Bệnh kiết lỵ ở trẻ em là căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa mà trẻ thường xuyên gặp phải, vì hễ miễn dịch của trẻ còn non yếu. Trẻ bị kiết lỵ nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển bình thường ở trẻ. Chính vì vậy, Blogtretho.edu.vn đã tổng hợp những thông tin cơ bản liên quan đến bệnh để bố mẹ có thể nắm được, nhằm phòng tránh hoặc chữa trị đúng cách kịp thời, bảo vệ sức khỏe của con tốt hơn nhé.
Bạn đang đọc: Bệnh kiết lỵ ở trẻ em và những thông tin cơ bản dành cho bố mẹ
Contents
- 1 1. Bệnh kiết lỵ ở trẻ em là bệnh gì?
- 2 2. Các dấu hiệu của bệnh kiết lỵ ở trẻ em
- 3 3. Điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em
- 4 4. Cách phòng ngừa bệnh kiết lỵ ở trẻ em
- 5 5. Những lưu ý khi trẻ bị bệnh kiết lỵ
- 5.1 5.1. Những thực phẩm nên sử dụng khi bị kiết lỵ
- 5.2 5.2. Lưu ý khi chữa cho trẻ bằng thuốc Đông y và mẹo dân gian
- 5.3 5.3. Tác hại của bệnh kiết lỵ
- 5.4 6. Sự khác nhau giữa bệnh kiết lỵ và tiêu chảy cấp
- 5.5 6.1. Nguyên nhân của bệnh tiêu chảy cấp
- 5.6 6.2. Dấu hiệu bệnh tiêu chảy cấp
- 5.7 6.3. Biến chứng của bệnh tiêu chảy cấp
1. Bệnh kiết lỵ ở trẻ em là bệnh gì?
Bệnh kiết lỵ là bệnh lý về nhiễm trùng đường ruột. Bệnh kiết lỵ có thể gặp quanh năm nhưng thời điểm tháng 6 tháng 7 dễ bùng phát thành dịch nhất. Bệnh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của trẻ. Phân loại bệnh kiết lỵ:
- Bệnh kiết lỵ trực khuẩn (bacillary dyéntery).
- Bệnh lỵ amíp (amoebic dysentery).
1.1. Nguyên nhân mắc bệnh
- Trẻ em do sức đề kháng còn non yếu, hệ miễn dịch chưa thực sự hoàn thiện nên rất dễ bị những tác động xấu ngoài môi trường sống ảnh hưởng.
- Do không biết cách chăm sóc và đảm bảo vệ sinh ăn uống cho trẻ đã khiến bé mắc bệnh kiết lỵ.
- Khi trẻ mọc răng sẽ làm răng lợi bị đau, làm trẻ chán ăn, ăn uống khó chịu, làm cho hệ tiêu hóa có sự thay đổi dẫn đến bị tiêu chảy.
- Có một số thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi các enzym tiêu hóa trong dạ dày, làm chậm tiêu hóa.
- Ăn uống không hợp vệ sinh.
- Bệnh lỵ trực khuẩn do trực khuẩn Shigella thuộc vi khuẩn gram (-) gây ra.
- Bệnh lỵ amíp do ký sinh trùng loại đơn bào entamoeba histolytica gây ra.
1.2. Bệnh kiết lỵ lây truyền bằng cách nào?
- Qua thức ăn, nước uống, nước rửa rau quả.
- Thú vật mang mầm bệnh (chó, mèo).
- Ruồi là trung gian tuyền bệnh nguy hiểm.
- Do tay bẩn.
- Bào nang dính dưới móng tay.
- Ngoài ra bệnh kiết lỵ có thể lây qua hoạt động tình dục, đặc biệt là quần thể đồng tính luyến ái.
2. Các dấu hiệu của bệnh kiết lỵ ở trẻ em
Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp.
Biểu hiện lâm sàng ngoài ruột thường là áp xe gan, có thể vỡ vào màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim.
2.1. Các triệu chứng thường gặp
- Tiêu chảy có nhiều nước lúc đầu, sau đó phân có thể có đàm, máu lượng ít và nhiều lần.
- Đau bụng nhiều, nhất là khi đi tiêu.
- Sốt cao nếu là do shigella.
- Ói, trẻ biếng ăn .
- Ðau bụng, mót rặn, tiêu phân đàm máu.
- Ðau bụng thường ở manh tràng ( hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng ( dễ lầm với loét dạ dày ).
- Tiêu phân nhày máu, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng, số lượng không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày.
- Mót rặn : đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết.
- Những biến chứng ở bệnh kiết lỵ: Thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa do amip… Các trường hợp nặng có thể gây nhiễm trùng huyết.
2.2 Dấu hiệu bệnh kiết lỵ theo từng loại
2.2.1. Bệnh lỵ trực khuẩn
Các triệu chứng diễn ra một cách ồ ạt như chán ăn, sốt cao, đau bụng quanh rốn, đi ngoài phân lỏng chỉ toàn chất nhầy lẫn máu. Một ngày đi ngoài trên 10 lần, cơ thể bị mất nước và mệt mỏi.
2.2.2. Bệnh lỵ amibe
Bệnh kiết lỵ này khó phát hiện hơn bởi bệnh không có biểu hiện rõ ràng mà chỉ diễn ra một cách âm ỉ. Khi bị bệnh, cơ thể chỉ sốt nhẹ, đau bụng, mót rặn, đi ngoài phân lỏng sau chuyển sang nhầy kèm máu.
3. Điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em
3.1. Yêu cầu khi chữa trị bệnh
- Hạ sốt để tránh sốt cao có thể gây co giật nhất là ở các cháu nhỏ.
- Bù nước và điều chỉnh rối loạn điện giải như: Jạ na tri máu, hạ can xi máu, hạ kali mu, hạ đường huyết.
- Dinh dưỡng đủ theo tuổi. Cần bổ sung thực phẩm nhiều chất đạm.
- Về kháng sinh: sử dụng kháng sinh uống hay chích tùy mức độ nặng của bệnh (việc dùng thuốc cần theo chỉ định bác sĩ)
- Không nên sử dụng các chất làm chậm nhu động ruột vì có nguy cơ làm bệnh kéo dài thêm.
- Điều trị kiết lỵ nên tích cực ngay từ đầu để tránh biến chứng nặng (nhiễm trùng huyết, co giật do rối loạn điện giải hoặc do sốt cao); ngoài ra trẻ có thể bị suy dinh dưỡng hoặc chậm lên cân, suy nhược cơ thể…
- Tuân thủ theo đúng hướng dẫn về cách dùng thuốc của bác sĩ. Tránh sử dụng sai thuốc, không đủ liều lượng sẽ khiến bệnh kiết lỵ ở trẻ em nặng hơn.
Chẩn đoán bệnh qua những cách sau:
- Tiền căn đau bụng, tiêu đàm máu.
- Di chuyển đến vùng có bệnh kiết lỵ.
- Có tiếp xúc với người tiêu đàm máu, đau bụng hoặc có nhiều người cùng mắc bệnh tương tự ở chung một tập thể hoặc quanh vùng cư ngụ.
- Xét nghiệm qua phân.
- Qua nội soi.
- X quang ruột già.
- Huyết thanh.
3.2. Thuốc chữa bệnh kiết lỵ cho trẻ em
- Émétine : Thuốc giúp thải trừ độc tuy nhiên thuốc bài tiết khá chậm nên cần một khoảng thời gian là 45 ngày giữa hai đợt điều trị.
- Metronnidazole : Thuốc xâm nhập tốt qua hàng rào máu não nên thường được lựa chọn bổ sung nhằmđiều trị các tổn thương của thần kinh trung ương.
- Dehydro-émétine : Thuốc có công dung tương tự nhưng thải trừ nhanh hơn émetine, khoảng cách thông thường giữa hai đợt điều trị khoảng 15 ngày.
- Ngoài ra, bệnh kiết lỵ do mầm bệnh shigella sẽ được điều trị bằng các loại thuốc như: Ciprofloxacine, Péfloxacine, Ofloxacine, Bactrim.
3.3. Chữa kiết lỵ theo bài thuốc Đông Y
3.3.1. Cách chữa bệnh kiết lỵ đi cầu ra máu và mủ
Bài thuốc 1
30-50g lá mơ lông còn tươi nguyên, rửa sạch, rồi thái nhỏ. Trứng gà 1 quả lấy lòng đỏ trộn lẫn với rau. Lấy lá chuối đủ to để gói kín lá mơ trộn trứng. Đem chúng đi nướng, chín vàng 2 mặt là được. Ăn 2 lần/ngày.
Bài thuốc 2
100g rau dền, 20g rau đay, 100g rau sam. Rửa sạch, cho vào nồi, đổ thêm nửa lít nước nấu lấy nước, khi nước rau cạn còn 300ml thì tắt bếp. Chia làm 2 uống hết trong ngày. Dùng thức uống này 3 ngày liền.
Bài thuốc 3
Hạt vừng không còn vỏ đem sao thơm vàng, tán thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 6-12g bột hòa vào nước ấm và uống, hoặc trộn cùng mật ong nuốt cũng tốt. Thực hiện cách chữa bệnh kiết lỵ này ngày 3-4 lần.
3.3.2. Điều trị bệnh kiết lỵ đi cầu có nhiều máu
Bài thuốc 1
Vừng đen sao chín, hạt sen bỏ tim sao chín, củ khoai mài sao chín. Cả 3 đều tán thành bọt mịn. Lấy 24-30g bột trộn chung với mật ong hòa tan bằng nước ấm rồi uống. Ngày uống 2 lần.
Bài thuốc 2
200g rau sam tươi nguyên, rửa sạch rồi giã nát. Dùng vải mỏng để vắt kiệt phần nước cốt của rau. Nước này đun sôi đợi nguội bớt mới thêm vào 1 thìa mật ong. Cho người bệnh kiết lỵ uống trước khi ăn cơm.
Bài thuốc 3
Hoa tường vi với hoa hồng đỏ 16-20g mỗi loại. Rửa rồi cho vào nồi nấu với 750ml nước sạch. Đun sôi nhiều phút đến khi lượng nước trong nồi chỉ khoảng 200ml thì tắt bếp. Uống trước khi ăn, mỗi lần 100ml.
3.3.3. Chữa bệnh kiết lỵ đi cầu có nhiều mủ
Bài thuốc 1
Hoa dâm bụt trắng phơi khô trong bóng râm. Mang tán bột mịn và pha nước ấm uống hằng ngày. Liều lượng là 12-16g mỗi lần. Ngày uống 2 lần.
Bài thuốc 2
Củ cải trắng, còn tươi. Loại bỏ rễ, ngọn rồi rửa sạch, đem vào ép lấy nước, cần khoảng 500ml. Trước khi uống cần nấu chín nước này. Chia ra uống 3 lần trong ngày, trước bữa ăn là được.
Bài thuốc 3
Hạt ngò hay còn gọi là hạt mùi sao chín rồi tán thành bột nhuyễn. Dùng thuốc này pha bột uống hằng ngày. Mỗi lần 8-12g bột. Thêm chút đường cho dễ uống, dùng cách chữa kiết lỵ này khi bụng đói.
Tìm hiểu thêm: Chữa gù lưng ở đâu hiệu quả và an toàn nhất mẹ có biết?
3.4. Mẹo dân gian chữa bệnh kiết lỵ ở trẻ em
- Hạt hướng dương bóc vỏ 20-30 g, rửa sạch, sắc với 750 ml nước, đến khi còn 200 ml thì thêm ít đường phèn. Chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.
- Hoa hồng đỏ, hoa tường vi, mỗi thứ 10-15 g, rửa sạch, giã nát, hòa với nước cháo uống ngày 2-3 lần.
- Lấy 8g mỗi loại: Hạt sen (bỏ ruột), vừng đen và củ mài đem sao vàng rồi tán thành bột mịn rồi trộn đều với mật để cho trẻ uống trong ngày với nước ấm.
- Lấy 10 – 15g hoa hồng phơi khô sắc với 500 ml nước cho đến khi còn 200 ml. Chia làm 2 lần uống trước bữa ăn và uống hết trong ngày. Có thể dùng hoa cúc bách nhật thay hoa hồng cũng hiệu quả.
- Lấy 12 – 20g lá ích mẫu non nấu cháo với gạo tẻ để ăn hoặc nấu nước uống thay trà.
- Lấy vài búp ổi, sau đó sắc lên lấy nước cho bé uống. Mỗi lần cho uống bé chỉ đổ 1 chút vào cái chén, lượng nước nên ít thôi để bé khỏi bị sặc. Nước búp ổi này có vị rất chát, nhưng bé có thể uống được dễ dàng mà không sợ bị nôn ra như uống thuốc, cha mẹ hãy cho bé uống rải rác trong ngày khoảng 3 hôm bệnh kiết lỵ cũng sẽ đỡ hơn.
- Giã nát rau sam đã rửa sạch rồi vắt lấy nước cốt để đun sôi, sau đó hòa với chút mật để cho trẻ uống lúc đói. Rau sam có vị chua tính hàn trị được kiết lỵ, trừ giun sán, chữa mụn nhọt. Có thể phòng ngừa bệnh tiêu chảy, kiết lỵ bằng cách hằng ngày ăn rau sam luộc hoặc nấu cháo.
- Hồng xiêm còn xanh với vị chát, tính bình là phương thuốc hiệu quả điều trị bệnh kiết lỵ cho trẻ. Mỗi lần sử dụng chỉ lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước lưu ý phải ngập hồng xiêm. Đối với trẻ nhỏ, trước khi cho uống cha mẹ nên nếm thử, không được cho trẻ uống đặc quá.
4. Cách phòng ngừa bệnh kiết lỵ ở trẻ em
- Cho trẻ bú sữa mẹ đến 18 tháng hoặc 24 tháng tuổi là cách giúp trẻ tránh được rất nhiều bệnh trong đó có kiết lỵ.
- Nếu trẻ bú sữa bình phải rửa sạch bình. Người pha sữa nên rửa tay trước khi pha sữa cho bé.
- Khi chuẩn bị bữa ăn cho bé nên làm đúng cách và hợp vệ sinh.
- Nên rửa tay sau khi làm vệ sinh cho bé.
- Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi. Chế biến đúng cách để giữ thành phần dinh dưỡng giúp trẻ hấp thụ tối đa.
- Trước khi cho trẻ uông thuốc kháng sinh, phải cho trẻ ăn no.
- Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.
- Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.
- Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.
- Ðiều trị người lành mang bào nang.
- Hạn chế trẻ ăn những thức ăn ngoài vỉa hè không đảm bảo vệ sinh…
- Không cho bé ăn thức ăn đã để lâu.
- Thường xuyên vệ sinh đồ chơi cho bé, có không gian vui chơi sạch sẽ.
- Tránh cho bé đến những nơi đông người khi đang có dịch bệnh hoặc trong những ngày hè nắng nóng.
- Do sức đề kháng của trẻ còn yếu nên mẹ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày để giúp bé tăng cường hệ miễn dịch.
5. Những lưu ý khi trẻ bị bệnh kiết lỵ
5.1. Những thực phẩm nên sử dụng khi bị kiết lỵ
- Bố mẹ cũng cần chú ý đến dinh dưỡng của trẻ để bệnh giảm nhanh hơn.
- Chọn những món ăn dễ tiêu hóa, nhạt, loãng, không có xơ và dầu mỡ như: Gạo tẻ, gạo nếp, mì, đại mạch, đậu cove, đậu non, củ mài, hạt sen, đậu xanh…
- Chia thành nhiều bữa nhỏ và không cần ăn quá no trong một bữa.
- Tăng cường ăn hoặc uống nước ép trái cây, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin C.
- Bổ sung rau quả tươi trong thực đơn bằng cách luộc hoặc ép thành nước cho dễ sử dụng. Các loại hoa quả giúp giảm tiêu chảy khi bị kiết lỵ như chuối, táo rất giàu kali và còn chứa pectin- chất xơ hòa tan trong nước.
- Bổ sung lợi khuẩn probiotic giúp cải thiện sức khỏe của ruột kết.
- Bổ sung một số thực phẩm vào chế độ ăn như tỏi, lá chè, ngó sen, ổi,… bởi tác dụng diệt khuẩn lỵ tốt của chúng.
- Bổ sung nước oresol – đây là chất bù nước rất tốt. Chất bù nước sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng mất nước, kiệt sức và giúp phục hồi sức khỏe tốt hơn.
Thực phẩm cần tránh
- Các thực phẩm từ sữa như pho mát, kem, bơ và kem, đây là những thực phẩm gây kích ứng ruột, làm bệnh kiết lỵ trở nên trầm trọng hơn.
- Thức ăn cay, chứa nhiều dầu mỡ, sẽ làm tình trạng kiết lỵ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Các loại trái cây có nhiều chất xơ như: Bưởi, cam, quýt.
- Đồ uống có cồn, có ga, có chứa caffein như: Rượu, bia, cà phê, soda, nước ngọt,…
- Thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng như: Ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, hành tây, đậu bắp, đậu Hà Lan, bông cải xanh, súp lơ.
5.2. Lưu ý khi chữa cho trẻ bằng thuốc Đông y và mẹo dân gian
- Mặc dù trong dân gian hay theo Đông y có khá nhiều bài thuốc chữa bệnh kiết lỵ hay, nhưng mẹ cần lưu ý, không áp dụng các bài thuốc này cho trẻ dưới 6 tháng, cấn cân nhắc kỹ khi áp dụng cho trẻ dưới 3 tuổi.
- Trẻ dưới 3 tuổi bị kiết lỵ tốt nhất mẹ nên mang trẻ đi bác sỹ hoặc cơ sở y tế gần nhất để điều trị cho bệnh giảm nhanh.
- Mọi loại thuốc Tây trị kiết lỵ cho trẻ đều cần có tư vấn và theo toa của bác sỹ.
5.3. Tác hại của bệnh kiết lỵ
- Trẻ bị kiết lỵ luôn cảm thấy mót rặn, rặn nhiều dẫn đến sa hậu môn và đây là nguyên nhân gây bệnh trĩ.
- Đối với trẻ nhỏ khi bị kiết lỵ, đi ngoài nhiều dẫn đến cơ thể mất nước, kiệt sức và mệt mỏi.
- Bé dễ bị viêm đa dây thần kinh vì bị mất quá nhiều chất bổ dưỡng do đi ngoài nhiều.
- Trẻ bị viêm khớp và để lại di chứng teo cơ rất nguy hiểm. Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của trẻ.
- Sau khi bị kiết lỵ bé dễ mắc hội chứng viêm niệu đạo kết mạc mắt.
- Nếu để bệnh trở nên nặng hơn có thể gây thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm ruột thừa do amip.
6. Sự khác nhau giữa bệnh kiết lỵ và tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp và bệnh kiết lỵ ở trẻ em là hai loại bệnh về đường tiêu hóa thường gặp, có triệu chứng khá giống nhau nên nhiều người hay nhầm lẫn. Nếu không xác định được đúng bệnh thì sẽ làm cho bệnh của trẻ ngày càng nghiêm trọng hơn và khó điều trị. Chính vì vậy hãy cùng theo dõi những sự khác nhau dưới đây để nhận biết đúng bệnh cho bé nhé.
6.1. Nguyên nhân của bệnh tiêu chảy cấp
- Thường do virus Rota gây nên, các vi khuẩn như E.Coli, tụ cầu, tả, thương hàn.
- Thức ăn, nước uống, đồ chơi bị nhiễm khuẩn gây bệnh.
6.2. Dấu hiệu bệnh tiêu chảy cấp
- Trẻ bị bệnh tiêu chảy thường có biểu hiện sớm là mệt mỏi, kém ăn, nôn trớ đột ngột.
- Đau bụng nhiều.
- Đi ngoài phân lỏng, nhiều lần trong ngày.
- Cơ thể bị sốt, đổ nhiều mồ hôi.
6.3. Biến chứng của bệnh tiêu chảy cấp
- Nếu không điều trị kịp thời, cơ thể bị mất nước trầm trọng có thể dẫn đến tử vong.
- Tiêu chảy làm rối loạn các chất khoáng trong cơ thể.
- Bệnh kéo dài làm trẻ bị suy dinh dưỡng.
- Tiêu chảy do vi trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết rất khó điều trị.
- Bệnh kiết lỵ ở trẻ em.
>>>>>Xem thêm: Thời gian ngủ của bé theo từng độ tuổi mẹ nên tham khảo
Bệnh kiết lỵ ở trẻ em là một căn bệnh thường gặp mà bố mẹ cần phải cẩn thận đề phòng và chữa trị kịp thời, đúng cách, tích cực. Hãy tập một lối sống và môi trường xung quanh sạch sẽ cho cả gia đình, đặc biệt là các bé yêu của bạn. Nhờ vậy, chúng ta sẽ phòng chống được những bệnh nguy hiểm, đặc biệt là những bệnh về tiêu hóa trong đó có kiết lỵ. Phòng bệnh luôn luôn tốt hơn chữa bệnh mà đúng không mẹ!
Chi Lê tổng hợp