Bệnh đẹn ở trẻ em hay còn gọi là bệnh tưa lưỡi là do nấm men Candida albicans trong khoang miệng của trẻ gây ra. Đây là nấm cơ hội, luôn có trong cơ thể người và chỉ phát triển mạnh khi môi trường không tốt hoặc sức đề kháng suy yếu. Nấm có thể nhiễm từ mẹ sang bé khi sinh hoặc nhiễm lúc bé bú.
Bạn đang đọc: Bệnh đẹn ở trẻ em và cách chăm sóc phòng ngừa đẹn quay trở lại
Bình thường, nấm được kìm chế bởi các vi khuẩn khác cùng sống trong ruột, nhưng khi sức đề kháng của bé giảm, hoặc bé dùng thuốc kháng sinh thì nấm có thể lạm phát sinh sôi, gây nhiễm trùng trên ống tiêu hóa. Bệnh đẹn ở trẻ em thường phát ra ở miệng, sinh ra những mảng màu trắng trên lưỡi, vòm miệng và trong má. Và bệnh cũng làm hăm hậu môn bé, tạo ra những mảng da màu đỏ, gây cảm giác bỏng rát.
Contents
1. Dấu hiệu của bệnh đẹn ở trẻ em
Bệnh đẹn ở trẻ em thường có những dấu hiệu đặc trưng như lưỡi của bé có những mảng trắng trên bề mặt và bị nứt những đường nhỏ, sau đó lan dần ra niêm mạc miệng và mép. Lúc đầu chỉ là những chấm nhỏ màu trắng sau đó lan rộng thành mảng trắng rồi chuyển thành vàng nâu, thậm chí có thể lan xuống vùng thanh quản, đặc biệt, tuy hiếm xảy ra nhưng nấm có thể lan xuống sâu tới phổi gây nguy hiểm đường hô hấp hoặc tấn công xuống dạ dày gây tiêu chảy cho trẻ. Đặc biệt không nên cạy bỏ những mảng trắng này vì khiến trẻ đau bỏ bú hoặc bỏ ăn.
Khi nấm phát triển, bé chán ăn, cáu gắt, và trẻ còn bú bị đẹn cũng có thể lây nhiễm sang mẹ cho con bú và điều này sẽ tạo thành chu kì tái lây nhiễm cho nhau. Núm vú của mẹ bị nhiễm nấm sẽ bị ngứa và đau, da bong tróc sau đó là đau dữ dội xung quanh vú khi con bú và đau xuyên qua cả núm vú.
2. Cách chăm sóc trẻ sao cho đẹn không quay trở lại
2.1. Nguyên nhân gây bệnh đẹn ở trẻ em
Đẹn ở trẻ em có thể là do bé đã bị nhiễm nấm Candida albicans, khi mang thai, mẹ nhiễm nấm âm đạo nên bé bị bệnh ngay từ khi chào đời. Hoặc cũng có thể khi chăm sóc trẻ , mẹ không cẩn thận với các mầm bệnh trú ẩn trong núm vú cao su, bình pha sữa. Hoặc miệng bé bị cặn sữa lên men tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Trẻ sẽ dễ bị đẹn nếu như không được uống nước tráng miệng sau khi bú hoặc ăn bột xong, và trước khi ngủ không đánh răng hoặc trẻ thường ăn bánh ngọt, kẹo cũng dễ bị đẹn. Các trẻ suy dinh dưỡng , sức đề kháng kém, trẻ bị suy hô hấp, có vấn đề về hệ tiêu hóa rất dễ nhiễm nấm và còn thường bị tái nhiễm nhiều lần.
2.2. Phòng chống bệnh đẹn ở trẻ em
Để phòng chống đẹn ở trẻ em, mẹ phải chăm sóc bé thật kỹ, đồng thời, rửa tay trước khi cho bé bú hay cho bé ăn. Những vật dụng cho bé ăn uống như bình sữa , núm vú, muỗng đĩa đều phải luộc trong nước sôi ít nhất 5 phút và phơi ngoài nắng trước khi cho bé dùng.
Tìm hiểu thêm: Làm gì khi trẻ bị ho – mách mẹ những mẹo xử lý cực hay
Khi trẻ bước sang tuổi ăn dặm nên tránh cho trẻ ăn thức ăn có gia vị, để thức ăn nguội vừa phải đừng cho trẻ ăn thức ăn còn nóng. Nên cho bé ăn sữa chua rất tốt trong việc đẩy lùi nấm. Các mẹ có thể dùng thuốc rơ miệng để tẩm gạc sạch rơ miệng cho bé khoảng 3 lần mỗi ngày để tạo môi trường kiềm không cho nấm mọc lại.
>>>>>Xem thêm: Chiều cao bé gái và 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của con
Nếu thấy trẻ vẫn không khỏi sau nhiều cách chăm sóc khác nhau và trẻ đau bỏ bú, bỏ ăn, các mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để có cách điều trị kịp thời. Hoặc khi nấm có dấu hiệu lan rộng hơn thì trẻ cần được đưa tới bác sĩ vì có thể cần kết hợp với thuốc uống trị nấm do mức độ viễm của trẻ đã nặng.
Và, để phòng ngừa bệnh đẹn ở trẻ , cần đặt trẻ nằm trên giường, sau đó dùng tay đã rửa thật sạch quấn gạc vô trùng, nhúng vào nước sôi để nguội lau nhẹ miệng trẻ và massage nướu của trẻ. Loại bỏ cặn sữa trong miệng bé 2 lần mỗi ngày để nấm không có điều kiện phát triển, chú ý không đưa tay sâu vào miệng trẻ khiến trẻ bị nôn trớ. Khi trẻ đã lớn, hãy cho trẻ đánh răng hàng ngày để tránh bị đẹn.
Để phòng tránh bệnh đẹn ở trẻ em, các mẹ cần vệ sinh tay cho bé thật sạch sẽ. Mẹ tránh việc để bé đưa tay vào miệng hoặc dùng tay ăn bốc thức ăn thường xuyên dễ khiến bệnh đẹn ở trẻ tái phát nhé.
Nguyên Lê