Chế độ ăn cho bà bầu là một phần cực kỳ quan trọng trong kế hoạch chăm sóc sức khỏe thai kỳ. Vậy ở thời gian đang có dịch bệnh do COVID 19, việc ăn uống cho bà bầu có cần lưu ý gì đặc biệt không? Mời mẹ cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu chi tiết chủ đề này qua bài chia sẻ dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Chế độ ăn cho bà bầu thời dịch bệnh cần lưu ý gì?
Contents
1. Chế độ ăn cho bà bầu thông thường
Như chúng ta đã biết, khi chăm sóc sức khỏe thai kỳ, chế độ ăn uống cho bà bầu được lưu ý kỹ lưỡng. Vì, dinh dưỡng góp phần duy trì sức khỏe tốt cho mẹ bầu khi bước vào giai đoạn khá nhạy cảm, đề kháng và miễn dịch giảm. Bên cạnh đó, dinh dưỡng tốt cũng là mộ yếu tố trọng yếu tạo tiền đề cho sức khỏe của thai nhi từ những ngày hình thành, phát triển trong bụng mẹ đến khi ra đời, thậm chí là sau khi ra đời.
Chế độ ăn cho bà bầu thông thường được các tổ chức chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai khuyến nghị trung bình mỗi ngày là:
- 5 khẩu phần trái cây và rau củ một ngày, trong đó ít nhất có 2 khẩu phần rau lá xanh đậm và 1 khẩu phần trái cây họ cam quýt bưởi.
- 6 khẩu phần các thực phẩm chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt
- 3 khẩu phần sữa hoặc chế phẩm sữa không béo hoặc ít béo
- 2 hoặc 3 khẩu phần đạm lành mạnh như thịt nạc, thịt gà không da, cá hoặc các thực phẩm giàu đạm thực phẩm như đậu hũ hoặc một số thực phẩm khác chế biến từ các loại đậu.
- 8 ly nước
Dựa vào chế độ ăn đề xuất trên, chúng ta dễ dàng phân chia và sắp xếp khẩu phần cho các bữa ăn trong ngày. Các bữa ăn này bao gồm 3 bữa chính, 2-3 bữa phụ và uống lượng nước đầy đủ để bảo đảm cho sức khỏe của mẹ và đủ dinh dưỡng cần thiết cho bé phát triển.
Đương nhiên, ngoài chế độ ăn uống này, bà bầu cũng cần tuân thủ những yếu tố kết hợp khác cụ thể hơn theo yêu cầu chăm sóc sức khỏe thai kỳ. Các yếu tố cụ thể này như bổ sung axit folic, vitamin và một số khoáng chất cần thiết khác cho thai kỳ. Cũng như, việc tuân thủ chế độ nghỉ ngơi thư giãn, làm việc hợp lý, vận động phù hợp, tránh dùng một số thực phẩm bao gồm cả đồ ăn thức uống không có lợi cho thai kỳ,…Vì sự kết hợp tổng hợp này mới thực sự phát huy được hiệu quả của chế độ dinh dưỡng cho bà bầu khoa học đã được thiết lập.
2. Dinh dưỡng trong thời gian chống dịch bệnh
Dinh dưỡng luôn góp phần quan trọng để giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh, phòng tránh được bệnh tật. Chú ý chế độ dinh dưỡng đủ chất, lành mạnh, điều độ và khoa học là nguyên tắc không thay đổi với mỗi cá nhân kể cả những đối tượng dễ bị virus tấn công như người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em và những người có sức đề kháng yếu/ hệ miễn dịch yếu.
Trước tình hình dịch bệnh do COVID 19 đang lan rộng, tất cả chúng ta đều rất lo lắng cho vấn đề sức khỏe và phòng tránh dịch. Theo các chuyên gia, một trong những yếu tố góp phần phòng tránh dịch bệnh hiệu quả là chú ý dinh dưỡng tốt nhất và đặc biệt là an toàn thực phẩm ở mức cao nhất, để giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng đề kháng, giúp cho hệ miễn dịch của mỗi cá nhân hoạt động được tốt nhất.
Vậy cụ thể dinh dưỡng có thể làm được gì hay góp phần như thế nào trong việc phòng tránh dịch bệnh này? Dưới đây là các chú ý tóm lược nhưng rất cụ thể mà chúng ta có thể tham khảo:
2.1. Về chế độ dinh dưỡng hàng ngày
Mỗi cá nhân đều cần đảm bảo có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học hàng ngày như:
- Cần đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết gồm nhóm tinh bột đường, đạm, chất béo, nhóm khoáng chất và vitamin cho cơ thể.
- Tăng cường rau lá xanh đậm, tăng cường nhóm trái cây giàu vitamin C và chú ý chất đạm lành mạnh không quá nhiều chất béo
- Hạn chế các chất kích thích
- Ăn đúng bữa
- Uống đủ nước
2.2. Về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm
Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra khuyến cáo cho cộng đồng nói chung từ khi dịch bệnh mới bắt đầu về an toàn vệ sinh thực phẩm cơ bản như:
- Khi chế biến thức ăn, cần sử dụng dao và thớt cho đồ sống và đồ chín riêng biệt. Luôn rửa sạch tay giữa khâu sơ chế đồ sống và chuẩn bị đồ chín
- Không tiêu thụ gia súc gia cầm bị bệnh hoặc bị chết
- Tránh đụng vào gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thịt đã bị hư hỏng.
- Tránh tiếp xúc động vật hoang dã
- Rửa sạch tay với xà phòng sau khi đi chợ.
- Đeo găng tay bảo vệ khi tiếp xúc với vật nuôi, gia súc, gia cầm, thịt gia súc, thịt gia cầm
- Luôn thường xuyên rửa tay với xà phòng sau khi tiếp xúc với vật nuôi, gia súc, gia cầm, thịt gia súc, thịt gia cầm.
3. Chế độ ăn cho bà bầu thời dịch bệnh
Có thể thấy, chế độ ăn thông thường và những lưu ý về thực phẩm cần tuân thủ rất chặt chẽ trong thời gian có dịch bệnh. Trong tình hình đó, các bà bầu là đối tượng có đề kháng yếu hơn thông thường, nên chú trọng chế độ ăn hàng ngày và an toàn vệ sinh sinh thực phẩm càng cần phải kỹ lưỡng gấp đôi.
Theo đó, bảo đảm chế độ ăn cho bà bầu đáp ứng được những yêu cầu cần thiết để bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch, các bầu cần:
3.1. Tuân thủ nghiêm ngặt về vấn đề ăn toàn vệ sinh thực phẩm
- Không lui tới những khu vực buôn bán gia súc, gia cầm hay mổ giết gia súc gia cầm.
- Không tiếp xúc với vật nuôi, động vật hoang dã.
- Không đụng tay vào gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thịt gia súc gia cầm ôi thiu bị bệnh.
- Luôn rửa tay sạch sẽ sau khi đi chợ về.
- Dùng dụng cụ sơ chế và chế biến thực phẩm sống, chín riêng biệt. Đeo găng tay bảo vệ khi sơ thế thực phẩm sống. Rửa sạch sẽ và phơi khô các dụng cụ sơ chế thực phẩm sống.
- Không dùng thực phẩm không bảo đảm để chế biến món ăn.
- Ăn chín uống sôi và tuyệt đối không dùng thực phẩm tái, nấu chưa chín kỹ.
Tìm hiểu thêm: Que thử rụng trứng giá bao nhiêu, mua loại nào tốt?
3.2. Bảo đảm chế độ ăn cho bà bầu khoa học đủ chất hàng ngày
3.2.1. Về nhóm thực phẩm
Cần sử dụng nguồn thực phẩm phong phú và đa dạng để tận dụng được dinh dưỡng một cách đa dạng. Trong đó, cụ thể các nhóm thực phẩm cần có trong chế độ ăn hàng ngày gồm:
3.2.1.1. Nhóm rau củ quả
- Nhóm rau củ quả chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng cần thiết cho thai kỳ nhất là vitamin C và acid folic. Phụ nữ mang thai cần ít nhất 70mg vitamin C mỗi ngày. Và cá rau củ quả chứa nhiều vitamin C mà bạn có thể ưu tiên dùng như trái cây họ cam chanh bưởi, dưa lưới, các loại trái cây họ dâu , súp lơ xanh, cà chua và cải Brussel.
- Để ngăn chặn dị tật ống thần kinh ở thai nhi, phụ nữ mang thai cần tiếp nhận 0.4mg acid folic mỗi ngày. Các thực phẩm giúp bạn bổ sung lượng acid folic cần thiết có thể kể đến như nhóm rau lá xanh đậm và các loại đậu.
- Với 2-4 khẩu phần trái cây và 4-6 khẩu vần rau củ mỗi ngày sẽ giúp bạn bổ sung tương đối các vitamin và khoáng chất cần thiết như trên.
3.2.1.2. Nhóm ngũ cố nguyên hạt
- Nhóm ngũ cốc nguyên hạt sẽ cung cấp bột đường giúp tạo nguồn năng lượng cần thiết cơ thể. Bên cạnh đó, ngũ cốc nguyên hạt còn cung cấp các chất cần thiết cho thai kỳ như sắt, vitamin B, chất xơ và một số chất khác. Ngoài ra, nhóm ngũ cốc nguyên hạt cũng cung cấp một lượng acid folic nhất định hữu ích cho thai kỳ.
- Tùy vào trọng lượng cơ thể, hoạt động và sự phát triển giai đoạn thai kỳ mà lượng ngũ cố cần tiêu thụ ở mỗi thai phụ sẽ là khác nhau. Trung bình một phụ nữ mang thai bình thường cần tiêu thụ khoảng 6 khẩu phần ngũ cốc mỗi ngày.
3.2.1.3: Nhóm thực phẩm giàu đạm
- Thịt, cá, trứng và các loại đậu là nhóm thực phẩm giàu đạm và cung cấp đạm chủ yếu cho cơ thể bà bầu. Thêm vào đó, nhóm này còn cung cấp vitamin nhóm B và lượng sắt rất cần cho thai kỳ. Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ nhóm thực phẩm này càng trở nên quan trọng khi cơ thể cần một lượng sắt nhiều hơn để giúp thai nhi phát triển, cũng như giúp bà bầu giảm các triệu chứng như mệt mỏi, thiếu máu và thậm chí là góp phần giảm triệu chứng trầm cảm thai kỳ hiệu quả.
- Phụ nữ mang thai cần khoảng 27mg đạm mỗi ngày. Thực phẩm giàu đạm lành mạnh bạn có thể sử dụng là thịt nạc heo, thịt nạc bò, thịt gà không da, thịt cừu, cá và các loại hải sản khác trừ các loại có chứa hàm lượng thủy ngân cao.
- Phụ nữ mang thai cần tiêu thụ 3 khẩu phần đạm mỗi ngày.
3.2.1.4: Nhóm sữa và chế phẩm sữa
- Phụ nữ mang thai cần đến 1000mg canxi mỗi ngày, dó đó sữa và các chế phẩm sữa là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn cho bà bầu hàng ngày, bởi đây có thể được xem là nguồn thực phẩm giàu canxi dễ bổ sung nhất.
- Phụ nữ mang thai có thể dùng sữa cho bà bầu , sữa bình thường ít béo và các chế phẩm sữa đa dạng như phô mai, sữa chua.
- Một số thực phẩm cũng chưa một lượng canxi mà bạn có thể dùng đến là rau xanh, hải sản và các loại đậu kể cả đậu tươi và đậu khô.
- Một ngày, phụ nữ mang thai cần trung bình 3-4 khẩu phần sữa và chế phẩm sữa là có thể đáp ứng tương đối lượng canxi cần cho cơ thể ở thời gian này.
3.2.2. Lưu ý quan trọng khác
Chế độ dinh dưỡng chuẩn khoa học sẽ giúp bổ sung các chất cần thiết để các bà bầu vừa bảo đảm sức khỏe, lại tăng đề kháng lẫn bảo đảm cho sự phát triển tốt nhất của thai nhi. Tuy nhiên, thực tế không phải mọi bà bầu đều có thể thực hiện một cách cân đối hoặc đầy đủ nhất như lý thuyết. Thể trạng, tình trạng sức khỏe thực tế của mỗi bà bầu còn chịu chi phối bởi một số yếu tố khác.
Do đó, bên cạnh chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe nói chung, sức khỏe thai kỳ trong mùa dịch nói riêng, các bầu vẫn phải:
- Kiểm tra, khám thai định kỳ nghiêm ngặt.
- Tham khảo ý kiến bác sỹ để bổ sung các chất cần thiết khác qua viên uống theo đơn của bác sỹ, khi cơ thể thiếu nhiều hoặc chế độ dinh dưỡng không thực sự đáp ứng đủ hay cân bằng.
- Tăng cường các biện pháp phòng tránh dịch như rửa tay, đeo khẩu trang,…
- Tránh đến những nơi đông người nếu không cần thiết.
- Giữ tinh thần lạc quan, có thời gian nghỉ ngơi thoải mái.
- Chế biến món ăn đa dạng để kích thích vị giác giúp ăn ngon miệng hơn.
>>>>>Xem thêm: Cách thụ tinh nhân tạo bằng kỹ thuật nuôi trứng non trong ống nghiệm (IVM)
Có thể nói rằng, so với thông thường, chế độ ăn cho bà bầu trong thời gian có dịch bệnh do COVID 19 cần phải chú trọng hơn đây là điều chắc chắn. Ngoài chế độ dinh dưỡng khoa học luôn được đề cập dành cho thai kỳ, các bầu cần chú ý thêm nữa về khâu ăn uống đúng bữa, đủ lượng, đủ nước và nhất là, an toàn vệ sinh thực phẩm phải đẩy lên ở mức cao nhất. Bảo đảm các điều này chính là đảm bảo nhiều phần về tác dụng của dinh dưỡng thực phẩm đối với sức khỏe thai kỳ , cũng như nâng cao đề kháng cho mình trong thời điểm khá nhạy cảm này. Chúc các bầu luôn khỏe mạnh, đi qua mùa dịch bình an và sinh con thật khỏe mạnh nhé.
Nguồn tham khảo: WebMD, American Pregnancy, WHO & Healthline
Cát Lâm tổng hợp