Trẻ 1 tuổi biếng ăn và những sai lầm mẹ thường mắc phải

Rate this post

Trẻ 1 tuổi biếng ăn là vấn đề khiến các bậc cha mẹ khá phiền lòng và lo lắng. Dù không phụ huynh nào muốn gây áp lực cho con về việc ăn uống, nhưng có lẽ chúng ta không đủ kiên nhẫn để nhìn con không ăn hoặc ăn quá ít. Từ đó ta dễ mắc phải sai lầm và khiến tình trạng biếng ăn từ bình thường thành nghiêm trọng hơn. Vậy những sai lầm nào chúng ta thường gặp phải và làm thế nào để hạn chế chúng, hãy cùng tham khảo những ý kiến sau của chuyên gia nhé.

Bạn đang đọc: Trẻ 1 tuổi biếng ăn và những sai lầm mẹ thường mắc phải

 

Trẻ 1 tuổi biếng ăn và những sai lầm mẹ thường mắc phải

1. Tại sao trẻ 1 tuổi thường biếng ăn

Trẻ biếng ăn ở độ tuổi lên 1 là tình trạng khá phổ biến, hơn những gì mà bạn có thể nghĩ tới. Bạn có thể thấy lo lắng và cho rằng trẻ đang gặp vấn đề gì đó nghiêm trọng. Tuy nhiên có một sự thật là trong khoảng từ 1-5 tuổi, cảm giác ngon miệng của trẻ thường bị giảm đi. Trẻ dường như ăn không đủ lượng, không thấy đói hoặc không chịu ăn trừ khi bạn đút cho chúng. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường và bạn không cần quá lo lắng. Khi theo dõi sự phát triển của trẻ, nếu thấy con vẫn đủ năng lượng (chơi vui vẻ) và mức tăng trưởng vẫn nằm trong khoảng bình thường thì nghĩa là trẻ vẫn ổn.

Vậy “tại sao trẻ 1 tuổi lại thường biếng ăn”? Bạn đã quen với việc trẻ tăng cân đều trong năm đầu (khoảng 6-7 kg ~ 15 pound) do vậy từ sau 1 tuổi, việc con tăng cân chậm khiến bạn không yên tâm. 

Trẻ 1 tuổi biếng ăn và những sai lầm mẹ thường mắc phải

Trên thực tế, trẻ ở độ tuổi từ 1-5 chỉ tăng khoảng 2kg (4-5 pound) một năm, bạn nên làm quen với việc trẻ lên cân rất ít mỗi 3-4 tháng. Ở độ tuổi này, trẻ cần ít calories hơn và dường như bị giảm cảm giác ngon miệng nên không quá hứng thú với vấn đề ăn uống. Hiện tượng này thậm chí có cả tên gọi khoa học đó là physiological anorexia hay biếng ăn tâm lý.

Lượng thức ăn mà trẻ quyết định phụ thuộc vào trung tâm kiểm soát sự thèm ăn ở não bộ. Trẻ sẽ ăn theo nhu cầu hoạt động và năng lượng cần thiết của cơ thể. Việc ăn uống của trẻ sẽ tự động được cải thiện khi trẻ lớn dần, lúc đó bạn phải ngạc nhiên vì lượng thức ăn mà trẻ có thể “nạp” vào cơ thể mỗi bữa và có khi trẻ sẽ khiến bạn phải thốt lên “tất cả đồ ăn đã đi đâu hết rồi”. 

Trẻ 1 tuổi biếng ăn và những sai lầm mẹ thường mắc phải

2. Những sai lầm các cha mẹ thường mắc phải khi “xử lý” tình trạng trẻ 1 tuổi biếng ăn

Trong thời đại ngày nay, các bậc cha mẹ thường có đầy đủ các công cụ để tham khảo thông tin phục vụ cho việc chăm sóc trẻ về mọi mặt. Mặc dù chúng ta “nắm vững được lý thuyết” nhưng không phải ai cũng kiên nhẫn chờ đợi, đến khi trẻ vượt qua giai đoạn trẻ biếng ăn mà không “hành động”. Và vì vậy, không ít người trong chúng ta mắc phải sai lầm khi “xử lý” những thực khách nhí trong nhà. Một số sai lầm phổ biến có thể kể đến đó là:

  • Bạn ép trẻ ăn nhiều hơn lượng mà trẻ muốn vì lo sợ con bị ốm hoặc thiếu chất.
  • Bạn cho trẻ ăn vặt quá nhiều vì trẻ không chịu ăn trong bữa chính. Đây là một vòng sai lầm luẩn quẩn vì khi trẻ ăn vặt nhiều, con sẽ không có cảm giác đói, do vậy sẽ ăn ít hoặc thậm chí không ăn trong bữa chính. 

