Tâm lý trẻ 6 tuổi bao gồm những bước chuyển đổi lớn mà các cha mẹ rất nên nắm bắt. Vì đây là độ tuổi trẻ bắt đầu bước vào môi trường học tập thật sự, và cũng là thời điểm trẻ muốn thể hiện nhiều hơn sự độc lập với cha mẹ, gia đình. Toàn bộ quá trình đó có thể khiến tâm lý trẻ dễ dàng thay đổi và trở nên khó hiểu hơn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này để có cách thể hiện tình yêu phù hợp với con nhé.
Bạn đang đọc: Tâm lý trẻ 6 tuổi – bạn đã hiểu và thể hiện tình yêu thương đúng cách với con?
1. Đặc điểm tâm lý của trẻ 6 tuổi
Trẻ 6 tuổi đã bắt đầu hiểu hơn về vị trí và tầm quan trọng của mình. Chúng chú trọng nhiều đến bạn bè, đội nhóm và luôn muốn được người khác, đặc biệt là bạn đồng trang lứa yêu thích và chấp nhận.
Chúng ta có thể nhận thấy một số đặc điểm cơ bản chung về tâm lý trẻ 6 tuổi như sau:
Về mặt cảm xúc trẻ thường:
- Cảm thấy khó khăn khi đối phó với sự thất bại.
- Khó chấp nhận khi bị thua hoặc bị chỉ trích
- Thích được tâng bốc và khen ngợi
- Ba phải và gặp khó khăn khi phải đưa ra sự lựa chọn
- Dễ bị tổn thương về mặt cảm xúc
Đối với cha mẹ, trẻ thấy:
- Bản thân (chứ không phải mẹ) là cái rốn của vũ trụ
- Lúc yêu mẹ, lúc khác lại thấy ghét mẹ, có thể sợ rằng mẹ không ở bên cạnh, mẹ sẽ bị bệnh hoặc thậm chí bị chết
- Khi học xong ở trường, nghĩ rằng cha là người biết tất cả
Đối với việc học tập, trẻ có tâm lý:
- Thích học hỏi và được đọc cho nghe
- Muốn học giỏi
- Thích tuân thủ quy tắc ở trường
- Có thể thích một giáo viên nghiêm khắc
- Có thể nhầm lẫn nếu nội quy ở trường khác với ở nhà
- Mối quan hệ với giáo viên không quá khắng khít như ở một năm học khác
Tâm lý của trẻ 6 tuổi đối với anh chị em trong nhà, trẻ thường:
- Ghen tỵ
- Dễ cãi vã, chọc ghẹo, thậm chí đánh nhau
- Thấy và tỏ ra kẻ cả, đặc biệt đối với em
Đối với bạn bè, trẻ sẽ:
- Có tâm lý hiếu chiến gây gổ, nhưng mặt khác lại dễ kết bạn. Tuy nhiên, sự sôi nổi khiến các mối quan hệ bạn bè có xu hướng khá “chớp nhoáng”
- Dễ bị kích động
- Sẵn sàng gian lận để chiến thắng nhưng vẫn buộc tội nếu bạn khác gian lận
Tìm hiểu thêm: Tâm lý trẻ em 9 tuổi và sự đồng hành của ba mẹ với trẻ
2. Làm thế nào để thể hiện tình yêu đúng cách đối với trẻ 6 tuổi
Để thể hiện tình yêu một cách phù hợp với tâm lý của trẻ 6 tuổi, bạn có thể xét đến những việc sau:
- Hãy thể hiện tình cảm với trẻ và công nhận thành tích của con
- Hãy giúp trẻ phát triển ý thức trách nhiệm bằng cách yêu cầu con phụ giúp việc nhà, ví dụ như dọn bàn ăn
- Hãy trò chuyện với trẻ về bạn bè, thầy cô, trường học và những điều trẻ mong muốn trong tương lai
- Hãy nói về việc tôn trọng người khác với trẻ và khuyến khích con giúp đỡ những người khó khăn. Đồng thời bạn cũng cần thể hiện sự tôn trọng với trẻ, hãy hạn chế thể hiện mệnh lệnh với con
- Hãy giúp trẻ thiết lập những mục tiêu có thể đạt được của riêng mình. Con sẽ học được cách tự hào về bản thân và ít dựa vào sự chấp thuận hoặc khen thưởng từ người khác
