Đồ chơi cho bé 3 tuổi thường chúng ta phải lưu ý lựa chọn kỹ hơn, so với chọn đồ chơi cho độ tuổi trẻ mới biết đi. Vì, trẻ 3 tuổi đã nói nhiều hơn và hay có rất nhiều câu hỏi. Con thích thử nghiệm mọi thứ với những kỹ năng và thể chất đang phát triển mạnh mẽ của mình.
Bạn đang đọc: Đồ chơi cho bé 3 tuổi chọn thế nào để có ích và an toàn cho con
Đồ chơi cho bé 3 tuổi được chọn không nên chỉ dành cho con giải trí. Những gì ba mẹ chọn cho bé đều cần nhắm đến những mục đích khác mà ta có thể tranh thủ thực hiện, ở khoảng thời gian này trong việc giáo dục trẻ. Vậy chọn đồ chơi cho bé 3 tuổi như thế nào để đạt được mục đích này? Dưới đây là những chia sẻ hữu ích liên quan, Chuyên mục Vui chơi giải trí của Blogtretho.edu.vn mời ba mẹ cùng tham khảo nhé.
Contents
- 1 1. Cách chọn đồ chơi cho bé 3 tuổi sao cho hữu ích
- 1.1 1.1. Chọn đồ chơi có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau
- 1.2 1.2. Chọn những đồ chơi sẽ đồng hành với sự phát triển của trẻ
- 1.3 1.3. Chọn đồ chơi khuyến khích trẻ khám phá và giải quyết vấn đề
- 1.4 1.4. Chọn đồ chơi kích thích trí tưởng tượng của trẻ
- 1.5 1.5. Cho phép trẻ chơi các món đồ thật
- 1.6 1.6. Chọn nhóm đồ chơi từ sách vở, dụng cụ học tập và sáng tác nghệ thuật
- 1.7 1.7. Chọn đồ chơi khuyến khích con hoạt động
- 1.8 1.8. Chọn đồ chơi cho bé 3 tuổi có “tính chất” gia đình
- 2 2. Một số câu hỏi thường gặp khi chọn đồ chơi cho bé 3 tuổi
- 3 3. Lưu ý chọn đồ chơi an toàn cho bé 3 tuổi
- 4 4. Lưu ý dành cần thiết dành cho ba mẹ khi cho trẻ chơi đồ chơi
1. Cách chọn đồ chơi cho bé 3 tuổi sao cho hữu ích
1.1. Chọn đồ chơi có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau
Trẻ 3 tuổi hay hỏi, hay tìm tòi khám phá theo cách sâu sắc hơn độ tuổi trước đó. Một món đồ chơi nếu có thể giúp con thỏa những điều này, thì thực là hữu ích cho cả trẻ lẫn việc ba mẹ bớt “tốn tiền” để mua thêm nhiều đồ chơi không thực sự cần thiết cho bé.
Đồ chơi có thể sử dụng theo nhiều cách còn giúp khơi dậy trí tưởng tượng của trẻ lên 3. Điều này sẽ giúp bé phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy logic khá tốt.
Ví dụ, đồ chơi lắp ghép với các khối nhựa lồng vào nhau hay bộ đồ hàng nấu ăn chẳng hạn. Trẻ có thể dùng các khối nhựa này để xây nhà, làm cây cầu, làm đường đi,…Trong khi đó bộ đồ hàng nấu ăn có thể giúp trẻ tưởng tượng ra nhiều món ăn, thực phẩm mà con sẽ nấu để phục vụ mọi người khi chơi.
1.2. Chọn những đồ chơi sẽ đồng hành với sự phát triển của trẻ
Hầu hết chúng ta đều có kinh nghiệm trong việc mua đồ chơi cho trẻ là, có những món đồ ta mua cho con chơi chỉ 1-2 ngày và sau đó con không chạm vào nữa. Với trẻ 3 tuổi chắc chắn cũng có tình trạng thế. Có thể lúc này con thích đồ chơi này, chúng ta mua để thỏa ý trẻ. Nhưng, sau khi bạn mua về, nhiều trẻ cũng chỉ chơi một vài lần rồi để trong tủ, trong thùng hoặc vứt lay lứt trong nhà.
