Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ là một yếu tố vô cùng quan trọng, trong việc giúp chúng ta phát hiện ra tình trạng này ở trẻ sớm. Việc can thiệp và hỗ trợ sớm cho trẻ tự kỷ sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của các bé sau này. Trẻ có thể nhận được sự giáo dục theo phương pháp phù hợp. Từ đó, các con sẽ học được các kỹ năng cần thiết và hòa nhập tốt hơn với cộng đồng khi lớn lên.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ mọi cha mẹ đều cần lưu ý
Contents
1. Các dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ phổ biến
Hội chứng tự kỷ (Autism Syndrome Desorder – ASD) là một dạng khuyết tật về quá trình phát triển do các bất thường của não bộ gây ra. Hội chứng này có một số triệu chứng đặc trưng mà nếu quan sát kỹ, chúng ta có thể phát hiện ở trẻ rất sớm.
Dưới đây là một số dấu hiệu giúp nhận biết trẻ tự kỷ phổ biến:
1.1. Các dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ phổ biến
Những dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ đặc trưng, được xem là “báo động đỏ” bao gồm:
- Trẻ không phản ứng khi được gọi tên khi được 12 tháng tuổi.
- Trẻ không chỉ vào đồ vật hay người để thể hiện sự thích thú của mình khi được 14 tháng tuổi.
- Trẻ không chơi trò giả vờ khi được 18 tháng tuổi.
- Trẻ tránh giao tiếp bằng mắt và thích ở một mình.
- Trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu được cảm xúc của người khác hay khi tự nói về cảm xúc của bản thân.
- Trẻ chậm nói và chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ.
- Trẻ lặp đi lặp lại từ hoặc cụm từ.
- Trẻ trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi.
- Trẻ khó chịu bởi bất kì thay đổi nào trong lịch trình sinh hoạt hàng ngày.
- Trẻ yêu thích (đến nỗi giống như bị ám ảnh) một đồ vật hay hành vi.
- Trẻ thích vuốt cánh tay, lắc lư người hay xoay tròn.
- Trẻ phản ứng khác thường với âm thanh, mùi vị, cảm giác hay vẻ ngoài của sự vật sự việc.
1.2. Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ qua sự phát triển kỹ năng xã hội
Các vấn đề về kỹ năng và giao tiếp xã hội là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ đặc trưng nhất. Trẻ bị hội chứng tự kỷ không chỉ gặp một vài khó khăn trong giao tiếp xã hội ví dụ như sự nhút nhát. Mà chúng là nguyên nhân gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với cuộc sống hàng ngày của trẻ.
Như một số dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ đã đề cập ở trên, chúng ta thấy rằng trẻ tự kỷ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.
Thông thường, hầu hết trẻ em đã rất tò mò và thích thú khám phá thế giới xung quanh mình ngay từ khi mới sinh ra. Một đứa trẻ một tuổi đã có thể dùng giao tiếp mắt, bắt chước lời nói, hành động và sử dụng ngôn ngữ cơ thể đơn giản để tương tác với mọi người. Chúng cũng thể hiện sự hào hứng với các trò chơi có tính tương tác như ú òa. Tuy nhiên, đối với trẻ bị tự kỷ thì việc học hỏi những kỹ năng đơn giản này lại cực kì khó khăn.
Một số trẻ tự kỷ không có bất kì sự hứng thú nào đối với người xung quanh. Cũng có những trẻ rất muốn kết bạn nhưng lại không biết làm như thế nào. Rất nhiều trẻ mắc ASD phải trải qua thời gian và khó khăn để học cách đợi đến lượt, thay phiên và chia sẻ – nhiều hơn hẳn so với trẻ bình thường. Việc này khiến cho các trẻ khác không muốn chơi với chúng.
Trẻ bị tự kỷ cũng gặp vấn đề trong việc thể hiện hay đề cập đến cảm xúc của bản thân cũng như của người khác. Rất nhiều trẻ mắc ASD vô cùng nhạy cảm với việc bị đụng chạm và không muốn được ôm ấp hay vuốt ve. Những hành vi tự kích thích (như vuốt cánh tay) khá phổ biến ở trẻ tự kỷ. Lo lắng và trầm cảm cũng ảnh hưởng đến một số trẻ tự kỷ. Tất cả các triệu chứng này có thể làm cho các vấn đề xã hội khác trở nên khó kiểm soát hơn.
1.3. Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ qua khả năng giao tiếp
Mỗi trẻ mắc hội chứng tự kỷ ở các mức độ khác nhau cũng có khả năng giao tiếp khác nhau. Một số trẻ có thể nói năng trôi chảy nhưng một số khác lại không thể nói hoặc nói được rất ít. Khoảng 40 % trẻ tự kỷ không hề nói chuyện, 25 – 30 % trẻ nói được một số từ khi đến 12 – 18 tháng tuổi và sau đó mất chúng. Một số trẻ tự kỷ khác có thể nói chuyện nhưng đến sau này, khi đã lớn.
Những dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ qua khả năng giao tiếp thể hiện qua việc trẻ:
- Chậm nói và phát triển ngôn ngữ.
- Lặp đi lặp lại từ hay cụm từ.
- Dùng ngược đại từ (ví dụ nói “bạn/ mẹ/ bố” thay vì “con”).
- Trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi.
- Không chỉ vào người, đồ vật,…và không phản ứng lại hành động chỉ trỏ (ví dụ như nhìn theo ngón tay khi mẹ chỉ.)
- Ít hoặc không sử dụng ngôn ngữ cơ thể.
- Nói chuyện với giọng điệu vô cảm hay ngữ điệu bất thường.
- Không biết chơi trò giả vờ.
- Không hiểu các trò đùa, chế nhạo hay trêu chọc.
Trẻ bị tự kỷ nếu nói chuyện sẽ dùng ngôn ngữ một cách bất thường. Trẻ thường không nói một câu thực sự mà chỉ nói một từ một lần, lặp đi lặp lại từ hay cụm từ, hoặc lặp lại lời của người khác. Sự lặp lại này được gọi là nói nhại, trẻ có thể nhại lại ngay sau khi bạn nói hoặc một thời gian sau.
Ví dụ, khi bạn hỏi: “Con có uống nước cam không?”, trẻ sẽ nhai lại “Con có uống nước cam không?” thay vì trả lời câu hỏi của bạn.
Tìm hiểu thêm: Sữa óc chó có tốt không, khi nào trẻ uống được loại sữa hạt này?
Mặc dù thông thường một đứa trẻ sẽ trải qua giai đoạn lặp lại những gì chúng nghe được. Nhưng tình trạng này thường kết thúc khi trẻ bước qua 3 tuổi. Điều này không xảy ra với trẻ tự kỷ. Trẻ sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn để học được cách lắng nghe và hiểu những gì người khác nói.
Trẻ tự kỷ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu và dùng cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể hoặc ngữ điệu giọng nói. Ví dụ, trẻ tự kỷ sẽ không hiểu hành động vẫy tay chào là gì. Các biểu cảm trên khuôn mặt, chuyển động cơ thể và cử chỉ khi trẻ tự kỷ nói chuyện sẽ không khớp với những gì trẻ nói. Trẻ có thể sẽ cười khi đang nói về một chuyện buồn.
Trẻ tự kỷ có thể nói “tôi” trong khi ý chúng là “bạn”. Ngữ điệu giọng nói của trẻ thường vô cảm, cứng nhắc hoặc cao bất thường. Trẻ mắc ASD cũng có thể đứng quá gần người mà chúng trò chuyện, hoặc nói về một chủ đề quá lâu. Trẻ cũng sẽ chủ yếu nói về điều mình thích hơn là trao đổi với tính tương tác với người đối diện.
Một số trẻ tự kỷ có kỹ năng ngôn ngữ tốt thường nói chuyện theo kiểu “cụ non” mà không tiếp thu được cách nói chuyện theo đúng độ tuổi của mình.
1.4. Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ qua các sở thích và hành vi khác thường
Chúng ta cũng có thể thấy được một số dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ qua các sở thích và hành vi khác thường. Ví dụ như trẻ thường:
- Xếp đồ chơi hay đồ vật thành hàng thẳng.
- Chơi một món đồ chơi chỉ theo một cách mỗi lần chơi.
- Thích một bộ phận của đồ chơi hay đồ vật (ví dụ như bánh xe.)
- Cực kì ngăn nắp.
- Khó chịu, căng thẳng hay mất kiểm soát khi có một sự thay đổi, trong lịch trình sinh hoạt hay cách sắp xếp đồ vật của mình.
- Ám ảnh một sở thích nào đó.
- Phải tuân theo một lịch trình không thay đổi.
- Tự vuốt cánh tay, lắc lư người hay xoay tròn.
Các chuyển động lặp lại của trẻ tự kỷ có thể bao gồm chuyển động của một phần hoặc toàn bộ cơ thể, hoặc thậm chí là một đồ vật hay đồ chơi.
Ví dụ, trẻ ASD có thể dành nhiều thời gian để vuốt cánh tay, lắc lư qua lại, liên tục bật tắt đèn, hay xoay bánh xe ô tô đồ chơi. Những hoạt động này được gọi là hành động tự kích thích.
