Bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới 10 tuổi được xem như là một tiêu chuẩn quan trọng, để bố mẹ theo dõi sức khỏe, và tình trạng phát triển ở cả bé trai lẫn bé gái. Hãy cùng tham khảo nội dung chia sẻ sau đây mẹ nhé, để mẹ có thêm các thông số chuẩn nhất về chiều cao, cân nặng của bé theo tổ chức y tế thế giới WHO, cùng những thông tin hữu ích liên quan. Nhờ đó việc mẹ chăm sóc và theo dõi sự phát triển của trẻ sẽ dễ dàng hơn.
Bạn đang đọc: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới 10 tuổi chi tiết nhất dành cho mẹ
Contents
1. Theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ có ý nghĩa gì?
Việc theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ là cực kỳ quan trọng, điều này giúp các bậc phụ huynh biết con mình có đang phát triển bình thường, suy dinh dưỡng hay thừa cân không. Qua đó mẹ sẽ có những sự điều chỉnh phù hợp (nếu ở dạng nhẹ) hoặc đưa đến chuyên gia dinh dưỡng/ bác sỹ chuyên khoa để kiểm tra (nếu ở dạng nặng).
Mức tăng trưởng chiều cao, cân nặng ở mỗi giai đoạn sẽ có sự khác nhau và còn tùy thuộc theo giới tính, cũng như ở mỗi trẻ. Thông thường, sự tăng trưởng của bé trai sẽ nhỉnh hơn so với bé gái, đó là vì bé trai hay vận động, thích chạy nhảy, nô đùa, tiêu hao nhiều năng lượng, nên nhu cầu của các bé cũng khác và cần bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn. Ngược lại, bé gái thường có xu hướng điềm tĩnh, ít vận động nên tiêu hao năng lượng cũng sẽ ít hơn qua đó, sự phát triển hay cung cấp dinh dưỡng cho trẻ cũng có khác so với các bé trai. Và, trong quá trình theo dõi sự phát triển của trẻ, mẹ cũng có thể sẽ dùng cả 2 bảng chiều cao cân nặng cho cả bé trai và bé gái để theo dõi, sẽ biết được chi tiết hơn về tốc độ phát triển của trẻ nhà mình như thế nào.
2. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới 10 tuổi
Dưới đây là bảng chi tiết các chỉ số chiều cao (cm) và cân nặng (kg) của cả bé trai và bé gái trong độ tuổi từ 0 – 10, mẹ hãy cùng theo dõi, có cơ sở để đánh giá tình hình phát triển của bé yêu nhà mình nhé.
2.1. Bảng chiều cao cân nặng của bé gái
2.2. Bảng chiều cao, cân nặng bé trai
3. Cùng mẹ phân tích kết quả chiều cao của con
So với bảng chiều cao ở trên, mẹ có thể dựa vào và biết được hiện tại con đang nằm ở mức độ nào rồi đưa ra các cách cải thiện hợp lý. Cụ thể như dưới đây.
3.1. Đối với những trẻ dưới 6 tháng
Nếu trong giai đoạn này, chiều cao của con đều không đạt chuẩn thì mẹ cũng đừng nên lo lắng quá nhé. Lúc này, thay vì ép con bú sữa quá nhiều thì mẹ có thể chủ động bổ sung đa dạng các dưỡng chất , đặc biệt là canxi để con được hưởng trọn vẹn nguồn dinh dưỡng thơm ngon, đủ chất từ sữa mẹ. Bên cạnh đó, để cải thiện chiều cao cho bé, mẹ cũng cần cho con tắm nắng khoảng 15 phút mỗi ngày để con hấp thu được nguồn vitamin D3 dồi dào từ ánh nắng tự nhiên. Mẹ cũng đừng quên khuyến khích con vận động thật nhiều để xương thêm chắc khỏe nhé mẹ.
3.2. Với bé từ 6 tháng – 2 tuổi
Đây chính là thời điểm quan trọng giúp hệ xương của con phát triển mạnh mẽ. Cụ thể, trong năm đầu đời, con có thể cao tối đa 25 cm và trong năm thứ 2, bé cao lên thêm 12 cm nữa. Tuy nhiên, một điều đáng ngại là giai đoạn này mẹ cũng sẽ gặp tình trạng trẻ biếng ăn , nhiều khi lượng dinh dưỡng mà ba mẹ bổ sung cũng không cung cấp đủ canxi mà bé cần. Biết hiện rõ ràng nhất khi con Canxi và Vitamin D3 là chậm mọc răng, chậm liền thóp, rụng tóc hình vành khăn, hay ra mồ hôi trộm, quấy khóc ban đêm, chậm biết đi, và dễ thấy nhất là có chiều cao thấp hơn so với chuẩn. Do đó, bố mẹ cần lưu ý và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để tăng trưởng chiều cao đạt chuẩn cho con.
Tìm hiểu thêm: Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý – cha mẹ sống chung với căn bệnh của con như thế nào?
