Cách dạy trẻ tính nhẩm nhanh là một chủ đề khá thú vị mà các bậc cha mẹ có con yêu thích toán học rất nên tham khảo. Mặc dù trong thời đại công nghệ, chúng ta có thể giải quyết các phép tính phức tạp trong vòng “một nốt nhạc” nhờ các thiết bị thông minh. Tuy nhiên không vì vậy mà việc tính nhẩm lại trở nên không cần thiết. Ngoài mục đích phục vụ việc học tập thì tính nhẩm là một cách tuyệt vời giúp trẻ rèn luyện khả năng tư duy và sự nhanh nhạy của bộ não. Vậy làm thế nào để dạy trẻ tính nhẩm nhanh, chúng ta hãy cùng “bỏ túi” một số mẹo dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Cách dạy trẻ tính nhẩm nhanh cực hiệu quả bố mẹ hãy áp dụng ngay
Contents
- 1 1. Dạy trẻ cách tính nhẩm nhanh phép cộng
- 1.1 1.1. Dạy trẻ hiểu giá trị của phép tính cộng với số 0
- 1.2 1.2. Dạy trẻ hiểu phép giao hoán
- 1.3 1.3. Dạy trẻ thực hiện phép cộng bằng cách đếm tịnh tiến
- 1.4 1.4. Dạy trẻ cộng hai số thành tròn 10 đơn vị khi thực hiện phép cộng ba chữ số
- 1.5 1.5. Dạy trẻ nhớ bảng tính cộng gấp đôi
- 1.6 1.6. Dạy trẻ áp dụng phép tính cộng gấp đôi
- 1.7 1.7. Dạy trẻ kỹ thuật đếm nhảy
- 1.8 1.8. Dạy trẻ việc cộng thêm 9 tương đương với 10 trừ 1
- 1.9 1.9. Dạy trẻ cách chia nhỏ số lớn để tạo số tương thích
- 1.10 1.10. Dạy trẻ cách cân bằng con số trong phép tính
- 2 2. Dạy trẻ cách tính nhẩm nhanh phép trừ
- 3 3. Dạy trẻ cách tính nhẩm nhanh phép nhân
- 3.1 3.1. Dạy trẻ hiểu giá trị của phép tính nhân với số 0
- 3.2 3.2. Dạy trẻ hiểu giá trị của phép tính nhân với số 1
- 3.3 3.3. Dạy trẻ cách tính tắt đối với phép nhân với bội số của 10
- 3.4 3.4. Dạy trẻ cách sử dụng thuộc tính kết hợp khi nhân
- 3.5 3.5. Dạy trẻ xem phép nhân với số 5 tương đương nhân với nửa giá trị của số 10
- 3.6 3.6. Dạy trẻ chia số nhân thành các cặp số tương thích
- 3.7 3.7. Dạy trẻ cách chia đôi một số và nhân đôi số còn lại khi tính
- 4 4. Dạy trẻ tính nhẩm nhanh phép chia
- 5 5. Làm thế nào để giúp trẻ yêu thích “kỹ thuật” tính nhẩm
1. Dạy trẻ cách tính nhẩm nhanh phép cộng
Để dạy trẻ tính nhẩm phép cộng, bạn hãy giúp trẻ bằng những cách sau:
1.1. Dạy trẻ hiểu giá trị của phép tính cộng với số 0
Bạn hãy dạy trẻ về số 0: việc cộng số 0 với bất kì một số nào cũng không làm thay đổi giá trị của số đó.
Ví dụ : mẹ có 6 quả táo, và con không có quả táo nào thì mẹ và con có tổng cộng 6 quả táo.
1.2. Dạy trẻ hiểu phép giao hoán
Bạn hãy dạy trẻ về thuộc tính giao hoán trong phép cộng: việc thay đổi vị trí của các con số trong phép cộng không làm thay đổi kết quả của phép tính.
Ví dụ : 4 quả táo cộng với 7 quả táo cũng giống như 7 quả táo cộng với 4 quả táo, đều bằng 11 quả
1.3. Dạy trẻ thực hiện phép cộng bằng cách đếm tịnh tiến
Bạn hãy dạy trẻ áp dụng thuộc tính giao hoán, bắt đầu thực hiện phép tính bằng số lớn hơn, sau đó đếm tịnh tiến bằng giá trị của số nhỏ hơn.
Ví dụ : để thực hiện phép tính 7+3, hãy bắt đầu với số 7 sau đó đếm thêm 3 đơn vị nữa: “bảy, tám, chín, mười”.
Bạn lưu ý cách này:
- Áp dụng tốt nhất khi một trong hai số của phép tính nhỏ hơn 5.
- Có thể hướng dẫn trẻ dùng ngón tay để đếm.
