Tự kỷ có phải là bệnh không, vì sao việc chẩn đoán lại có nhầm lẫn?

Rate this post

Tự kỷ có phải là bệnh không hẳn là câu hỏi của nhiều bậc cha mẹ. Vì chúng ta thường khá quen thuộc với cách nói “bệnh tự kỷ”. Tuy nhiên thực tế thì tự kỷ không thực sự là một loại bệnh. Nó là một hội chứng gồm các khuyết tật về phát triển do bất thường não bộ. Chúng ta cùng tìm hiểu vì sao hội chứng này thường bị chẩn đoán nhầm lẫn, và được mọi người mặc định là một căn bệnh nhé. 

Bạn đang đọc: Tự kỷ có phải là bệnh không, vì sao việc chẩn đoán lại có nhầm lẫn?

Tự kỷ có phải là bệnh không, vì sao việc chẩn đoán lại có nhầm lẫn?

1. Hội chứng tự kỷ và các dạng bệnh tâm thần

Không hiếm người đặc biệt là người trưởng thành, bị chẩn đoán nhầm với bệnh tâm thần, trước khi nhận được chẩn đoán hội chứng Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder – ASD). Có lẽ vì các dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ cũng như người lớn bị mắc khá phức tạp. Và những chẩn đoán nhầm lẫn sẽ dẫn đến việc can thiệp, hỗ trợ không đúng cách khiến người mắc ASD khó cải thiện kỹ năng để hội nhập cộng đồng hơn.

Nhìn chung bệnh về tâm thần và khuyết tật phát triển như tự kỷ không giống nhau. Mặc dù có nhiều người mắc ASD cũng bị bệnh tâm thần. Trên thực tế, đối với tình trạng lo âu và trầm cảm nói riêng, thì những người bị tự kỷ có khả năng bị mắc với tỷ lệ cao hơn so với dân số nói chung.

Khi ai đó bị tự kỷ cũng mắc bệnh tâm thần, nó được gọi là chẩn đoán kép. Thông thường, một khi được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ, các triệu chứng của bệnh tâm thần như lo âu và trầm cảm sẽ giảm bớt. Điều này là do bệnh nhân được can thiệp và hỗ trợ đúng, cũng như được tiếp cận nhiều hơn với các nguồn lực khi chẩn đoán đúng tình trạng. 

Tự kỷ có phải là bệnh không, vì sao việc chẩn đoán lại có nhầm lẫn?

2. “Tự kỷ có phải là bệnh không” – Vì sao mọi người thường mặc định câu trả lời là có?

Chúng ta thường có thói quen quy mọi tình trạng bất thường về thể chất và tinh thần là bệnh. Tuy nhiên, không phải bất cứ loại nào trong số bất thường đó cũng là bệnh. Cụ thể là hội chứng rối loạn phổ tự kỷ.

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi tự kỷ có phải là bệnh không chắc chắn là không.

Như đã đề cập ở trên, tự kỷ là một tình trạng khuyết tật về phát triển do bất thường ở não bộ. Đây là một dạng rối loạn phát triển có thể ảnh hưởng đến khả năng học hoặc hiểu một số suy nghĩ của một người. Từ đó, nó tác động đến cuộc sống, học tập, giao tiếp xã hội và đặc biệt là hòa nhập với cộng đồng của người bị tự kỷ.

Về bệnh tâm thần, đây là tình trạng sức khỏe liên quan đến những thay đổi về tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ và hành vi. Các loại bệnh tâm thần phổ biến nhất là lo âu và trầm cảm . Nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và có thể điều trị được bằng thuốc, liệu pháp hoặc kết hợp cả hai.

Không giống như vậy, rối loạn phát triển là những khuyết tật suốt đời. 

Tự kỷ có phải là bệnh không, vì sao việc chẩn đoán lại có nhầm lẫn?

3. Phân biệt bệnh tâm thần và hội chứng tự kỷ

Để hiểu rõ hơn về câu hỏi tự kỷ có phải là bệnh không, và làm thế nào để không nhầm lẫn nó với bệnh tâm thần, chúng ta hãy cùng phân biệt nhé.

3.1. Bệnh tâm thần

3.1.1. Nguyên nhân

Các yếu tố nguy cơ:

  • Di truyền.
  • Bị ảnh hưởng từ mẹ khi còn trong bào thai bao gồm: nhiễm độc, căng thẳng, nhiễm trùng.
  • Rối loạn dẫn truyền thần kinh.
  • Môi trường: sự căng thẳng, lạm dụng chất gây nghiện, chấn thương.