Để tránh điều trên, bạn nên chọn mua những món đồ chơi mà con có thể chơi ở các giai đoạn khác nhau trong độ tuổi của mình.
Ví dụ, bạn có thể chọn những con vật nhỏ xinh bằng nhựa hay thú nhồi bông nhỏ để khiến cảm thấy thích thú ban đầu. Nhưng khi con kể chuyện hoặc minh họa những câu chuyện của mình, con có thể dùng chúng để diễn một câu chuyện kể mà con từng được nghe, kể lại sự việc con đã trải qua hay chính câu chuyện mà con liên tưởng hoặc nghĩ ra được. Có vẻ tương đối khó hình dung, nhưng nếu ba mẹ nào có con độ tuổi lên 2-3 hay mẫu giáo nói chung, sẽ thấy rất rõ điều này.
1.3. Chọn đồ chơi khuyến khích trẻ khám phá và giải quyết vấn đề
Trẻ cần thực hành nhiều lần để rèn luyện các kỹ năng mới của mình khi trẻ 3 tuổi . Đồ chơi phù hợp cũng chính là công cụ mang đến cho trẻ những cơ hội khám phá, để xây dựng và rèn luyện tư duy logic. Đồng thời, điều này cũng giúp trẻ giải quyết vấn đề được rõ ràng, tốt và nhanh hơn.
Những món đồ chơi khuyến khích con khám phá, còn giúp trẻ phát triển các kỹ năng khác như quan hệ không gian – tức hiểu cách mọi thứ khớp với nhau, phối hợp tay và mắt, các kỹ năng vận động tinh nói chung – tức sử dụng các cơ nhỏ ở tay và ngón tay.
Ví dụ, các món đồ chơi có tính hỏi đáp, giải đố, sắp xếp, khối, vật liệu nghệ thuật như đất sét hoặc sơn hay bút màu,….thuộc nhóm đồ chơi có thể khuyến khích trẻ khám phá khá cao. Các trò chơi này cũng kích thích khiến trẻ tư duy để giải quyết vấn đề.
1.4. Chọn đồ chơi kích thích trí tưởng tượng của trẻ
Khi trẻ 3 tuổi, sự sáng tạo của trẻ được phát huy mạnh mẽ. Con có thể đảm nhận vai trò của một người khác như người bán hàng, chú lái xe, một vị vua, một cô công chúa,…Trẻ cũng có thể tưởng tượng ra một cái gì đó từ đồ vật con cầm trên tay. Chẳng hạn, cầm một miếng gỗ hay một cái hộp thon thon, con có thể liên tưởng và tưởng tượng chúng là ổ bánh mì. Hay khi cầm một trái bóng tròn, con có thể liên tưởng đó là quả cam,…
Việc tìm chọn đồ chơi có thể giúp ích cho sự tưởng tượng của trẻ là điều ba mẹ rất nên làm. Cũng như cùng khuyến khích khơi gợi để con khai thác trí tưởng tượng của mình, tạo ra các câu chuyện. Đây chính là cách góp phần xây dựng nhiều kỹ năng như phát triển ngôn ngữ, tích lũy kiến thức, giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó còn phát huy khả năng sắp xếp của trẻ nữa, tức biết sắp xếp các sự kiện theo trình tự và một cách hợp lý.
Ví dụ, đồ chơi có thể đáp ứng được mục đích trên có thể là gấu bông, nhà búp bê, xe lửa, xe tải đồ chơi, bộ dụng cụ nấu nướng,…Nhất là, sử dụng một vài chiếc hộp carton cho mục đích này là vô cùng phù hợp. Hộp carton đủ lớn có thể làm nhà, máy bay, tàu lửa, tàu biển, chuồng trại,..hay bất cứ thứ gì trẻ của bạn có thể nghĩ ra. Trẻ có thể dùng chúng để chơi và xây dựng nội dung của trò chơi đôi khi cực kỳ thú vị mà chính chung ta cũng không ngờ tới.