Trẻ bị ASD thường tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình hay thói quen của mình. Bất kì sự thay đổi nào, dù nhỏ, trong nếp sống bình thường hàng ngày – như dừng lại trên đường đi học về – có thể khiến trẻ cực kì khó chịu. Lúc này, trẻ sẽ dễ mất kiểm soát hoặc nổi cơn thịnh nộ, đặc biệt khi ở nơi xa lạ.
Một số trẻ bị ASD cũng có thể phát triển các thói quen có vẻ bất thường hoặc không cần thiết. Ví dụ, trẻ có thể cố gắng nhìn vào mọi cửa sổ của những ngôi nhà mình đi qua. Hoặc trẻ muốn xem muộn cuộn băng video từ đầu đến cuối, bao gồm cả những phần phụ như tóm tắt đầu phim hay chỉnh sửa cuối phim. Việc không được phép thực hiện những thói quen này sẽ khiến trẻ bị bực bội và nổi giận.
2. Những dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ khác mà bạn cần theo dõi
Một số trẻ mắc ASD có thể biểu hiện những triệu chứng khác. Bạn có thể cần chú ý đến một số dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ khác đó như sau:
Trẻ có thể:
- Vô cùng hiếu động.
- Hành động bốc đồng.
- Không thể tập trung lâu vào việc gì.
- Hay gây hấn.
- Tự làm mình bị thương.
- Thường nổi cơn thịnh nộ.
- Có thói quen ăn, thói quen ngủ thất thường.
- Có tâm trạng, cảm xúc thất thường.
- Ít thấy sợ hãi hoặc sợ hãi quá mức.
- Phản ứng không bình thường với âm thanh, mùi, vị, vẻ ngoài của sự vật hoặc cảm xúc của chính mình.
Đối với âm thanh, mùi, vị, vẻ ngoài của sự vật hay cảm xúc của mình, trẻ bị mắc ASD thường có phản ứng không giống như trẻ bình thường. Ví dụ, trẻ có thể vô cảm hoặc trở nên quá khích với cảm giác đau đớn hay âm thanh quá lớn.
Trẻ cũng có thói quen ăn uống bất thường. Ví dụ, trẻ chỉ ăn một số loại thực phẩm nhất định, có những trẻ ăn cả những món không phải thực phẩm như đất, đá. Trẻ cũng có thể gặp các vấn đề như táo bón mãn tính hay tiêu chảy.
Trẻ tự kỷ cũng thường có thói quen ngủ kỳ quặc, có tâm trạng hay phản ứng cảm xúc bất thường. Ví dụ, trẻ có thể cười hay khóc vào những thời điểm bất thường, hoặc không biểu lộ cảm xúc vào những thời điểm bạn mong đợi. Ngoài ra, trẻ có thể không sợ những thứ nguy hiểm mà lại sợ những đồ vật hoặc sự kiện vô hại.
Trẻ mắc ASD phát triển các khả năng khác nhau ở các lĩnh vực khác nhau. Trẻ thường gặp vấn đề về khả năng phát âm, học tập, kỹ năng ngôn ngữ , xã hội trong khi các kỹ năng vận động khác như đi lại thì bình thường như trẻ khác cùng độ tuổi.
Một đứa trẻ tự kỷ có thể rất giỏi giải ô chữ hay sửa máy tính, nhưng lại gặp khó khăn trong việc nói chuyện, giao tiếp và kết bạn. Chúng có khả năng học các kỹ năng khó trước, ví dụ như phát âm một từ dài, khó, nhưng lại không thể nói cho bạn biết vần “b” tạo ra những âm nào khi đọc.
>>>>>Xem thêm: Bệnh thủy đậu ở trẻ em và 9 điều liên quan nhất định mẹ nên biết
Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ bao gồm rất nhiều biểu hiện trong các lĩnh vực khác nhau mà mọi đứa trẻ thường trải qua. Dù mỗi đứa trẻ đều phát triển theo một tốc độ riêng và rất khó để nói được khi nào thì chúng sẽ học một kỹ năng cụ thể. Tuy nhiên, có những mốc phát triển cụ thể theo độ tuổi được sử đụng để đo lường sự tiến bộ về mặt xã hội và cảm xúc của trẻ trong vài năm đầu đời. Đây chính là cơ sở để các chuyên gia đánh giá trẻ có gặp vấn đề gì bất thường hay không.
Các dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ cụ thể được đề cập đến ở trên có thể không phải là toàn bộ biểu hiện của một đứa trẻ mắc hội chứng tự kỷ. Nhưng, trong quá trình chăm sóc trẻ, nếu bạn nhận thấy trẻ thể hiện những dấu hiệu này, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Họ sẽ đưa ra những đánh giá một cách chính xác và giúp đỡ trẻ một cách kịp thời nếu cần. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng giúp trẻ tự kỷ có thể học hỏi và hòa nhập tốt hơn khi lớn lên.
Theo CDC
Lily Nguyễn lược dịch