3.3. Với trẻ từ 2 đến 9 tuổi
Ở giai đoạn này nếu được bổ sung đúng cách, mỗi năm bé có thể tăng thêm 5 – 10 cm. Và, mẹ có thể áp dụng theo phương pháp 3T sau đây:
- Tinh thần: Một giấc ngủ đủ và tinh thần thoải mái sẽ quyết định đến 25% chiều cao của bé đấy mẹ. Bởi vì khi ngủ, lượng hormone sinh trưởng được tiết ra nhiều hơn gấp đôi lúc thức. Vì thế, mẹ hãy giúp bé có một tinh thần thư thái, hạnh phúc và ngủ trước 9h tối nhé.
- Thực dưỡng: Đây là yếu tố quan trọng và mang tính quyết đinh nhất đến chiều cao của bé (32%). Một thực đơn đa dạng các nhóm thực phẩm cùng những bữa ăn phụ sẽ giúp ích cho chiều cao của con rất nhiều đấy ạ.
- Thể thao: Thể thao chính là phương pháp đóng góp 20% vô quỹ chiều cao của con. Do đó, ngay từ bây giờ, mẹ hãy cho con tham gia những môn thể thao phù hợp với lứa tuổi của mình như bóng rổ, bơi lội, đạp xe, chạy bộ,… ít nhất 30 phút mỗi ngày. Bên cạnh việc thúc đẩy chiều cao của trẻ, thể thao còn mang đến cho con một tinh thân khỏe khoán và sức đề kháng tốt hơn.
Đối với những bé đã có chiều cao đạt và vượt chuẩn thì chúc mừng mẹ và bé đã có một khởi đầu thật tốt. Nhưng đừng vì thế mà mẹ lơ là việc duy trì và thúc đẩy chiều cao của con nhé, chế độ ăn cũng như sinh hoạt cũng sẽ góp phần rất tốt cho hệ xương con được hoàn thiện hơn.
4. Mẹ cần làm gì khi con ăn tốt nhưng lại không tăng cân và không tăng chiều cao
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé ăn rất nhiều nhưng không tăng cân hay chiều cao tăng chậm đó là:
- Chất lượng của mỗi bữa ăn không được đảm bảo có quá nhiều chất bột (bột, cháo, cơm) nhưng lại ít thịt, đạm, rau xanh và chất béo nên con không đủ dinh dưỡng để phát triển. Ngược lại, nếu bé chỉ thiên về những thực phẩm nhiều đạm và lại ít tinh bột thì lại thiếu năng lượng dẫn đến chậm tăng cân. Chiều cao của bé cũng có thể bị ảnh hưởng vì điều này.
- Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân có thể do hệ tiêu hóa của bé kém, ít hấp thu do chế độ ăn không hợp lý hoặc dùng kháng sinh thường xuyên.
- Nguyên nhân tiếp theo cũng có thể là do nhu cầu năng lượng tăng trưởng của cơ thể bé cao hơn bình thường nên lượng thức ăn nạp vào vẫn chưa đủ để con tăng cân đều.
- Rất có thể con không tăng cân là do nhiễm giun, sán. Lúc này, lượng thức ăn trong cơ thể con bị chia bớt cho các loại kí sinh nên không nhận được đủ dinh dưỡng.
- Con chậm tăng trưởng chiều cao có thể do di truyền hoặc do chưa được bổ sung đủ canxi, ít vận động, giấc ngủ không chất lượng, cũng như không được kết hợp tích cực trong việc thực hiện các môn thể thao có lợi cho chiều cao.
Do đó, để số cân nặng và chiều cao của con được ổn định theo quá trình phát triển của con, mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để điều chỉnh chế độ ăn hợp lý , cũng như chú ý về chất lượng giấc ngủ và tình trạng vận động của trẻ. Nếu nguyên nhân mẹ tìm hiểu và dự đoán được không phải do chế độ ăn uống, sinh hoạt, mẹ nên đưa bé đến các trung tâm y tế để thăm khám, nhằm tìm ra nguyên nhân chính xác và có cách khắc phục phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Phương pháp dạy trẻ 2 tuổi biết vâng lời được các mẹ áp dụng nhiều nhất hiện nay
Trong quá trình theo dõi chiều cao, cân nặng của con, mẹ nên ghi lại vào nhật ký dinh dưỡng để giúp việc cải thiện thể trạng của con được tốt hơn. Điều quan trọng cuối cùng mẹ cũng nên lưu ý, bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới 10 tuổi được đề cập là cơ sở mang tính chất tham khảo cho mẹ. Đây không phải là một tiêu chuẩn nhất định cho trẻ. Vì thế, mẹ không nên quá tạo áp lực bản thân hay cho con, mà hãy thiết lập duy trì một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, chú ý cung cấp đầy đủ chất “xúc tác” cho quá trình phát triển tự nhiên của con nhé.
Hiền Anh tổng hợp