Tìm hiểu thêm: Top 10 xe ô tô điện trẻ em giá rẻ không nên bỏ lỡ

Trẻ 1 tuổi biếng ăn và những sai lầm mẹ thường mắc phải

  • Bạn cho trẻ uống quá nhiều sữa. Cũng vì lo sợ khi bé 1 tuổi biếng ăn , việc con ăn ít sẽ thiếu chất nên bạn cho con uống sữa “bù” và cho rằng như vậy sẽ tốt cho sức khỏe của con. Thực chất đây là sai lầm rất nhiều bậc cha mẹ mắc phải. Sữa chỉ nên được xem là một loại thực phẩm bổ sung như tất cả các loại thực phẩm khác. Trẻ uống quá nhiều sữa có thể dẫn đến kém hấp thụ sắt gây thiếu máu cũng như một số tình trạng sức khỏe khác.
  • Bạn cho trẻ uống quá nhiều nước trái cây. Mặc dù nước trái cây có thể cung cấp nhiều vitamin cho trẻ tuy nhiên, nếu uống quá nhiều trẻ sẽ bị đầy bụng dẫn đến không muốn ăn các loại thức ăn khác.
  • Bạn không để trẻ tự ăn. Bạn nên lưu ý rằng, 1 tuổi là độ tuổi mà trẻ có thể tự dùng muỗng để xúc ăn (dù sau bữa ăn bạn sẽ phải đối mặt với một bãi chiến trường do con để lại), con đang trong giai đoạn học hỏi và khám phá nên sẽ muốn làm theo những gì người lớn làm, và tự ăn là một trong những việc đó.
  • Bạn dùng “đủ mọi cách” để dụ trẻ ăn “thêm một muỗng” đồ ăn. 

Trẻ 1 tuổi biếng ăn và những sai lầm mẹ thường mắc phải

3. Làm thế nào để tránh mắc phải sai lầm khi đối mặt với tình trạng biếng ăn của trẻ 1 tuổi

Dù bạn rất dễ mắc phải những sai lầm như đã đề cập ở trên nhưng bạn vẫn có thể hạn chế chúng bằng cách lưu ý những việc sau:

  • Bạn hãy để trẻ ăn theo nhu cầu. Đây có lẽ là việc khó thực hiện nhất đối với các bậc cha mẹ, nhất là trong cách trị biếng ăn ở trẻ 1 tuổi . Không phải ai trong chúng ta cũng có thể giữ vững lập trường trước tình trạng biếng ăn của con khi phải chịu áp lực từ nhiều phía, đặc biệt đối với các gia đình ở Châu Á, nơi mà nhiều thế hệ cùng chung sống khá phổ biến. Tuy vậy, bạn vẫn có thể thực hiện được việc này nếu kiên nhẫn và đặt nhu cầu của con lên trên hết.
  • Bạn hãy hạn chế cho trẻ ăn vặt. Bạn chỉ cần sắp xếp 2 bữa ăn nhẹ lành mạnh trong ngày cho trẻ là đủ. Đó có thể là trái cây hoặc các loại hạt giàu dinh dưỡng.
  • Bạn hãy giới hạn lượng sữa cũng như lượng nước trái cây cho trẻ uống hàng ngày. Tốt nhất nên cho trẻ ăn đa dạng các loại trái cây hơn là chỉ uống nước ép. 

Trẻ 1 tuổi biếng ăn và những sai lầm mẹ thường mắc phải

  • Bạn hãy tập cho trẻ tự ăn. Việc này rất quan trọng vì nó không chỉ về đồ ăn hay thức uống mà còn là cách giúp trẻ học được những thứ liên quan đến bữa ăn, từ thái độ, hành vi và cảm hứng ăn uống.
  • Bạn hãy ngưng việc dùng đồ chơi, phần thưởng hay các “chiêu trò” khác để dụ trẻ ăn. Vì việc này sẽ dẫn tới hậu quả lâu dài, khiến trẻ nghĩ rằng ăn uống để được cho cha mẹ chứ không phải cho bản thân, ăn là nghĩa vụ chứ không phải niềm vui. Khi trẻ không thấy hào hứng với bữa ăn thì biếng ăn tâm lý sẽ dễ dàng trở nên biếng ăn thực sự. 

Trẻ 1 tuổi biếng ăn và những sai lầm mẹ thường mắc phải

>>>>>Xem thêm: Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non phổ biến nhất mẹ nên dạy cho bé

Dù tình trạng trẻ 1 tuổi biếng ăn có thể khiến bạn khá lo lắng nhưng bạn hãy nhớ rằng, con bạn sẽ “sống sót” qua giai đoạn đình trệ này và sớm lấy lại được cảm giác ngon miệng, cũng như sự hứng thú đối với việc ăn uống. Điều quan trọng là bạn cần theo dõi, để đảm bảo con vẫn nằm trong giới hạn phát triển bình thường. Đồng thời, luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy, giúp con xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh sau này.

Theo The University of Utah Health

Lily Nguyễn lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *