Cách dạy trẻ biết yêu thương có lẽ là việc mọi bậc cha mẹ đều muốn thực hiện thật tốt. Chúng ta có thể nghĩ rằng yêu thương là bản năng của trẻ và không cần dạy dỗ thì trẻ cũng tự biết yêu mọi người. Đây là suy nghĩ khá sai lầm. Vì cũng như tất cả các khía cạnh khác, yêu thương cũng là một “kỹ năng” mà trẻ cần được dạy, được chỉ dẫn để thực hiện đúng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số cách dạy trẻ biết yêu thương để áp dụng với con nhé.
Bạn đang đọc: Cách dạy trẻ biết yêu thương cha mẹ hãy áp dụng ngay
Contents
- 1 1. Vì sao dạy trẻ biết yêu thương lại quan trọng
- 2 2. Cách dạy trẻ biết yêu thương
- 2.1 2.1. Thực sự lắng nghe
- 2.2 2.2. Học cách nhìn nhận mọi thứ theo chiều hướng tích cực
- 2.3 2.3. Để áp dụng cách dạy trẻ biết yêu thương, bạn hãy ngừng “buôn chuyện”
- 2.4 2.4. Trau dồi trí tuệ xúc cảm cũng là cách dạy trẻ biết yêu thương
- 2.5 2.5. Không phân biệt đối xử với bất kỳ ai
- 2.6 2.6. Khuyến khích trẻ thực hiện những hành động tử tế không vị lợi
- 2.7 2.7. Thể hiện tình yêu với trẻ ngay cả khi con có những hành vi không tốt
1. Vì sao dạy trẻ biết yêu thương lại quan trọng
Chúng ta đều biết rằng tình yêu là một phần vô cùng cần thiết của cuộc sống, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Vậy vì sao dạy trẻ biết yêu thương lại quan trọng?
Đối với trẻ nhỏ, việc xây dựng một nhân cách tốt là nhiệm vụ của người lớn (cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ). Tất cả các bậc cha mẹ đều mong muốn hạnh phúc cho con cái thông qua việc hướng dẫn, dạy dỗ chúng bằng tình yêu, thời gian và nỗ lực để vươn tới thành công. Trong đó, tình yêu là yếu tố tạo nên nền tảng vững chắc để con phát triển để đi đến một tương lai tốt đẹp.
Tình yêu thương, đặc biệt là từ cha mẹ, sẽ giúp một đứa trẻ trước hết được bảo vệ nhiều hơn khỏi tác động của việc lạm dụng về mặt thể lý. Nó cũng giúp trẻ được yên tâm bất kể thành tích trong cuộc sống. Điều này góp phần lớn trong việc xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng của trẻ.
2. Cách dạy trẻ biết yêu thương
Dưới đây là một số cách dạy trẻ biết yêu thương rất dễ áp dụng, bạn có thể thử ngay:
2.1. Thực sự lắng nghe
Đây là một trong những cách dạy trẻ biết yêu thương bạn nên áp dụng.
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng mình luôn luôn đúng, và trẻ nhỏ chỉ là trẻ nhỏ và việc lắng nghe con là không cần thiết. Tuy nhiên, thực sự lắng nghe lại là một trong những cách dạy trẻ biết yêu thương mà bạn nên thực hiện.
Lắng nghe là nền tảng của một mối quan hệ yêu thương. Đây cũng là một trong những cách tốt nhất chứng tỏ cho trẻ thấy rằng trẻ là đối tượng quan trọng mà bạn muốn dành nhiều thời gian cho.
Nếu chiếc điện thoại thông minh “đánh cắp” sự chú ý của bạn trong cuộc trò chuyện với trẻ, bạn có thể nghĩ rằng đó không phải là vấn đề lớn, tuy nhiên đó sẽ không phải là cách trẻ suy nghĩ.
Khi được lắng nghe, trẻ cũng học được cách lắng nghe người khác. Từ đó, con sẽ xây dựng được mối quan hệ với người khác một cách nhanh chóng. Cũng như con có khả năng biến mối quan hệ đó trở nên lâu dài.
Để giúp trẻ rèn luyện kỹ năng lắng nghe, bạn hãy lắng nghe con trước. Khi trò chuyện với trẻ, bạn hãy cúi thấp hoặc quỳ gối để ở ngang tầm của trẻ. Hãy dành 100 % sự chú ý cho trẻ để con thấy rằng mình đang thực sự được lắng nghe và tôn trọng. Theo cách này, trẻ cũng học được cách liên kết và tập trung sự chú ý vào bạn (hoặc bất kì ai khác khi nói chuyện).
