Tâm lý trẻ em ở mọi lứa tuổi là một khía cạnh rất cần đến sự quan tâm của các bậc cha mẹ. Đặc biệt, khía cạnh này cần quan tâm nhiều hơn, khi trẻ đang trải qua khoảng thời gian phải nghỉ học, hạn chế hoạt động vui chơi, rèn luyện do dịch COVID 19 như hiện nay. Bên cạnh đó, việc phải cân bằng giữa công việc và chăm sóc trẻ ở nhà cũng không khỏi khiến người lớn phải mệt mỏi, kiệt sức.
Bạn đang đọc: Tâm lý trẻ em trong mùa dịch COVID 19 cha mẹ cần quan tâm thế nào
Vậy làm thế nào để bạn có thể giúp trẻ ổn định tâm lý cũng như giúp bản thân đương đầu với sự lo lắng căng thẳng trong giai đoạn này? Chúng ta hãy cùng theo dõi một số gợi ý từ Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ dưới đây nhé.
Contents
1. Biểu hiện của tâm lý căng thẳng, lo lắng do dịch COVID 19 gây ra
Dịch bệnh do coronavirus 2019 (COVID 19) đang gây căng thẳng cho mọi người ở khắp nơi. Sự sợ hãi và lo lắng về căn bệnh này có thể quá sức chịu đựng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảm xúc, tâm lý của cả người lớn và trẻ em. Việc học cách đối phó với tình trạng này có thể khiến bản thân bạn, những người bạn quan tâm chăm sóc và cả cộng đồng trở nên mạnh mẽ hơn.
Chúng ta có thể thấy mọi người có cách phản ứng khác nhau với COVID 19 . Những phản ứng này sẽ phụ thuộc vào nền tảng văn hóa, khu vực địa lý, đặc điểm cộng đồng nơi bạn sống và khả năng nhận thức cũng như tính cách của bạn.
Những đối tượng có khả năng phản ứng mạnh mẽ hơn với thảm họa này bao gồm:
- Người lớn tuổi và những người có bệnh mãn tính – đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm loại virus này
- Trẻ em và trẻ tuổi thiếu niên
- Những người phải tiếp xúc với người bệnh như bác sĩ, y tá và nhân viên bệnh viện, hoặc những người vô tình đã tiếp xúc với người bệnh
- Những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần bao gồm cả việc lạm dụng thuốc
Với đối tượng trẻ em và tuổi teen, bạn có thể theo dõi sinh hoạt của trẻ để biết được tâm lý của con có bị ảnh hưởng nhiều vì các tin tức về dịch bệnh hay không, dựa vào các biểu hiện sau:
- Trẻ thường xuyên sợ hãi và lo lắng khi nghe về COVID 19
- Trẻ thay đổi thói quen ngủ hoặc ăn uống
- Trẻ khó ngủ hoặc khó tập trung
Người lớn quá lo lắng và căng thẳng cũng có thể có các biểu hiện trên, ngoài ra còn có khả năng:
- Tình trạng bệnh mãn tính trở nên tệ hơn
- Tăng sử dụng đồ uống có cồn, thuốc lá hoặc một số loại thuốc gây nghiện khác
Những người có vấn đề về sức khỏe tinh thần từ trước nên tiếp tục điều trị và cần lưu ý đến những triệu chứng mới hoặc triệu chứng cũ có xu hướng xấu đi.
Việc bạn chăm sóc bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và quan tâm đến những người xung quanh sẽ giúp bạn đối phó với sự căng thẳng. Khi bạn giúp người khác đương đầu với nỗi lo lắng, sợ hãi, bạn cũng giúp cho cộng đồng của mình trở nên mạnh mẽ hơn.
Những việc bạn có thể làm để giúp ổn định tâm lý của chính mình:
- Bạn hãy “tạm nghỉ giải lao” trong việc theo dõi tin tức về COVID 19. Hãy thay thế bằng các tin tức thú vị khác về âm nhạc, giải trí hay bất kì lĩnh vực nào bạn yêu thích. Tin về đại dịch quá nhiều và liên tục có thể khiến bạn “bội thực”
- Bạn hãy chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất có thể, cố gắng ăn uống lành mạnh, cân bằng, tập thể dục điều độ, tăng cường nghỉ ngơi, tránh hút thuốc và uống rượu. Việc này trước tiên sẽ giúp bạn tăng khả năng chống chọi với bệnh tật, sau đó là chăm sóc những người bạn yêu thương
- Bạn hãy cố gắng thư giãn bằng một hoạt động yêu thích của mình
- Bạn hãy kết nối với người khác, trò chuyện với người bạn tin tưởng về những mối bận tâm và cả xúc của bạn
Bạn nên trao đổi với bác sĩ tâm lý của mình nếu sự căng thẳng ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày của bạn trong một thời gian.
2. Làm thế nào để giúp ổn định tâm lý trẻ em trong mùa dịch
Việc chia sẻ thông tin đáng tin cậy về COVID 19 cũng như hiểu rõ về nguy cơ nhiễm bệnh thật sự của bản thận bạn cũng như những người thân, những người bạn quan tâm sẽ giúp cho dịch bệnh bớt đáng sợ hơn.
Khi bạn chia sẻ thông tin chính xác về dịch bệnh, bạn có thể khiến mọi người bớt căng thẳng hơn và cho phép bạn kết nối với họ.
Trong thời điểm này, phản ứng của trẻ về dịch bệnh là khác nhau, phụ thuộc vào những gì chúng thấy từ người lớn xung quanh mình. Khi cha mẹ và người chăm sóc đối mặt với COVID 19 một cách bình tĩnh và chủ động, họ sẽ cung cấp sự hỗ trợ tốt nhất cho trẻ. Bạn sẽ thấy yên tâm hơn nếu trẻ được chuẩn bị một cách kỹ càng về cả sức khỏe và tâm lý.
Sự phản ứng khác nhau của trẻ có thể bao gồm:
- Trẻ khóc nhiều hoặc cáu kỉnh
- Trẻ quay trở lại những hành vi mà trẻ đã phát triển qua (như đái dầm)
- Trẻ quá lo lắng hoặc buồn bã
- Trẻ bỗng thói quen ngủ hoặc ăn uống không lành mạnh
- Trẻ dễ cáu kỉnh và có những hành vi bắt chước người lớn (đối với thiếu niên)
- Trẻ có thành tích học tập kém hoặc không muốn đến trường
- Trẻ khó tập trung
- Trẻ tránh thực hiện các hoạt động trẻ vẫn thích
- Trẻ đau đầu hoặc đau người không rõ nguyên nhân
- Trẻ sử dụng rượu, thuốc lá hoặc các loại thuốc gây nghiện khác (đối với thanh thiếu niên)
Tìm hiểu thêm: Bệnh gù lưng ở trẻ nhỏ – cách chữa trị và phòng tránh hiệu quả nhất
Những việc bạn có thể làm để giúp trẻ ổn định tâm lý và giảm lo lắng, căng thẳng
Tâm lý trẻ có thể thay đổi tùy thuộc vào tính cách cũng như môi trường gia đình, môi trường xung quanh. Vì vậy bạn hãy dựa vào những yếu tố đó để áp dụng một số cách sau giúp trẻ ổn định tâm lý, bớt lo lắng, căng thẳng một cách phù hợp:
- Bạn hãy dành thời gian trò chuyện vơi trẻ về COVID 19, cung cấp cho trẻ những thông tin chính xác dễ hiểu theo độ tuổi của trẻ.
- Bạn hãy trấn an trẻ, cho trẻ biết rằng con vẫn an toàn và việc con buồn phiền lo sợ là bình thường. Bạn có thể chia sẻ với trẻ cách bạn đối mặt với những căng thẳng do bệnh dịch mang lại để trẻ học từ bạn, và xử lý theo cách riêng của con.
- Bạn và gia đình hãy hạn chế tiếp xúc với quá nhiều thông tin về dịch bệnh kể cả từ mạng xã hội. Trẻ em có thể hiểu sai những gì chúng nghe được và sợ hãi những điều chúng không hiểu.
- Bạn và gia đình hãy cố gắng duy trì các hoạt động thường ngày một cách bình thường nhất có thể. Nếu trường học tạm đóng cửa, bạn hãy tự tạo một lịch trình học tập và hoạt động để trẻ cảm thấy vui vẻ, thư giãn.