- Hãy giúp trẻ rèn luyện tính kiên nhẫn bằng cách để người khác đi trước hoặc hoàn thành một nhiệm vụ trước khi ra ngoài chơi. Đồng thời gợi ý cho trẻ nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra trước khi hành động
- Hãy đưa ra các quy tắc rõ ràng và bạn cũng như trẻ phải tuân thủ chúng một cách chặt chẽ. Ví dụ trẻ có thể xem ti vi bao lâu và khi nào phải đi ngủ. Hãy tỏ thái độ rõ ràng về những việc ổn và không ổn
- Hãy cùng trẻ thực hiện những việc thú vị như chơi trò chơi, đọc sách hay đi đến các sự kiện cộng đồng tại địa phương,…
- Hãy tham gia vào các công việc chung tại trường học của trẻ. Việc bạn gặp gỡ giáo viên để trao đổi nhằm hiểu được mục tiêu học tập của trẻ sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giúp trẻ học tốt hơn
- Hãy tiếp tục đọc sách cho trẻ nghe. Khi trẻ đã học đọc, hãy đọc sách cùng nhau
- Hãy sử dụng lỷ luật để hướng dẫn và bảo vệ trẻ thay vì dùng hình phạt đối với con, vì như vậy chúng sẽ dễ cảm thấy tồi tệ về bản thân. Bên cạnh đó hãy thường xuyên thảo luận với con về những việc không nên làm và những việc nên làm để thay thế
- Hãy khen ngợi trẻ vì hành vi tốt của con (là những việc mà con đã nỗ lực và chăm chỉ làm) hơn là vì những đặc điểm có thể thay đổi ở con (ví dụ như con thật thông minh).
- Hãy hỗ trở trẻ tham gia vào các thử thách mơi cũng như khuyến khích con tự giải quyết vấn đề của mình, chẳng hạn như sự bất đồng với một trẻ khác
- Hãy động viên con tham gia vào các hội nhóm ở trường cũng như trong cộng đồng như các môn thể thao đồng đội hay tận dụng các cơ hội tình nguyện
Có thể thấy rằng, tâm lý của trẻ 6 tuổi , dù có vẻ phức tạp nhưng thực ra lại khá dễ hiểu. Là người gần gũi trực tiếp chăm sóc trẻ, nếu quan tâm và để ý bạn sẽ hiểu được tâm lý của trẻ đồng thời giải đáp được nguyên nhân dẫn đến việc con có những hành vi bướng bỉnh, ngoài tầm kiểm soát.
>>>>>Xem thêm: Top 5 cuốn sách thiếu nhi hay và ý nghĩa mẹ nhất định phải mua cho con trước khi vào lớp 1
Cuối cùng, bạn nên lưu ý rằng, mỗi đứa trẻ đều là duy nhất, chúng sẽ suy nghĩ cũng như hành động theo cách riêng và lịch trình riêng của mình, và không phải trẻ nào cũng mang đầy đủ những đặc điểm tâm lý như đã đề cập đến ở trên. Vì vậy, để hiểu đúng về trẻ, bạn cần xem xét tính khí, yếu tố tình huống, mức độ trưởng thành cũng như các tác động bên ngoài ảnh hưởng đến trẻ. Bạn đừng áp dụng quá cứng khắc khuôn mẫu của một gia đình nào đó lên trẻ vì nó sẽ không phù hợp mà còn có thể tạo nên khoảng cách với con.
Hãy thường xuyên trò chuyện để bạn và trẻ có thể thấu hiểu nhau, chọn lọc để áp dụng những cách thể hiện tình yêu và sự quan tâm của mình với trẻ một cách phù hợp. Khi đó, bạn sẽ trở thành một chỗ dựa vững chắc và một người bạn đồng hành đáng tin cậy giúp con phát triển ngày càng hoàn thiện hơn.
Theo CDC, The Center for Parenting Education & Psychology Today
Lily Nguyễn tổng hợp