1.5. Cho phép trẻ chơi các món đồ thật
Đây cũng là một lựa chọn chọn đồ chơi cho trẻ 3 tuổi rất thích hợp. Việc bạn cho phép con chơi một số đồ vật dụng cụ trong nhà an toàn cho trẻ là một ý tưởng cực hay. Nếu quan sát và nhớ lại, có khi bạn cũng phát hiện ra, thực chất trẻ ở cá độ tuổi trước đó từ khi con mới có thể ngồi vững để ăn dặm, con có thể chọn chơi với chiếc thìa để ăn cháo hay chiếc bát rất hứng thú mà không chán. Điều này vẫn xảy ra với trẻ ở các độ tuổi lớn hơn, trong đó bao gồm cả độ tuổi lên 3.
Các đồ vật thật sẽ khiến con thích thú vì được thỏa ham muốn trở nên cao lớn và có khả năng giống như ba mẹ hay anh chị của mình. Một đặc điểm hiển thị rất rõ trong đặc điểm tâm lý và phát triển của trẻ 3 tuổi
Các món đồ chơi “thật” này hẳn nhiên cũng giúp trẻ rất nhiều trong việc phát triển các kỹ năng, khả năng sắp xếp, logic, sự tưởng tượng và vận động tinh.
Ví dụ, các món đồ thật bạn có thể đồng ý cho trẻ chơi khi con muốn “mượn” chẳng hạn như bát đĩa, nồi niêu, ly cốc, rổ rá, nhạc cụ, quần áo, chổi, cây lau nhà, bàn chải, đồ hót rác sạch,…Khi bạn cho phép con chơi và gợi ý khai thác ý tưởng từ bé, chắc chắn bạn sẽ thấy bé có thể xây dựng cả một câu chuyện với sự tưởng tượng rất tuyệt vời của mình.
1.6. Chọn nhóm đồ chơi từ sách vở, dụng cụ học tập và sáng tác nghệ thuật
Đây là nhóm các món đồ chơi giúp con phát triển kỹ năng viết, tập đọc là chủ yếu. Nhóm đồ chơi này cũng đóng góp không nhỏ trong việc ba mẹ có thể nhận diện khả năng và năng khiếu khác của trẻ liên quan đến nghệ thuật.
Sách, chữ cái, các loại bút cho trẻ để viết hay vẽ hoặc tô màu, là những “món” bạn có thể cho trẻ dùng để chơi. Đạo cụ phụ kết hợp có thể là thực đơn, danh mục tạp chí,…sẽ là những phần phụ rất thú vị có thể kết hợp khi chơi.
Khi cùng chơi với trẻ với nhóm đồ chơi này, bạn sẽ thấy một số lợi ích khá thú vị như con quen với chữ cái, văn bản hay các sản phẩm in ấn.
Tìm hiểu thêm: Đồ chơi cho bé trai 6 tuổi bố mẹ nên chọn như thế nào?
1.7. Chọn đồ chơi khuyến khích con hoạt động
Tìm kiếm và chọn các đồ chơi để khiến con vận động, tiêu hao năng lượng và tăng cường về thể chất cũng là một trong những điều chúng ta nên quan tâm.
Không có gì tốt hơn hay thú vị hơn có một món đồ chơi khiến cho trẻ thích thú chạy loăng quăng trong sân hay trong nhà. Sự vận động này sẽ khiến cho bé thêm khỏe, nhanh nhạy, các cơ bắp hoạt động và con cũng trở nên thêm phần hoạt bát.
Ví dụ đồ chơi phục vụ cho mục đích rèn luyện thể chất của trẻ bạn có thể tham khảo như xe đẩy, xe thăng bằng, xe ba bánh, bóng, bóng rổ vừa cỡ con có thể chơi được. Ngoài ra còn có các món đồ chơi lý thú khác để bạn cho cho trẻ như bộ bowling bằng nhựa, đồ chơi kéo đẩy, xe ngựa, dụng cụ làm vườn, các hộp rỗng để chơi trườn bò qua đường hầm,….
1.8. Chọn đồ chơi cho bé 3 tuổi có “tính chất” gia đình
Đồ chơi cho bé 3 tuổi trở lên có tính liên kết, tập thể hay tính chất gia đình cũng nên được ưu tiên. Độ tuổi lên 3 của con có khuynh hướng giao tiếp xã hội cao hơn trước đó, nên các hoạt động vui chơi có tính kết nối sẽ rất hữu ích cho trẻ.