2.2. Học cách nhìn nhận mọi thứ theo chiều hướng tích cực
Học cách nhìn nhận mọi thứ theo chiều hướng tích cực chính là cách dạy trẻ biết yêu thương hiệu quả.
Trên thực tế, phần lớn chúng ta đều rất dễ nhìn nhận các tình huống theo chiều hướng tiêu cực. Chúng ta có thể không nhận ra, nhưng khi trông thấy một người có hành vi khác lạ, ta thường suy đoán người đó có mục đích xấu.
Hãy tưởng tượng bạn đang đưa con đi học trên một con đường có mật độ giao thông đông đúc, và một chiếc xe khác chạy cắt ngang đầu xe của bạn. Bạn sẽ phản ứng như thế nào trong trường hợp này?
Nếu bạn thốt ra những lời lẽ không hay vì bực bội, trẻ sẽ chú ý và ghi nhớ lời bạn lâu hơn. Và lần tới, khi một đứa trẻ khác giành đồ chơi của trẻ, hay cắt ngang hàng đợi lấy đồ ăn của trẻ, liệu trẻ có hành xử giống bạn?
Vì vậy, khi bắt gặp một người, một sự việc gây ảnh hưởng đến hoạt động của bạn và trẻ, bạn hãy đừng vội suy diễn theo hướng tiêu cực. Thay vào đó, bạn hãy hít thở sâu, sau đó hướng cả bản thân và trẻ đến một suy nghĩ tích cực. Ví dụ như: có lẽ cô ấy đang vội đến bệnh viện thăm ai đó, hay có lẽ con của chú ấy đang bị ốm,…
Có nhiều lý do để người khác thể hiện hành vi tồi tệ của mình, nhưng điều này không có nghĩa là bạn phải đáp trả tương tự. Qua hành động của bạn, trẻ sẽ học được cách nhìn thấy điều tốt đẹp ở người khác thay vì tự động cho rằng đó là điều tồi tệ. Đây gọi là lợi ích của sự hồ nghi và là sự thể hiện tình yêu theo cách nào đó, dù chắc chắn nó không dễ thực hiện.
2.3. Để áp dụng cách dạy trẻ biết yêu thương, bạn hãy ngừng “buôn chuyện”
Bạn có thể thắc mắc vì sao “buôn chuyện” lại có thể ảnh hưởng đến cách dạy trẻ biết yêu thương của bạn?
Có thể trên thực tế, bạn không phải là người nhiều chuyện. Tuy nhiên, vấn đề là mỗi lần trẻ vô tình bắt gặp bạn đang “nói xấu” người khác, bạn đang dạy trẻ rằng chúng có thể phán xét và làm tổn thương người khác.
Nếu trẻ phải giải quyết xung đột trong một mối quan hệ với bạn bè ở trường, bạn có thể trao đổi với trẻ một cách khách quan. Điều quan trọng là bạn cần tránh vào hùa với trẻ để kết án bạn của chúng (dù trẻ có lỗi hay không). Bạn hãy giúp con nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh và cùng con phân tích mặt tích cực, tiêu cực của vấn đề.
Qua thái độ và hành động, lời nói của mình, bạn sẽ giúp trẻ nhận thấy được con nên đối xử tử tế và thể hiện tình yêu với người khác bất kể hoàn cảnh như thế nào. Điều này có thể ngăn một vấn đề nhỏ trở thành vấn đề lớn.
Tìm hiểu thêm: Kẽm và cách bổ sung hiệu quả giúp trẻ phát triển tòan diện
2.4. Trau dồi trí tuệ xúc cảm cũng là cách dạy trẻ biết yêu thương
Không ai thích một cơn giận dữ của trẻ. Cũng chẳng ai thích trẻ ăn vạ . Mặt khác, nếu bạn dạy trẻ kìm nén cảm xúc của mình, trẻ sẽ không học được cách quản lý chúng. Vậy làm thế nào để trẻ học được cách cân bằng cảm xúc của mình.
