Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là một trong những điều cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, vóc dáng, trí tuệ lẫn tâm lý của con cái mà bố mẹ cần nắm rõ. Giai đoạn mầm non được xem là thời điểm vàng, nên việc giáo dục thể chất đúng phương pháp trong giai đoạn này không chỉ giúp trẻ hình thành thói quen rèn luyện sức khỏe, mà còn bổ trợ cho trẻ rất nhiều trong việc hoàn thiện thể lực lẫn trí lực.
Bạn đang đọc: Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non đúng cách
Contents
- 1 1. Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non có lợi ích gì?
- 2 2. Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non và nguyên tắc cần nhớ
- 2.1 2.1. Hình thành thói quen tập thể dục, thể thao cho trẻ càng sớm càng tốt
- 2.2 2.2. Trẻ mầm non cần được tham gia nhiều hoạt động giáo dục thể chất khác nhau
- 2.3 2.3. Chú ý đến thời điểm, thời lượng vận động của trẻ mầm non
- 2.4 2.4. Phương pháp giáo dục thể chất phải kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý
- 3 3. Top 3 phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
1. Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non có lợi ích gì?
Có một nghịch lý trong việc nuôi dạy con cái của nhiều gia đình Việt Nam là ai cũng mong muốn con mình vừa khỏe mạnh vừa thông minh, nhưng họ không tạo điều kiện cho con mình phát triển toàn diện. Điều này thể hiện ở việc họ luôn tỏ ra “bao bọc” con cái, nhất là ở lứa tuổi mầm non thì rất nhiều bố mẹ chọn cách cho con ở nhà, ở trường thay vì cho con tự do vận động, chơi với bạn bè, khám phá thiên nhiên. Chính tâm lý lo con sẽ ốm khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài đã khiến nhiều đứa trẻ lớn lên “thiếu sức đề kháng”.
Theo các chuyên gia về sức khỏe, đối với trẻ nhỏ nếu bố mẹ muốn con cái mình phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ thì trước hết phải tạo điều kiện cho con được vận động. Bởi một đứa trẻ muốn thông minh thì trước hết cần một cơ thể khỏe mạnh, để khỏe mạnh thì không chỉ có việc “bồi bổ” bằng dinh dưỡng, mà điều cần hơn là luyện tập. Chính những hoạt động giáo dục thể chất sẽ mang đến sức khỏe lẫn sự tự tin trong tâm lý của một đứa trẻ.
Cụ thể, việc giáo dục thể chất đúng cách sẽ giúp trẻ có một hệ xương vững chắc, bên cạnh các hệ khác như tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết… phát triển toàn diện. Và kỳ diệu hơn, chính từ những hoạt động thể chất này sẽ giúp trẻ phát triển cảm xúc, trí tuệ. Điều này, bố mẹ chú ý sẽ thấy với những trẻ được hoạt động thể chất nhiều sẽ tỏ ra hoạt bát, vui vẻ và thông minh hơn những đứa trẻ ít có cơ hội vận động.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Mỗi phương pháp đều có những cách thức khác nhau giúp trẻ phát triển cân nặng, chiều cao cân đối cũng như tạo ra sức đề kháng để trẻ chống chọi với những bệnh thông thường. Đặc biệt, với những trẻ suy dinh dưỡng hoặc béo phì thì càng cần áp dụng phương pháp giáo dục thể chất phù hợp.
2. Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non và nguyên tắc cần nhớ
Vì ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ nên trong các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, bố mẹ cần lưu ý những nguyên tắc cơ bản như sau.
2.1. Hình thành thói quen tập thể dục, thể thao cho trẻ càng sớm càng tốt
Có hai điều nên luyện tập cho trẻ càng sớm càng tốt: (1) đọc sách, (2) thói quen tập thể dục , thể thao. Đây là lời khuyên của nhiều chuyên gia để giúp trẻ phát triển toàn diện.