3.1.2. Biểu hiện

Biểu hiện phổ biến của bệnh về tâm thần:

  • Luôn thấy buồn phiền.
  • Lo lắng quá mức.
  • Thay đổi tâm trạng đáng kể.
  • Thiếu sức sống.
  • Không có khả năng đối mặt với một vấn đề.
  • Có ý nghĩ tự tử hoặc làm tổn thương bản thân.
  • Suy nghĩ không rõ ràng.
  • Cảm giác tội lỗi, thù địch hoặc tức giận dữ dội.
  • Tự cô lập khỏi gia đình, bạn bè.
  • Không thực tế.
  • Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ.

3.1.3. Thời điểm xuất hiện và điều trị

  • Thời điểm xuất hiện : Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng ở bất kì thời điểm nào trong cuộc đời.
  • Điều trị : Thuốc, liệu pháp hoặc kết hợp cả hai.
  • Khả năng điều trị khỏi : Có thể. 

Tự kỷ có phải là bệnh không, vì sao việc chẩn đoán lại có nhầm lẫn?

3.2. Hội chứng tự kỷ

3.2.1. Nguyên nhân

Các yếu tố nguy cơ:

  • Có anh, chị, em bị tự kỷ.
  • Sinh ra bởi cha mẹ lớn tuổi.
  • Thiếu cân trầm trọng khi mới sinh.
  • Mắc một hội chứng liên quan đến gene như: Down, Rett.

3.2.2. Biểu hiện

Biểu hiện tiêu biểu của hội chứng tự kỷ:

  • Ít hoặc không giao tiếp bằng mắt.
  • Không nhìn hay lắng nghe người khác.
  • Không phản ứng/ phản hồi trước hành động gây chú ý của người khác đối với mình.
  • Có vấn đề đối với việc trò chuyện qua lại với người khác.
  • Có nét mặt, cử chỉ và chuyển động không khớp với những gì đang nói.
  • Có tông giọng bất thường.
  • Khó hiểu quan điểm hoặc dự đoán hành động của người khác.
  • Có các hành vi bất thường hoặc lặp đi lặp lại một/ các hành vi nhất định.
  • Có sở thích quá tập trung.
  • Không có khả năng đối phó với những thay đổi trong thói quen sinh hoạt hay lịch trình hàng ngày.
  • Độ nhạy cảm cao hơn hoặc ít hơn đối với đầu vào cảm giác như tiếng ồn hay nhiệt độ. 

Tìm hiểu thêm: Tăng chiều cao bằng cách nào nhanh nhất cho trẻ mẹ có biết

Tự kỷ có phải là bệnh không, vì sao việc chẩn đoán lại có nhầm lẫn?

3.2.3. Thời điểm xuất hiện, chẩn đoán và điều trị

  • Thời điểm xuất hiện : Có một số yếu tố nguy cơ phổ biến và ASD thường mắc phải ngay từ khi mới sinh.
  • Chẩn đoán : Có thể phát hiện dựa vào một số biểu hiện đặc trưng từ khi trẻ dưới 1 tuổi.
  • Điều trị : Kết hợp các liệu pháp, dịch vụ và hỗ trợ. Không có thuốc đặc trị, chỉ có thể dùng để cải thiện chức năng bằng cách giúp cá nhân kiểm soát các vấn đề như co giật, trầm cảm, mức năng lượng cao hay khó tập trung.
  • Khả năng điều trị khỏi : Không thể. ASD là khuyết tật suốt đời. Người mắc chỉ có thể cải thiện kỹ năng để hòa nhập cộng đồng.

ASD là tình trạng khuyết tật về phát triển. Nhưng một số người bị mắc hội chứng này cũng có những khả năng đối với một số lĩnh vực. Ví dụ như:

  • Khả năng ghi nhớ thông tin trong thời gian dài.
  • Là người có khả năng học hỏi mạnh mẽ thông qua thị giác và thính giác.
  • Là người xuất sắc trong một chủ đề cụ thể. Ví dụ như toán học, nghệ thuật hoặc âm nhạc. 

Tự kỷ có phải là bệnh không, vì sao việc chẩn đoán lại có nhầm lẫn?