1.4. Dạy trẻ cộng hai số thành tròn 10 đơn vị khi thực hiện phép cộng ba chữ số
Bạn hãy dạy trẻ áp dụng thuộc tính giao hoán để cộng hai số trong phép tính thành trong 10 đơn vị, sau đó cộng tiếp số còn lại.
Ví dụ : để thực hiện phép tính 3+6+7, hãy cộng 3 và 7 trước thành tròn 10, sau đó cộng thêm 6
3+6+7 = (3+7)+6=10+6=16
1.5. Dạy trẻ nhớ bảng tính cộng gấp đôi
Tính cộng gấp đôi là phép tính cộng một số vào chính nó, bạn có thể dạy trẻ cộng gấp đôi đối với số từ 1-10:
1+1=2
2+2=4
3+3=6
4+4=8
5+5=10
6+6=12
7+7=14
8+8=16
9+9=18
10+10=20
1.6. Dạy trẻ áp dụng phép tính cộng gấp đôi
Sau khi trẻ đã nhớ được bảng tính cộng gấp đôi, bạn có thể dạy trẻ cách áp dụng vào phép tính cộng đối với hai số khác nhau bằng cách thêm 1 hoặc nhiều đơn vị vào kết quả của phép cộng gấp đôi (tùy thuộc vào giá trị của số lớn hơn trong phép tính).
Ví dụ : đối với phép tính 6+7, có thể xem là phép cộng 6+6+1 tức là thêm 1 đơn vị vào kết quả của phép cộng gấp đôi 6+6, và bằng 13
6+7=6+6+1=13
1.7. Dạy trẻ kỹ thuật đếm nhảy
Bạn hãy giúp trẻ hiểu:
- Bất kỳ số chẵn nào cộng thêm chính nó sẽ có kết quả là số chẵn và ngược lại, số lẻ cộng thêm chính nó thì kết quả là số lẻ.
- Đối với các số như 2, 5, 10 có thể dùng kỹ thuật đếm nhảy để biết được kết quả của phép cộng các số đó với chính nó, 1 hay nhiều lần.
Ví dụ : có thể biết kết quả của phép cộng 5+5+5 bằng cách đếm nhảy năm, mười, mười lăm.
1.8. Dạy trẻ việc cộng thêm 9 tương đương với 10 trừ 1
Vì việc cộng thêm 10 sẽ dễ tính hơn nên đối với phép tính cộng thêm số 9, có thể cộng thêm 10 sau đó lấy kết quả trừ đi 1.
Ví dụ : để thực hiện phép tính 29+9, có thể tính 29+10=39 sau đó lấy 39-1=38
1.9. Dạy trẻ cách chia nhỏ số lớn để tạo số tương thích
Các số tương thích là các số có thể dễ dàng thêm vào nhau để tạo thành một số tròn, từ đó phép tính sẽ thực hiện được một cách dễ dàng hơn.
Ví dụ : để thực hiện phép tính 58+32, có thể chia 58 thành 50+8 và 32 thành 30+2, sau đó áp dụng thuộc tính giao hoán để cộng các cặp số tương thích trước:
58+32=50+8+30+2=(50+30)+(8+2)=80+10=90
1.10. Dạy trẻ cách cân bằng con số trong phép tính
Để cân bằng một con số trong phép tính, giúp nó trở thành một số tròn nhằm thực hiện phép tính dễ dàng hơn, bạn có thể dạy trẻ cách trừ một vài đơn vị từ số này và thêm số đơn vị tương đương vào số còn lại.
Ví dụ : để thực hiện phép tính 58+32 bạn có thể trừ 2 đơn vị từ số 32 để thêm vào số 58 cho tròn 60 rồi tiếp tục cộng số 30:
58+32=(58+2)+(32-2)=60+30=90
2. Dạy trẻ cách tính nhẩm nhanh phép trừ
Dưới đây là một số cách bạn có thể giúp trẻ tính nhẩm phép trừ nhanh:
2.1. Dạy trẻ đếm từ số trừ đến số bị trừ để xác định kết quả phép tính trừ
Bạn có thể dạy trẻ đếm bắt đầu từ số trừ đến số bị trừ, số lần đếm (không tính bản thân số trừ) chính là kết quả của phép tính.
Ví dụ : để thực hiện phép tính nhẩm 8-6, bắt đầu đếm từ số 6: 6,7,8; không tính lần đếm 6 thì có 2 lần đếm là 7,8; vậy kết quả là 2
Đối với phép tính với những số nhỏ, trẻ có thể dùng ngón tay để đếm số lần.
2.2. Dạy trẻ cách dùng chiến lược “từ số đầu” đối với các phép tính trừ không cần nhớ từ hàng đơn vị trước
Để thực hiện chiến lược này, trẻ có thể bắt đầu trừ từ số đầu tiên của số bị trừ, tương ứng với số đầu tiên của số trừ, tiếp tục cho hết các hàng đơn vị còn lại của con số (thực hiện trừ từ phải sang trái).
Tuy nhiên bạn cần lưu ý điều kiện để áp dụng được cách tính này đó là:
- Các con số trong phép tính có số chữ số tương đương nhau (cùng có 2,3,4,…chữ số).
- Phép tính trừ không yêu cầu phải nhớ từ hàng đơn vị trước. Bạn có thể giúp trẻ kiểm tra điều kiện này bằng cách đặt hai số thẳng hàng và các chữ số của số trừ đều nhỏ hơn các chữ số ở cùng đơn vị của số bị trừ.
Ví dụ : để thực hiện phép tính nhẩm 795-463
Trước tiên ta kiểm tra các điều kiện để áp dụng chiến lược trừ từ số đầu:
- Cả hai số đều là số có 3 chữ số
- Số trừ nhỏ hơn số bị trừ (4
Thực hiện phép tính:
795-463:
7-4=3
9-6=3
5-3=2
Kết quả là 332
Tìm hiểu thêm: Công thức 5 món ăn đơn giản trị mồ hôi trộm cho trẻ cực hiệu quả
2.3. Dạy trẻ cách chia nhỏ số trừ thành một số tròn và số lẻ
Việc thực hiện tính trừ trên số tròn sau đó trừ tiếp số lẻ sẽ dễ dàng hơn, trẻ có thể bắt đầu áp dụng từ chia thành đơn vị hàng chục đến hàng trăm và lớn hơn.
Ví dụ : để thực hiện phép tính 42-24, chia số 24 thành 20+4, sau đó lấy 42 trừ 20 trước sau đó trừ 4
42-24=(42-20)-4=22-4=18
3. Dạy trẻ cách tính nhẩm nhanh phép nhân
Bạn có thể dạy trẻ áp dụng một số kỹ thuật sau để tính nhẩm nhanh phép nhân:
3.1. Dạy trẻ hiểu giá trị của phép tính nhân với số 0
Trong phép tính nhân thì bất kì số nào dù có giá trị lớn bao nhiêu khi nhân với 0 thì kết quả đều bằng 0.
3.2. Dạy trẻ hiểu giá trị của phép tính nhân với số 1
Trong phép tính nhân thì bất kì số nào dù có giá trị lớn bao nhiêu khi nhân với 0 thì kết quả đều bằng chính số đó.
3.3. Dạy trẻ cách tính tắt đối với phép nhân với bội số của 10
Đối với phép nhân một số với 10 hay các bội số của 10, trẻ chỉ cần thêm số lượng số 0 trong bội số đó vào số còn lại là thành kết quả phép tính.
Ví dụ :
27×10 =270 (thêm 1 số từ 10)
27×100 =2700 (thêm 2 số 0 từ 100)
27×1000 =27000 (thêm 3 số 0 từ 1000)
3.4. Dạy trẻ cách sử dụng thuộc tính kết hợp khi nhân
Sử dụng thuộc tính kết hợp khi nhân có nghĩa là trẻ có thể thay đổi thứ tự các số nhân để việc thực hiện phép tính được dễ dàng và nhanh hơn. Thông thường, các số nhân với nhau thành một số tròn sẽ được nhóm với nhau.
Ví dụ : để thực hiện phép tính 27x5x2, tính kết quả của phép nhân 5×2 trước, sau đó nhân với số còn lại
27x5x2=27x(5×2)=27×10=270
3.5. Dạy trẻ xem phép nhân với số 5 tương đương nhân với nửa giá trị của số 10
Khi quy số 5 thành nửa giá trị của 10, trẻ có thể thực hiện phép nhân với 10 sau đó chia đôi kết quả tính được.
Ví dụ : để thực hiện phép tính 27×5, chúng ta thay số 5 bằng số 10 chia đôi sau đó tính và chia đôi kết quả
27×5 = ½ (27×10) = ½ (270) = 135
3.6. Dạy trẻ chia số nhân thành các cặp số tương thích
Khi chia số nhân thành các cặp số tương thích có thể nhân với nhau để tạo thành một số tròn, từ đó việc thực hiện phép tính sẽ dễ dàng hơn.
Ví dụ : để thực hiện phép tính 125 x 8 chúng ta có thể chia hai số nhân thành 25×5 và 4×2 sau đó nhóm thành hai nhóm 25×4 nhân với 5×2
125 x 8 = 25 x 5 x 4 x 2 = (25 x 4) x (5 x 2) = 100 x 10 = 1000
3.7. Dạy trẻ cách chia đôi một số và nhân đôi số còn lại khi tính
Chia đôi một số và nhân đôi số còn lại khi thực hiện phép tính nhân là một cách khác để tìm ra cặp số tương thích, giúp việc tính toán được dễ dàng hơn.
Ví dụ : để thực hiện phép tính 8 x 45, trẻ có thể chia đôi số 8 và nhân đôi số 45
8 x 45 = 4 x 90 = 360
4. Dạy trẻ tính nhẩm nhanh phép chia
Một số cách có thể giúp trẻ tính nhẩm nhanh phép chia gồm:
4.1. Dạy trẻ dùng phép phân phối
Trẻ có thể chia nhỏ số bị chia thành những số dễ dàng chia cho số chia hơn, sau đó cộng các kết quả lại.
Ví dụ : để thực hiện phép tính 104 : 8, chia nhỏ số 104 thành 64 + 40, sau đó lấy hai số chia cho 8 và cộng kết quả lại
104 : 8 = (64 + 40) : 8 = (64 : 8) + (40 : 8) = 8 + 5 = 13
4.2. Dạy trẻ cách tính tắt đối với phép chia với 10 và bội số của 10
Đối với phép chia một số cho 10 hay các bội số của 10, trẻ chỉ cần bớt số lượng số 0 trong bội số đó đối với số còn lại là thành kết quả phép tính.
Ví dụ:
27000 : 10 = 2700 (bớt 1 số 0 từ số 10)
27000 : 100 = 270 (bớt 2 số 0 từ số 100)
27000 : 1000 = 27 (bớt 3 số 0 từ số 1000)
4.3. Dạy trẻ xem phép chia cho số 5 tương đương chia cho nửa giá trị của số 10
Khi quy số 5 thành nửa giá trị của 10, trẻ có thể thực hiện phép chia cho 10 sau đó nhân đôi kết quả tính được.
Ví dụ : để thực hiện phép tính 1230 : 5, ta lấy 1230 chia 10 rồi nhân đôi kết quả
1230 : 5 = 2 x (1230 : 10) = 2 x (123) = 246
5. Làm thế nào để giúp trẻ yêu thích “kỹ thuật” tính nhẩm
5.1. Khi nào có thể dạy trẻ tính nhẩm
Bạn nên lưu ý rằng, tính nhẩm là một công cụ được phát triển dần dần từ các khái niệm toán học (cộng, trừ, nhân, chia) cơ bản trẻ được học ở trường tiểu học . Vì vậy chỉ khi trẻ đã nắm vững các khái niệm này tại trường thì việc hướng dẫn trẻ các kỹ thuật tính nhẩm tương ứng theo khả năng và trình độ của trẻ mới được hiệu quả hơn.
5.2. Làm thế nào để giúp trẻ yêu thích tính nhẩm
Bạn có thể áp dụng một số cách sau để giúp trẻ yêu thích tính nhẩm:
- Sử dụng thẻ học, các video trên mạng, hay các trò chơi vui nhộn trên các trang web để giúp trẻ thấy việc học tính nhẩm thật thú vị. Vì thực ra, tính nhẩm là cách sử dụng các kỹ thuật để giải quyết vấn đề cụ thể hơn là ghi nhớ câu trả lời cho các phương trình. Do vậy, quan trọng là bạn giúp trẻ tư duy để tìm được hướng đi đúng.
- Cho trẻ thực hành bằng các “công cụ” gần gũi. Từ nút áo, các loại hạt đến các vật dụng hay nguyên liệu nấu ăn trong nhà, bạn hãy khuyến khích trẻ sử dụng để thực hành các phép tính. Ví dụ như phân chia lượng mì ống đều nhau vào các bát,…Việc thực hành này sẽ giúp trẻ nắm vững các khái niệm thay vì chỉ ghi nhớ các lý thuyết toán học.
- Không gây áp lực cho trẻ. Bạn nên chú ý không gây áp lực cho trẻ trong quá trình học hay thực hành tính nhẩm. Thay vào đó, hãy tập trung làm cho các hoạt động này trở nên thú vị và vui nhộn để giúp trẻ học mà chơi, chơi mà học.
>>>>>Xem thêm: Bệnh bạch hầu ở trẻ em – căn bệnh nguy hiểm có thể phòng ngừa hiệu quả bằng tiêm vắc-xin
Cách dạy trẻ tính nhẩm nhanh không phải là việc bắt buộc bạn cần dạy trẻ. Tuy nhiên, vì học cách tính nhẩm không chỉ giúp ích cho trẻ trong việc tính toán, nó còn rèn luyện sự nhanh nhạy khéo léo để các con có thể áp dụng vào những môn học khác cũng như vào cuộc sống thường ngày. Vì vậy nếu có thể, bạn hãy tạo điều kiện giúp trẻ học hỏi kỹ thuật tính nhẩm một cách vui vẻ và thoải mái nhất nhé.
Theo Wikihow & Verywell Family
Lily Nguyễn tổng hợp