- Bạn hãy làm gương cho trẻ trong việc ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục điều độ. Đồng thời hãy giữ liên lạc với những thành viên khác trong gia đình cũng như bạn bè của bạn.
3. Nếu bạn là nhân viên y tế, đặc biệt là thuộc đội phản ứng nhanh phải đối mặt trực tiếp với bệnh dịch
Trong trường hợp này, tâm lý của trẻ rất dễ bị ảnh hưởng vì lo lắng cho bạn, và ngược lại bạn cũng như vậy. Để làm giảm các phản ứng do sang chấn tâm lý (secondary traumatic stress – STS) của bản thân và gia đình, đặc biệt là cho trẻ, bạn có thể thực hiện những việc sau:
- Nhận thức được STS có thể tác động đến bất kỳ ai giúp đỡ các gia đình sau một sự kiện có khả năng gây sang chấn tâm lý như bệnh dịch COVID 19.
- Tìm hiểu và ghi nhớ các triệu chứng của phản ứng do sang chấn tâm lý, về thể chất (như mệt mỏi, bệnh tật) và tinh thần (như sợ hãi, mặc cảm tội lỗi, muốn trốn tránh) để tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.
- Dành thời gian cho bản thân và gia đình phục hồi sau khi đối phó với đại dịch.
- Lập danh sách các hoạt động tự chăm sóc bản thân mà bạn thích như dành thời gian cho gia đình và bạn bè, tập thể dục hoặc đọc sách.
- Tạm ngưng việc tiếp nhận thông tin về COVID 19 từ các phương tiện truyền thông
- Yêu cầu giúp đỡ nếu bạn cảm thấy quá sức hoặc lo ngại rằng COVID 19 đang ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc gia đình và bệnh nhân của bạn so với trước khi dịch bệnh bùng phát.
4. Nếu bạn là người trở về từ vùng cách ly
Việc phải tách rời những người khác, đặc biệt là người thân khi bạn bị nghi ngờ nhiễm COVID 19 sẽ khiến bạn căng thẳng và lo lắng cho dù thực sự bạn không bị bệnh đi chăng nữa. Bạn hay mọi người sẽ cảm thấy rất khác sau khi rời khỏi khu vực cách ly. Một số cảm giác có thể bao gồm:
- Cảm giác rối bời bao gồm cả sự nhẹ nhõm khi được rời khỏi khu vực cách ly
- Sợ hãi và lo lắng cho sức khỏe của bản thân và những người khác trong gia đình
- Stress vì phải trải qua quá trình tự theo dõi sức khỏe bản thân hoặc bị người khác theo dõi
- Buồn bã, tức giận và thất vọng vì bạn bè hoặc người thân sợ hãi bị lây bệnh từ bạn một cách vô căn cứ, dù bạn đã được xác nhận là không lây truyền bệnh
- Cảm thấy tội lỗi vì không thể làm việc hoặc thực hiện vai trò làm cha mẹ trong thời gian bị cách ly
- Sự thay đổi cảm xúc hoặc sức khỏe tinh thần khác
Trẻ em trong trường hợp này cũng có thể cảm thấy buồn bã hoặc có những cảm xúc mạnh mẽ khác. Và những hành động như đã đề cập đến ở mục 2 ở trên sẽ giúp trẻ đối mặt với chúng.
>>>>>Xem thêm: Những mẫu ô tô đồ chơi cho bé nào hoàn hảo nhất
Tâm lý trẻ em khi sống trong những ngày mà COVID 19 được công bố là đại dịch toàn cầu cũng sẽ chịu ảnh hưởng không kém người lớn. Vì vậy, ngoài việc giữ an toàn về mặt thể chất cho trẻ, chúng ta còn cần lưu ý củng cố tinh thần của con, ổn định tâm lý của trẻ nữa. Việc này sẽ giúp cả gia đình bạn mạnh mẽ hơn để vượt qua những khó khăn dịch bệnh này, cũng như hậu quả nó gây ra đến mọi mặt của cuộc sống.
Theo CDC
Lily Nguyễn lược dịch