Những đồ chơi có thể chơi chung, chơi cùng nhiều người hay cả gia đình cùng chơi chính là một trong những công cụ giúp trẻ nuôi dưỡng và phát triển ngôn ngữ, phát triển hơn kỹ năng xây dựng mối quan hệ. Con còn có thể phát triển được một số kỹ năng như kết hợp thông tin, ghi nhớ, lắng nghe và tự kiểm soát (khi con học theo quy tắc chơi).
Một lợi ích khác là các trò chơi cùng đồ chơi này dạy trẻ trở thành người chiến thắng đáng yêu, cũng như con học được cách đối mặt hay ứng phó với sự thua cuộc.
Đồ chơi chơi cùng bé 3 tuổi có tính tập thể rất dễ chọn. Bạn có thể chọn đồ chơi lắp ghép, sách để đọc cùng nhau, đố vui cùng nhau, dụng cụ để đếm,…
2. Một số câu hỏi thường gặp khi chọn đồ chơi cho bé 3 tuổi
2.1. Âm thanh, ánh sáng và âm nhạc ở đồ chơi có ích cho trẻ không?
Hiện nay, sản phẩm đồ chơi cho trẻ quá phong phú. Chúng ta không khó gặp các sản phẩm đồ chơi có âm thanh, ánh sáng nhấp nháy, nhạc được cài đặt,…Khi trẻ chơi, con bật nút mở là lập tức những yếu tố này sẽ phát huy chức năng.
Theo các chuyên gia giáo dục trẻ em, các yếu tố phụ được gắn vào đồ chơi như trên thường có tác dụng giải trí hơn là giáo dục.
Đồ chơi có nhiều chức năng phụ họa cũng thường gây sự nhầm lẫn cho một đứa trẻ học về nguyên nhân và kết quả. Nếu như một món đồ chơi ngẫu nhiên phát nhạc, hoặc không rõ nút bấm nào làm cho đèn bắt đầu nhấp nháy thì trẻ không học được hành động nào (tức nguyên nhân), tạo ra ánh sáng và âm thanh (tức hiệu ứng hay kết quả).
Như vậy, đồ chơi hữu ích cho trẻ nên là đồ chơi đòi hỏi nhiều hành động nhất từ phía trẻ. Trẻ càng phải sử dụng trí óc và cơ thể mình để làm cho một cái gì đó hoạt động thì chúng càng học hỏi được nhiều hơn.
2.2. Đồ chơi thực sự có làm cho trẻ thông minh hơn không?
Khi chọn và mua đồ chơi cho trẻ, hẳn bạn không khó bắt gặp những dòng quảng cáo được tô đậm trên bao bì, về việc có thể góp phần làm tăng trí thông minh của trẻ.
Tuy nhiên, bạn cần phải thận trọng về điều này. Vì, đa phần các sản phẩm đồ chơi cung cấp trong thị trường với những tuyên bố như quảng cáo, thực sự không phải sản phẩm nào cũng được chứng minh là làm tăng trí thông minh cho trẻ em. Một sản phẩm đồ chơi có thể góp phần giúp trẻ phát triển trí thông minh cần nhiều yếu tố và nhiều yêu cầu. Vì vậy, bạn nên thật tỉnh táo về điều này khi chọn đồ chơi cho trẻ nhé.
2.3. Trẻ chơi đồ chơi bằng các vật dụng gia đình có vấn đề gì không?
Có một vấn đề khá “hài hước” là nhiều cha mẹ lại cảm thấy lo lắng khi những đứa trẻ của họ không thích chơi đồ chơi bố mẹ mua cho. Trong khi, chúng lại đặc biệt thích chơi với các vật dụng an toàn trong gia đình như nồi niêu, chén đĩa, muôi, thìa,…
Ví dụ một bé trai thích chơi các dụng cụ làm bánh của mẹ, có thể khiến mẹ của bé lo lắng có phải tính con quá mỏng như con gái không. Hay, một bé gái thích các dụng cụ sửa máy móc của bố, cũng có thể khiến cả ba mẹ bé băn khoăn rằng, liệu cá tính của con quá mạnh hay con giống con trai quá không.
Thực tế, các vật dụng gia đình an toàn lại thường là những món đồ chơi lành mạnh với trẻ nói chung, trẻ 3 tuổi nói riêng. Đây cũng là những công cụ học tập tốt nhất cho trẻ, chúng mang lại nhiều lợi ích hơn chúng ta tưởng.
