Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh có lẽ là vấn đề nhiều bậc cha mẹ phải đau đầu tìm hiểu. Vì khi lên 3 tuổi, mức độ ngang bướng của trẻ đã tăng lên một bậc. Trẻ đã có khả năng nhận thức nhưng cũng thích làm mọi thứ theo cách của mình. Vì vậy, đây là một trong những giai đoạn khiến phụ huynh khổ sở nhất.
Bạn đang đọc: Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh mẹ đã thực hiện đúng phương pháp chưa
Ngoài việc phải đối mặt với “khủng hoảng tuổi lên 3”, thì “xử lý” tình trạng bướng bỉnh của trẻ làm tăng thêm áp lực về tâm lý lên ba mẹ. Có lẽ không ngoa khi nói rằng, dạy một trẻ 3 tuổi bướng bỉnh là nỗi sợ hãi, ám ảnh của không ít bậc cha mẹ. Vậy làm thế nào để khiến việc dạy dỗ con trong giai đoạn này trở nên nhẹ nhàng hơn? Chúng ta hãy cùng theo dõi một số lời khuyên sau nhé.
Contents
- 1 1. Lựa chọn “cuộc chiến” – cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh nhẹ nhàng
- 2 2. Phòng tránh thay vì chống lại – cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh khá hiệu quả
- 3 3. Sự bình tĩnh giúp bạn dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh trong hòa bình
- 4 4. Lắng nghe – một kĩ thuật giúp xoa dịu khi dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh
- 5 5. Giải thích quy định mà bạn đặt ra
- 6 6. Đưa ra sự lựa chọn – một cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh tuyệt vời
- 7 7. Đưa ra giải pháp thay thế
- 8 8. Áp dụng “thời gian suy ngẫm” khi dạy trẻ
- 9 9. Khi dạy trẻ bướng bỉnh, bạn cũng cần thừa nhận lỗi của mình
- 10 10. Sử dụng phần thưởng một cách hợp lý
1. Lựa chọn “cuộc chiến” – cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh nhẹ nhàng
Nếu bạn “ra trận” với mỗi hành vi hư của trẻ thì có lẽ cả hai sẽ rơi vào “chiến tranh” suốt ngày dài.
Thay vì vậy, bạn hãy liệt kê những hành động hư của trẻ khiến bạn bận tâm nhất. Ví dụ như chúng nguy hiểm, vô lễ hay ồn ào.
Có những việc bạn cần không cho phép trẻ thực hiện ví dụ như chạy xe ba bánh trên đường, ra khỏi nhà một mình.
Hãy đưa ra luật lệ rõ ràng, và hậu quả một cách logic và phù hợp nếu trẻ vi phạm những điều trên. Bạn cần giúp trẻ hiểu được vì sao bạn lại đưa ra hình phạt để giúp dạy trẻ ngay từ gốc chứ không phải chỉ cắt “triệu chứng”.
Khi đã đưa ra “luật” bạn cần tuân thủ một cách nhất quán. Nếu không, trẻ sẽ thấy bối rối và dể phản kháng theo hướng tiêu cực.
Đối với những hành vi hư ít nghiêm trọng hơn ví dụ như giành đồ chơi với bạn, không chia sẻ,…bạn hãy xử lý hợp lý tùy trường hợp cụ thể khi chúng phát sinh.
Bạn lưu ý rằng khi trẻ bị ốm, mệt, đói hay đang bị stress, hãy giải quyết linh động nhé.
2. Phòng tránh thay vì chống lại – cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh khá hiệu quả
Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh hiệu quả nhất có lẽ là phòng ngừa những cơn ngang ngạnh, nổi loạn của con. Bạn hãy tìm hiểu trẻ để “dập tắt chiến tranh” trước khi chúng có thể xảy ra.
Ví dụ, nếu trẻ thích nghịch đồ đạc trong tủ chén mỗi khi bạn nấu bữa sáng, hãy sử dụng tủ có khóa. Nếu trẻ không thể rời tay khỏi đầu video, hay máy móc cùng loại, hãy để chúng xa tầm với của trẻ.
Trong cách dạy trẻ 3 tuổi , bạn cũng nên lập kế hoạch dựa vào cảm xúc của trẻ. Ví dụ, bạn có thể lên lịch đến cửa hàng hoặc gặp bác sĩ vào buổi sáng khi trẻ thường vui vẻ, hào hứng và đầy năng lượng Những hoạt động, trò chơi thú vị, hay những món ăn vặt ngon lành có thể dành cho buổi chiều khi trẻ khó chịu và dễ nổi cáu.
3. Sự bình tĩnh giúp bạn dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh trong hòa bình
Nếu bạn không thể tránh khỏi những hành vi bướng bỉnh của trẻ khiến mình bực bội, hãy đối mặt với chúng một cách hòa nhã nhất. Bạn hãy cố gắng đừng cao giọng, đồng thời hãy sử dụng những từ ngữ tích cực nhất có thể.
Bạn hãy luôn nhớ rằng, những câu từ có tính đề nghị sẽ khiến trẻ dễ dàng hợp tác hơn là ra lệnh hay chỉ trích, bình phẩm.
Ví dụ, câu nói “Sao bây giờ con không đi rửa tay để chuẩn bị ăn tối nhỉ” sẽ hiệu quả hơn “Con đi rửa tay ngay” hay “Mặt và tay của con bẩn quá đấy”
Việc dùng ngôi thứ nhất thay vì ngôi thứ hai khi nói chuyện với trẻ cũng khiến cho tình huống trở nên nhẹ nhàng hơn. Ví dụ thay vì nói “Con thật là ích kỉ, ngay cả bạn thân mà cũng không chia sẻ đồ chơi”, hãy thử câu “Mẹ rất thích nhìn các bạn nhỏ chia sẻ đồ chơi với nhau”.
Một kĩ thuật nữa khá hiệu quả trong cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh đó là bạn tập trung vào những việc trẻ nên làm, thay vì những việc trẻ không chịu làm. Nếu bạn nói với một đứa trẻ 3 tuổi rằng bé không thể để đồ chơi giữa đường đi, bé sẽ muốn cãi lại hay chống đối. Nhưng nếu bạn nói “Nếu con mang đồ chơi ra khỏi lối đi, nó sẽ không đá vào và bị giẫm nát”, sẽ khiến trẻ thấy hợp lý và dễ chấp nhận hơn.
Cuối cùng, hãy đảm bảo bạn không quá cao giọng và khiến trẻ tưởng rằng bạn không còn yêu trẻ nữa.
Ví dụ: thay vì nói “Mẹ thật sự không chịu được nếu con cứ làm như vậy” nghe có vẻ như mọi thứ sắp kết thúc đến nơi. Bạn hãy nói “Mẹ không thích con lôi hộp ở kệ cửa hàng xuống như vậy”. Lúc này, trẻ sẽ thấy được bạn thất vọng vì hành động của trẻ chứ không phải toàn bộ con người con.
4. Lắng nghe – một kĩ thuật giúp xoa dịu khi dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh
Trẻ nhỏ sẽ thấy dễ chịu hơn khi biết mình được lắng nghe. Vì vậy, bất cứ khi nào có thể, bạn hãy lặp lại những điều mà trẻ đang quan tâm.
Ví dụ trẻ có thể lèo nhèo vì không được mở hộp bánh ngay tại cửa hàng. Lúc này bạn có thể nói những câu như “Có vẻ con đang khó chịu vì mẹ không để con mở hộp bánh trước khi về đến nhà. Mẹ rất tiếc vì con đã cảm thấy như vậy. Nhưng cửa hàng không cho phép chúng ta mở hộp nếu chưa trả tiền. Đó là quy định”.
Điều này có thể không hoàn toàn làm trẻ hài lòng, nhưng sẽ giúp xoa dịu và làm trẻ bớt giận dữ.
5. Giải thích quy định mà bạn đặt ra
Thật khó để một đứa trẻ 3 tuổi ngưng thực hiện những hành động mà chúng thấy vui và thú vị. Ví dụ như cắn, đá, hay giành đồ chơi của trẻ khác. Thay vì la mắng, cấm đoán bạn hãy dạy trẻ sự thấu hiểu. Ví dụ “Khi con cắn hay đánh người khác, họ sẽ bị đau”; hay “Khi con giành đồ chơi của bạn, bạn sẽ rất buồn đấy, vì bạn vẫn còn đang muốn chơi mà”
Việc giải thích như vậy sẽ giúp trẻ hiểu được hành động của mình có ảnh hưởng trực tiếp tới cảm xúc của người khác. Từ đó trẻ sẽ học được cách suy nghĩ về hậu quả của hành động trước khi thực hiện.
Tìm hiểu thêm: Tâm lý trẻ lên 4 và những bước phát triển mới mẻ ba mẹ cần biết
6. Đưa ra sự lựa chọn – một cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh tuyệt vời
Khi trẻ từ chối hoặc ngưng làm một việc gì đó, thì vấn đề tác động chính là sự kiểm soát: trẻ muốn nhưng bạn không cho. Vì vậy bất cứ khi nào có thể, bạn hãy cho trẻ một chút quyền lực bằng cách đưa ra những lựa chọn có giới hạn. Thay vì yêu cầu trẻ dọn đồ chơi, bạn có thể hỏi con muốn cất món đồ nào đi trước.
Khi thực hiện việc này, bạn cần đảm bảo các lựa chọn phải có giới hạn, có thể chấp nhận được đối với bạn nhưng phải thật cụ thể. Ví dụ như “Con muốn nhặt cuốn sách hay khối xếp hình trước” sẽ dễ hiểu hơn là “Con muốn bắt đầu từ đâu”
7. Đưa ra giải pháp thay thế
Khi bạn muốn trẻ ngừng làm việc gì đó, hãy đưa ra những cách khác để con có thể thể hiện cảm xúc của mình. Ví dụ như đập tay vào một chiếc gối hay gõ bằng búa đồ chơi. Trẻ cần phải học được rằng, cảm xúc của bé là có thể chấp nhận được nhưng có một số cách thể hiện chúng nhất định là không.
Ngoài ra, bạn cũng nên khuyến khích trẻ tự nghĩ ra các lựa chọn. Ví dụ bạn hãy hỏi trẻ “Con nghĩ con có thể làm gì để khiến bạn Laura chia sẻ đồ chơi với mình”
Trẻ 3 tuổi đã có khả năng học được cách giải quyết vấn đề. Bí quyết là bạn hãy lắng nghe ý kiến của con với một tâm trí cởi mở. Đừng dập tắt bất cứ ý tưởng nào của trẻ, mà hãy nói về hậu quả của hành động trước khi đưa ra quyết định.
8. Áp dụng “thời gian suy ngẫm” khi dạy trẻ
Khi sự giải thích, những lựa chọn hay bình tĩnh đều không có tác dụng, bạn có thể áp dụng “thời gian suy gẫm”. Hãy để trẻ ở một khu vực buồn tẻ (khu vực trống, hoặc ít đồ đạc như hành lang) trong một khoảng thời gian nhất định. Việc này sẽ giúp cả bạn và trẻ trấn tĩnh lại. Đồng thời gửi cho trẻ một thông điệp rằng những hành vi tiêu cực sẽ không thu hút được sự chú ý của bạn. Bạn càng ít chú ý, thì trẻ sẽ càng ít sử dụng chúng.
9. Khi dạy trẻ bướng bỉnh, bạn cũng cần thừa nhận lỗi của mình
Khi bạn có lỗi, hãy đừng ngận ngại thừa nhận chúng và xin lỗi trẻ. Và bạn đừng quên giải thích tại sao mình lại hành động như vậy. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu được không phải ai cũng hoàn hảo.
10. Sử dụng phần thưởng một cách hợp lý
Rất khó có khả năng trẻ sẽ luôn làm bất cứ điều bạn nói. Nếu điều đó xảy ra, bạn có thể cần suy nghĩ về vấn đề của trẻ. Những đứa trẻ thường thích chống lại sự kiểm soát. Trẻ cảm thấy hợp lý khi chống lại những điều bạn yêu cầu nhưng chúng không muốn thực hiện. Trong trường hợp trẻ cư xử đúng mực, phần thưởng giống như một thìa đường, nó làm dịu vị đắng của thuốc, chính là ý định và hành vi chống đối.
Tuy nhiên phần thưởng (món ăn hay món đồ chơi yêu thích) cần được sử dụng một cách thận trọng và tránh bị lạm dụng. Khi bạn thưởng cho trẻ, hãy cho con biết đây là một trong những cách bạn thể hiện sự thấu hiểu và tôn trọng đối với trẻ. Nó sẽ mang lại cho trẻ sự tin cậy đối với nhu cầu kỷ luật của bạn.
>>>>>Xem thêm: Gù lưng ở trẻ sơ sinh – nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh là đề tài rất thú vị mà các cha mẹ nên đầu tư thời gian để tìm hiểu và áp dụng. Vì đây được xem là một mốc chuyển tiếp của trẻ qua một giai đoạn mới. Hy vọng những cách đã chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có thêm bí quyết để “rèn luyện” trẻ 3 tuổi của mình. Chúng là những phương pháp cực kì hữu ích và hiệu quả ngay cả khi trẻ không thuộc nhóm “đối tượng” bướng bỉnh. Hãy biến thời gian giáo dục, rèn luyện trẻ lên 3 của bạn thành khoảng thời gian vui vẻ và thật ý nghĩa, bạn nhé.
Theo Parents
Lily Nguyễn lược dịch