Đầu tiên, bạn hãy học cách chú ý đến cảm xúc của chính bạn. Khi bạn cần một khoảng thời gian để trấn tĩnh, hãy tiến hành. Khi bạn cần thời gian nghỉ ngơi, hãy thực hiện.
Bạn hãy cho trẻ thấy rằng, cảm xúc tiêu cực là đèn cảnh báo cho thấy trẻ đang bị quá tải và cần được giải tỏa. Đó không phải là hố đen đáng sợ để lảng tránh. Điều quan trọng là bạn hãy giúp trẻ giải tỏa cảm xúc tiêu cực đó một cách đúng đắn, không làm tổn thương chính mình và người xung quanh.
Khi trẻ chấp nhận cảm xúc của chính mình, con sẽ được trang bị tốt hơn để chú ý và hỗ trợ người khác. Nó được gọi là trí tuệ xúc cảm. Đây có thể là chìa khóa cho sự thành công trong tương lai của trẻ.
2.5. Không phân biệt đối xử với bất kỳ ai
Khi bạn cùng trẻ đi ăn ở ngoài, bạn có chắc chắn mình thể hiện thái độ tôn trọng với cô phục vụ bàn như cách bạn đối xử với cô giáo của trẻ. Dù bạn không để ý, nhưng trẻ vẫn luôn quan sát và học theo bạn.
Vì vậy bạn không nên phân biệt đối xử với bất kỳ ai. Thật dễ dàng khi bạn thể hiện tình yêu với những người dễ thương. Tuy nhiên, nếu bạn thể hiện tình cảm thân thương với cả những người khó ưa, nó thậm chí còn tác động mạnh mẽ đến trẻ hơn nhiều lần.
2.6. Khuyến khích trẻ thực hiện những hành động tử tế không vị lợi
Thực hiện những hành động tử tế không vị lợi là cách dạy trẻ biết yêu thương vô cùng tuyệt vời.
Bạn hãy cùng ngồi xuống với trẻ và nghĩ về những hành động tử tế ngẫu nhiên khác nhau mà bạn và con có thể thực hiện để khiến người thân, bạn bè, người xung quanh cảm thấy được yêu thương. Những hành động không vị lợi sẽ trở nên ý nghĩa hơn nếu được thực hiện trong hoàn cảnh người khác thực sự cần đến.
2.7. Thể hiện tình yêu với trẻ ngay cả khi con có những hành vi không tốt
Việc thể hiện tình yêu với trẻ khi con có những hành vi không tốt không phải là điều dễ dàng. Bạn hãy tưởng tượng mình đang đưa con đi mua sắm, và vì một điều gì đó mà trẻ cứ đá vào sau ghế ngồi của bạn. Bạn đã yêu cầu trẻ ngưng hành động đó lại nhưng con không nghe và vẫn tiếp tục thực hiện.
Chắc chắn ai ở trong tình huống này cũng sẽ rất tức giận. Bạn có thể la mắng trẻ, nhưng có một sự thật hiển nhiên không bao giờ thay đổi đó là bạn vẫn yêu chúng. Vậy, bạn hãy cố gắng thể hiện tình yêu đó ngay cả khi con đang thể hiện thái độ ngỗ ngược, bằng cách thay đổi lời nói và hành động của mình.
Thay vì nói “Con thật là hư”, hãy nói “Việc con đá vào ghế của mẹ là hành động mẹ không chấp nhận được”. Việc dán nhãn “hư có thể làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ.
>>>>>Xem thêm: Tập yoga cho trẻ mang lại nhiều lợi ích không ngờ mẹ cần biết
Khi bạn giải quyết tình huống theo cách đầy yêu thương, trẻ sẽ có nhiều khả năng đáp lại tình cảm đó và thay đổi hành vi của mình. Đây chính là chìa khóa cho sự trưởng thành thực sự.
Cách dạy trẻ biết yêu thương là việc tưởng dễ dàng nhưng không hề dễ chút nào. Trẻ nhỏ giống như tờ giấy trắng và bạn chính là những bản mẫu mà con sẽ “sao chép” vào trong quyển vở cuộc đời của mình. Dù khó khăn, nhưng bạn hãy cố gắng kiểm soát hành động, lời nói và thái độ của mình đối với mọi người để làm gương cho trẻ. Đó chính là bước cơ bản nhất trong cách dạy trẻ biết yêu thương bản thân và người khác.
Theo ECR4KIDS
Lily Nguyễn lược dịch