Tại sao lại như thế? – Đơn giản là vì, con bạn càng phải sử dụng trí óc và cơ thể của mình để giải quyết vấn đề, phát triển ý tưởng của riêng mình, thì bé càng học được nhiều. Vì thế, nếu trẻ thích các vật dụng trong gia đình, hãy cho phép trẻ chơi các vật dụng an toàn. Đồng thời cố gắng khai thác và giúp trẻ phát huy, phát triển các kỹ năng ở độ tuổi con, bằng cách kích thích, khuyến khích trẻ sáng tạo, tưởng tượng phong phú hơn nội dung, cũng như các thể loại trò chơi có thể chơi được với các vật dụng này.
3. Lưu ý chọn đồ chơi an toàn cho bé 3 tuổi
- Không mua đồ chơi cũ : Vì chúng thường không đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn hiện tại. Hoặc đồ chơi cũ có thể cũng đã bị mòn và có thể bị vỡ hay trở nên nguy hiểm khi trẻ chơi.
- Không mua món đồ chơi quá to so với bé : Kích cỡ đồ chơi so với trẻ 3 tuổi dù không còn là mối đe dọa so với độ tuổi trước đó, nhưng bạn vẫn cần lưu ý yếu tố này. Kích cỡ đồ chơi phù hợp với độ tuổi trẻ bao giờ cũng an toàn hơn. Trẻ chơi và có đủ khả năng để xử lý hay kiểm soát khi cần thiết.
- Chú ý về nhãn dán và hướng dẫn : Trước khi quyết định mua bất cứ món đồ chơi nào cho con, bạn nên có thói quen đọc kỹ về nhãn dán trên đồ chơi và hướng dẫn. Điều này nhằm đảm bảo bản thân mình cũng nắm rõ về sản phẩm này. Cũng như, thông tin sản phẩm rõ ràng sẽ giúp bạn chọn đúng món đồ chơi mục tiêu cũng như thực sự phù hợp với bé.
- Xem xét tính khí thói quen và hành vi của con trước khi mua đồ chơi cho chúng : Vì độ tuổi của đồ chơi được xác định bởi yếu tố an toàn là trước hết. Chúng không phải được xác định bởi trí thông minh hay sự trưởng thành.
4. Lưu ý dành cần thiết dành cho ba mẹ khi cho trẻ chơi đồ chơi
- Dạy trẻ luôn cất đồ chơi ở đúng vị trí sau khi chơi xong.
- Kiểm tra đồ chơi thường xuyên để đảm bảo đồ chơi không hỏng hóc hoặc không sử dụng được.
- Đồ chơi của trẻ bị hỏng nên sửa chữa ngay hoặc bỏ đi ngay.
- Dạy con luôn giữ đồ chơi sạch sẽ.
- Bạn cũng nên thường xuyên làm sạch đồ chơi cho trẻ như lau chùi hoặc rửa đi. Một số đồ chơi có thể rửa sạch hay giặt nhưng một số khác thì sẽ lau chứ không rửa hoặc giặt. Vì vậy, bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi vệ sinh đồ chơi cho con.
>>>>>Xem thêm: Cách dạy trẻ biết chia sẻ sao cho hiệu quả mẹ hãy tham khảo ngay
Ba mẹ cũng thấy đấy, đồ chơi cho bé 3 tuổi không chỉ để dùng cho con giải trí. Sự chọn lựa đúng luôn góp phần giúp trẻ phát triển được những kỹ năng nhất định khi sử dụng đồ chơi của mình. Mỗi món đồ chơi cho trẻ 3 tuổi đều có thể giúp con phá huy thêm được điều gì đó tốt đẹp, một khi chính ba mẹ là những người thông thái nhìn thấy được và tận dụng được những lợi thế của nó dành cho trẻ. Chuyên mục Vui chơi giải trí của Blogtretho.edu.vn hy vọng, qua những chia sẻ thật hữu ích trên, trẻ cùng ba mẹ luôn tìm thấy điều thú vị và ý nghĩa từ những món đồ chơi được chọn lựa.
Nguồn tham khảo: Zero to Three & Kid’s Health
Cát Lâm tổng hợp