
Theo chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, bác sĩ Amesh A. Adalja, M.D., học giả cao cấp tại Trung tâm An ninh Y tế John Hopkins thì: thực tế là các bệnh nhân nhiễm coronavirus chủng mới (COVID 19) với các triệu chứng nghiêm trọng chắc chắn sẽ được đưa đến bệnh viện để điều trị. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh viện đều có quy trình giúp xác định những người nghi ngờ bị nhiễm virus và cách ly họ khỏi những người khác. Vì vậy, bạn vẫn có thể tiếp tục kế hoạch sinh nở của mình tại bệnh viện và không nên quá lo lắng.
Bác sĩ Rajeev Fernando, M.D., một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Southampton, New York, và là thành viên của Ban đánh giá về mặt y tế của “What to Expect” cũng đồng ý với ý kiến trên, “miễn là bạn xác minh được bệnh viện nơi bạn định sinh con đang tuân thủ các chính sách về kiểm soát nhiễm trùng. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải cố gắng hết sức để giữ an toàn cho bản thân. Điều đó bao gồm việc giữ vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay thường xuyên và lau sạch các bề mặt mà bạn sẽ tiếp xúc (như lan can hay giường bệnh viện).
Nhiều bệnh viện yêu cầu phụ nữ mang thai đến thẳng phòng cấp cứu. Đây là một ý tưởng hay để bạn hạn chế tối đa khả năng tiếp xúc với những người có biểu hiện ho hoặc hắt hơi, nếu phải chờ đợi ở một phòng khác. Và, bạn cũng có thể thực hiện như vậy.
Ngoài ra, theo Sherry A. Ross, M.D., OB/GYN và chuyên gia về sức khỏe phụ nữ tại Trung tâm y tế Providence Saint John ở Santa Monica, California, thì bạn đừng sợ khi bảo vệ sự an toàn của chính mình. Nếu bạn thấy một nhân viên ở bệnh viện ho hoặc hắt hơi và có nguy cơ lây lan mầm bệnh không mong muốn, hãy báo với người quản lý (trưởng phòng, trưởng khoa,…bất kì ai chịu trách nhiệm ở bệnh viện).
2. Phụ nữ có thai và mới sinh có thể làm gì để bảo vệ an toàn cho bản thân tại phòng khám của bác sĩ
Một lần nữa, việc thực hiện tốt vấn đề vệ sinh và tránh tiếp xúc với người bệnh chính là chìa khóa của sự an toàn. Nếu bạn sử dụng dung dịch rửa tay khô hoặc nếu phòng khám của bác sĩ hay bệnh viện có cung cấp (hầu hết đều có), hãy sử dụng sau khi bạn chạm vào các bề mặt như tay vịn ghế, tay nắm cửa,…
Nếu bạn bế theo em bé, hãy giữ bé gần bạn nhất có thể và tránh đối diện với người khác để giảm thiểu nguy cơ phải tiếp xúc với người lạ.
Bạn cũng nên biết rằng, hầu hết các phòng khám hay bệnh viện cũng làm hết khả năng để đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân, đặc biệt là bà mẹ và em bé mới sinh . Họ sẽ bố trí những khu vực hoặc phòng đợi riêng biệt dành cho những người có triệu chứng nhiễm coronavirus. Bác sĩ Adalja cũng nói thêm: “Hãy lưu ý rằng COVID 19 lây lan qua dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho hay hắt hơi. Vì vậy miễn là bạn giữ khoảng cách 2m với người có biểu hiện ho, hắt hơi, cũng như thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh thì bạn vẫn sẽ ổn.”
Tìm hiểu thêm: Trước khi mang thai cặp vợ chồng nên chuẩn bị những gì để có một thai kỳ khỏe mạnh
3. Nếu bạn đang cân nhắc việc sinh con tại nhà, bạn cần biết những gì?
Sinh con tại nhà hiện vẫn đang là chủ đề gây nhiều tranh cãi, dù ở những nước có nền y tế phát triển như Mỹ.
Ngày nay, 99% trẻ em được sinh tại bệnh viện hoặc các trung tâm sinh sản. Trường Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) cho biết đó là nơi an toàn nhất cho việc sinh con.
Tuy nhiên, các chuyên gia khác như Đại học Y tá Hộ sinh Hoa Kỳ (ACNM) nói rằng, nếu thai kỳ của bạn được coi là có nguy cơ thấp, và bạn đã có những sự chuẩn bị cần thiết cho việc sinh nở thì sinh tại nhà có thể là phương pháp thay thế an toàn so với sinh ở bệnh viện.
Quá trình sinh con tại nhà cần được theo dõi, hỗ trợ bởi nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sản khoa. Đồng thời bạn phải có phương tiện vận chuyển sẵn sàng để đưa bạn đến bệnh viện gần nhất trong trường hợp khẩn cấp.
Jennifer Wider, M.D., một chuyên gia về sức khỏe phụ nữ cho biết: “Nếu bạn đang cân nhắc việc sinh con tại nhà, bạn nên đảm bảo rằng nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa cần thiết, để giữ an toàn cho bạn trước khả năng phơi nhiễm trong quá trình sinh và sau đó. Bạn cũng nên hạn chế lượng khách đến trong quá trình sinh tại nhà của mình, đặc biệt là những người mới đi du lịch về.”
4. Ngay cả khi bạn không dự tính sinh con tại nhà, bạn có sẵn một số dụng cụ thiết yếu nào không?
Bệnh viện là nơi có thể cung cấp tất các các vật dụng cần thiết liên quan đến ca sinh nở cũng như đảm bảo vệ sinh, an toàn cho bạn và em bé.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể chuẩn bị một số đồ dùng thiết yếu chỉ đề đề phòng trường hợp bất khả kháng.
Chúng bao gồm các chất diệt khuẩn để giữ cho nhà bạn vô trùng nhất có thể, đặc biệt là khu vực có khả năng là nơi sinh của bạn. Bạn hãy lau sạch các bề mặt và yêu cầu trẻ lớn rửa tay sau khi đi học về.
Đối với các vật dụng có thể cần đến trong trường hợp bạn phải sinh tại nhà ngoài dự tính, hãy trao đổi với bác sĩ đa khoa của bạn. Họ sẽ cung cấp các khuyến nghị cá nhân hữu ích cho bạn.
5. Bạn sẽ sắp xếp với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh như thế nào nếu họ bị ốm
Bạn hãy trao đổi vấn đề này với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của mình vào cuộc hẹn tới. Hầu hết các phòng khám đều có bác sĩ, y tá trực luôn phiên kể cả trong trường hợp bác sĩ, y tá khác bị ốm.
Tốt nhất bạn nên đặt câu hỏi về bất cứ điều gì khiến bạn bận tâm liên quan đến ca sinh nở của mình.
Dù sự lo lắng cho cuộc sinh nở của mình là không thể tránh khỏi, đặc biệt trong thời điểm nhạy cảm hiện nay vì sự xuất hiện của COVID 19 . Chắc chắn, việc đến bệnh viện sẽ làm tăng thêm mối nghi ngại cho các mẹ bầu trong thời gian này.
Tuy vậy, chúng ta vẫn không thể phủ nhận rằng bệnh viện là nơi an toàn nhất cho cuộc vượt cạn của các mẹ. Xét đến nguy cơ bị lây nhiễm virus so với nguy cơ có thể xảy ra do biến chứng trong quá trình sinh, thì có lẽ mẹ đã đưa ra lựa chọn hợp lý nhất của mình.
>>>>>Xem thêm: Mua bảo hiểm thai sản: 5 điều cần lưu ý
Chuẩn bị trước khi sinh là cả một quá trình, không chỉ cho cuộc vượt cạn, mà là nhiều mặt khác. Chúng bao gồm từ thể chất, tinh thần đến vật chất, từ khi bạn biết được mầm sống nhỏ bé đang hình thành và lớn lên trong mình. Đối với nhiều mẹ, thậm chí việc này còn diễn ra từ trước đó nữa, khi bạn lên kế hoạch mang thai.
Trong hoàn cảnh hiện tại, các mẹ bầu ở những khu vực khác nhau, văn hóa khác nhau, sự tiến bộ xã hội khác nhau nhưng có điểm chung là đều mong muốn điều tốt nhất cho em bé sắp chào đời của mình. Vì vậy, các mẹ hãy cố gắng hết sức giữ vững tinh thần. Hãy chuẩn bị tốt nhất có thể cho cuộc sinh nở sắp tới của mình, được diễn ra một cách trọn vẹn nhất nhé.
Theo What to Expect
Lily Nguyễn lược dịch