Với riêng thói quen thể dục, thể thao thì các chuyên gia nhận định rằng việc giáo dục thể chất từ sớm sẽ giúp trẻ có một nền tảng sức khỏe lâu dài. Cụ thể, ngay lúc trẻ ở độ tuổi sơ sinh cũng cần tập thể dục bằng cách tập cử động chân tay cho trẻ hoặc những động tác massage nhẹ nhàng. Sau đó, đền thời kỳ cho con học mầm non thì có vô vàn cách để rèn luyện thói quen thể dục, thể thao cho trẻ như: đưa trẻ đi dạo cùng gia đình, tập cho trẻ các động tác thể dục cơ bản, cho trẻ học đạp xe, chơi các trò chơi vận động nhẹ…
2.2. Trẻ mầm non cần được tham gia nhiều hoạt động giáo dục thể chất khác nhau
Khi trẻ bước vào độ tuổi mầm non, nhiều bố mẹ Việt Nam thường “tự ý” lựa chọn cho con mình một môn thể thao để con rèn luyện như bơi lội, bóng đá… và tin tưởng rằng đây chính là cách giúp con phát triển toàn diện.
Tuy nhiên, đó là một sai lầm. Theo các chuyên gia, ở độ tuổi mầm non trẻ cần được tham gia nhiều hoạt động giáo dục thể chất khác nhau, bởi sự đa dạng này sẽ tạo ra hứng thú cho trẻ khi vận động. Trong khi đó, nếu chỉ cho trẻ chơi một môn thể thao thì dễ gây ra sự nhàm chán, thậm chí là áp lực lên tâm lý trẻ. Lời khuyên các các chuyên gia là: Hãy để trẻ mầm non được chơi đùa với tất các các môn thể thao từ bóng đá đến bơi lội, từ bóng rổ đến đạp xe hay đi bộ… Và chỉ khi trẻ được tham gia nhiều hoạt động thì hệ cơ, xương, hô hấp, tim mạch… của trẻ mới phát triển hài hoài, toàn diện.
2.3. Chú ý đến thời điểm, thời lượng vận động của trẻ mầm non
Thời điểm và thời lượng vận động rất quan trọng trong phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Cụ thể, trong ngày thời điểm tốt nhất để trẻ mầm non tham gia các hoạt động thể chất là buổi sáng (7h – 9h) hoặc buổi chiều (17g- 18g). Còn thời lượng vận động thì ít nhất mỗi ngày trẻ được tự do vận động 1 giờ đồng hồ.
Tìm hiểu thêm: 4 cách nấu cháo cho bé 1 tuổi trở lên giúp mẹ thay đổi thực đơn mỗi ngày cho con
Tuy nhiên, không phải trẻ mầm non nào cũng áp dụng nguyên tắc này. Bố mẹ phải để ý đến thể trạng của con mình để chọn thời điểm lẫn thời lượng vận động phù hợp. Ví dụ, với những trẻ suy dinh dưỡng có thể giảm thời lượng giáo dục thể chất xuống và nên cho trẻ vận động buổi sáng nhiều hơn.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần lưu ý việc chia nhỏ các đợt vận động trong ngày cho trẻ mầm non. Cụ thể mỗi lần nên kéo dài từ 10 đến 20 phút, và có tính toán về cường độ tập luyện của trẻ.
2.4. Phương pháp giáo dục thể chất phải kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý
Với những trẻ mầm non được tham gia nhiều hoạt động thể chất thì trẻ sẽ có nhu cầu ăn uống nhiều hơn do năng lượng được giải phóng nhiều. Do đó, để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ , bố mẹ cần có một chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ mầm non, đặc biệt là đạm, canxi, vitamni, tinh bột…qua nguồn thực phẩm phong phú, thực đơn đa dạng và cả sữa cùng các chế phẩm sữa.
Mặt khác, bố mẹ cũng cần chú ý đến giờ giấc nghỉ ngơi của trẻ. Bên cạnh tạo thói quen luyện tập thể dục, thể thao, bố mẹ cũng cần tập cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ, tránh tình trạng trẻ ham chơi, hoặc vận động quá sức dẫn đến mất sức, khó ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ.
3. Top 3 phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
Ở độ tuổi mầm non, trẻ sẽ có cơ hội tham gia các hoạt động giáo dục thể chất tại trường và ở nhà. Đây chính là hai môi trường chính tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.
3.1. Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non ở trường
Thông thường ở các trường mầm non trước mỗi giờ học sẽ có những bài thể dục cơ bản để giúp trẻ vận động. Đây là điều cực kỳ cần thiết, bởi việc được vận động buổi sáng sẽ giúp trẻ phát triển các hệ cơ, xương, hô hấp, tuần hoàn… Bên cạnh đó, ở trường mầm non, giờ ra chơi cũng chính là lúc trẻ được tự do vận động với nhiều trò chơi như đu quay, cầu trượt, nhảy lò cò, chạy bộ…
Lời khuyên dành cho bố mẹ là hãy tạo điều kiện cho con cái mình được tham gia các hoạt động giáo dục thể chất tập thể này, bằng cách đưa đón trẻ đi học đúng giờ. Bởi việc được tập thể dục, thể thao, chơi đùa với các bạn trong lớp không chỉ giúp trẻ mầm non khỏe mạnh mà còn giúp trẻ vui vẻ, hình thành thói quen, kỳ luật cực tốt đấy!
3.2. Giáo dục thể chất trẻ mầm non ở nhà
Ngoài những giờ trên lớp, khi trẻ về nhà bố mẹ cũng có thể giúp con tham gia nhiều hoạt động thể chất khác nhau.
Cụ thể cả nhà cùng chơi những trò chơi thú vị như trốn tìm, mèo vờn chuột, kéo co, đá bóng… hoặc đơn giản là cùng đi dạo công viên sẽ giúp trẻ tìm thấy niềm vui trong vận động và gắn kết với bố mẹ nhiều hơn.
3.3. Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non cần gần gũi thiên nhiên nhiều hơn
Đối với trẻ mầm non, việc khám phá thế giới xung quanh là một nhu cầu. Do đó, bố mẹ cũng như thầy cô ở trường mầm non hãy tạo nhiều cơ hội hơn cho trẻ khám phá, đặc biệt là việc để trẻ gần gũi thiên nhiên.
Cụ thể, các buổi tham quan sở thú, các giờ học ngoài công viên, các hoạt động thể chất ngoài trời là cực kỳ hữu ích cho sức khỏe lẫn sự phát triển tâm lý trẻ mầm non cũng như trí tuệ của trẻ. Hãy nhớ giờ, ở độ tuổi này trẻ sẽ tỏ ra hiếu động và đôi khi gặp những “tai nạn” nho nhỏ như té ngã, cảm mạo… Và việc của bố mẹ là đừng tỏ ra quá lo lắng, chính những lần vấp ngã sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện đấy.
>>>>>Xem thêm: Hen suyễn ở trẻ em mùa lạnh và cách điều trị tốt nhất
Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non mang đến rất nhiều lợi ích. Trước hết điều này sẽ giúp hình thành nên một thói quen tốt suốt đời cho trẻ, sau đó là việc tạo nên tiền đề để trẻ phát triển hoàn thiện thể lực lẫn trí lực. Theo Chuyên mục Giáo dục của Blogtretho.edu.vn, cũng như lời khuyên từ các chuyên gia giáo dục, bố mẹ không nên vì quá thương và lo lắng để rồi không cho trẻ tham gia các hoạt động giáo dục thể chất nhé. Thay vào đó hãy thương con đúng cách bằng việc cho con vận động theo sở thích của mình.
Đức Lộc tổng hợp