4. Hội chứng ASD còn kéo theo khá nhiều lời đồn thổi liên quan

Trên thực tế, khá nhiều người thắc mắc tự kỷ có phải là bệnh không. Hội chứng này còn kéo theo khá nhiều lời đồn thổi. Tiêu biểu như:

  • Vaccine là nguyên nhân gây ra hội chứng tự kỷ

Sự thật : Đã có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa vaccine và hội chứng tự kỷ . Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy có sự liên quan giữa vaccine và ASD. Mặc dù có nhiều yếu tố nguy cơ góp phần gây ra hội chứng tự kỷ. Nhưng các loại vaccine không nằm trong số đó.

  • Trẻ/ người mắc ASD không muốn có bạn

Sự thật : Chắc chắn là một số người bị tự kỷ muốn tránh xa người khác. Nhưng đại đa số họ thích giao lưu và có bạn. Tuy nhiên vấn đề của người mắc ASD là một số không biết cách tương tác với người khác. Điều này có thể dẫn đến việc họ mắc phải sai lầm trong giao tiếp xã hội. Nó khiến họ cảm thấy lo lắng về việc giao tiếp với người khác trong tương lai.

  • Trẻ/ người bị tự kỷ không thể học tập

Sự thật : Đối với một số người bị tự kỷ, học tập là một thách thức lớn. Tuy họ cũng có thể thực hiện nhưng tiến trình sẽ diễn ra rất chậm. Những giáo viên hiểu và có kinh nghiệm làm việc hoặc dạy người tự kỷ có thể tạo ra sự thay đổi lớn đối với hiệu quả học tập của trẻ mắc ASD. 

Tự kỷ có phải là bệnh không, vì sao việc chẩn đoán lại có nhầm lẫn?

  • Trẻ/ người mắc ASD có khả năng tính toán tuyệt vời

Sự thật : Một số người bị tự kỷ có khả năng đặc biệt trong một lĩnh vực cụ thể. Ví dụ họ có thể đọc thuộc lòng danh bạ điện thoại hoặc tính toán các vấn đề toán học phức tạp trong đầu. Nhưng hầu hết đều không có khả năng tương tự. Mặc dù vậy, một số người tự kỷ có những điểm mạnh vô cùng ấn tượng khiến họ thậm chí trở nên nổi tiếng.

  • Trẻ/ người bị tự kỷ không có cảm nhận , hay không thể diễn tả cảm xúc của mình, hoặc không hiểu được cảm giác của người khác.

Sự thật : Những người bị tự kỷ tận hưởng các cung bậc cảm xúc theo cách riêng của mình. Và họ cũng thể hiện chúng theo những cách khác nhau. Mặc dù một số người mắc ASD có thể gặp khó khăn khi giải mã các giao tiếp không lời hay ngữ điệu giọng nói. Nhưng phần lớn người tự kỷ có thể cảm thấy đồng cảm khi người khác thể hiện rõ ràng cảm xúc của họ.

  • Trẻ/ người bị tự kỷ có vấn đề về trí tuệ

Sự thật : Rối loạn phổ tự kỷ là rối loạn về phát triển, không phải trí tuệ. Điều này có nghĩa là những người mắc chứng tự kỷ thường có chỉ số IQ bình thường hoặc trên mức bình thường, và họ có thể xuất sắc trong nhiều lĩnh vực. Trên thực tế, 44% trẻ em được xác định mắc ASD có khả năng trí tuệ trung bình hoặc trên trung bình. 

Tự kỷ có phải là bệnh không, vì sao việc chẩn đoán lại có nhầm lẫn?

>>>>>Xem thêm: Trẻ xì hơi quá 10 lần/ngày có thể gây nguy hiểm sức khỏe, mẹ ơi đừng chủ quan!

Tự kỷ có phải là bệnh không qua những thông tin trên hy vọng bạn đã có câu trả lời cho mình. Rất nhiều người tự kỷ tìm thấy thành công trong cuộc sống. Một chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ không có nghĩa là sự kết thúc ước mơ, khát vọng của một đứa trẻ, một người hay cha mẹ họ. Với chẩn đoán sớm, chính xác, liệu pháp thích hợp và sự hỗ trợ cần thiết, những đứa trẻ/ những người mắc ASD vẫn có thể tận hưởng các mối quan hệ và cuộc sống tốt đẹp.

Theo Arrow Passage

Lily Nguyễn lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *