Bệnh giời leo ở trẻ em không gây nguy hiểm cho bé, nhưng bệnh rất thường xảy ra và cũng cũng gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho trẻ. Vậy liệu bố mẹ biết gì về bệnh giời leo này? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh bệnh này như thế nào? Tất cả sẽ được chia sẻ ở bài viết dưới đây của Blogtretho.edu.vn. Bạn hãy cùng theo dõi nhé.
Bạn đang đọc: Bệnh giời leo ở trẻ em – nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh bệnh
Contents
- 1 1. Bệnh giời leo ở trẻ em là bệnh gì?
- 2 2. Biểu hiện của bệnh giời leo ở trẻ em
- 3 3. Cách trị bệnh giời leo ở trẻ em
- 4 4. Cách phòng tránh bệnh giời leo ở trẻ em
- 5 5. Khi trẻ bị bệnh giời leo cần ăn uống như thế nào?
1. Bệnh giời leo ở trẻ em là bệnh gì?
1.1 Về bệnh giời leo
- Giời leo có tên gọi khác là Zona (zoster hoặc herpes zoster) ở trẻ là một bệnh rất nguy hiểm, bệnh sẽ gây nên tình trạng bội nhiễm nếu các vết mủ bọc vỡ ra và nhiễm trùng nếu không được điều trị kịp thời.
- Khi bị bệnh, trên da trẻ thường xuất hiện các vết rộp loang rộng do bị bỏng photpho hữu cơ.
- Các bé chưa thể nói hoặc không diễn tả chính xác cảm nhận của mình khi bị bệnh và thường gây những cảm giác khó chịu cho bé, vì vậy bố mẹ cần quan sát các biểu hiện bên ngoài từ đó có cách trị giời leo ở trẻ em cho phù hợp.
- Bệnh giời leo là bệnh truyền nhiễm, nếu như bạn bị bệnh bạn cần phải ngăn ngừa nhiễm trùng, rửa tay thường xuyên và hạn chế tiếp xúc với người xung quanh. Bệnh này sẽ không nhiễm cho trẻ đã từng mắc thủy đậu, và những trẻ chưa mắc thủy đậu nhưng tiếp xúc người bị bệnh thì vẫn có thể nhiễm giời leo.
1.2 Nguyên nhân
- Do chủng virut Varicella-zoster gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ. Virus gây bệnh giời leo có thể tồn tại từ 2 đến 6 tuần.
- Khi bé tiếp xúc với nọc độc của côn trùng như con bọ giời, kiến ba khoang hoặc sâu ban miêu.
- Khi cơ thể chúng ta mệt mỏi, stress kéo dài là điều kiện thuận lợi để hình thành bệnh.
- Sức đề kháng yếu là điều kiện thuận lợi để virus tấn công. Vì lúc này hoạt động của virus không bị cản trở bởi các kháng thể.
- Khi thời tiết lạnh, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để virus gây bệnh.
- Ở trẻ đã bị thủy đậu, nguyên nhân khiến virus này tái hoạt động trong cơ thể vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, tình trạng này hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi.
2. Biểu hiện của bệnh giời leo ở trẻ em
- Từ 1 – 3 ngày đầu trên da bé nổi lên các mụn ban đỏ thành từng cụm, cảm giác như bị trầy sướt, ngứa râm ran. Nếu để ý sẽ thấy bé hay tự gãi hay cọ xát vào vùng da này hơn.
- Có những bé bị sốt nhẹ khoảng 37,5 – 38,5 độ C, đau mỏi toàn thân, trên da xuất hiện mảng da đỏ và có những mụn nước thường tập trung ở sườn, gần tai và đùi trong.
- Sau đó các mụn đỏ này phồng rộp lên chuyển dần sang màu trắng đục có nước mủ bên trong. Lúc này bé sẽ quấy khóc nhiều hơn, người mệt mỏi, khó chịu và dễ bỏ ăn.
- Cơ thể trẻ có hiện tượng bị yếu đi nên trẻ thường không muốn ăn cũng như luôn khó chịu nên khóc nhiều.
- Nếu không được chữa trị kịp thời thì khoảng 2 – 3 tuần các mụn nước sẽ tự vỡ và để lại sẹo.
- Một số người bệnh có thể mắc chứng đau dây thần kinh, sẽ dẫn đến việc bị tổn thương các dây thần kinh, dây đau đớn kéo dài trong nhiều tuần.
- Các triệu chứng khác là đau, giảm thính lực một bên tai, mất vị giác phần trước lưỡi, chóng mặt, hoa mắt, ù tai và có thể yếu một bên mặt.
- Bạn bị chảy nước mũi, thức ăn bị mắc kẹt ở nửa bên bị ảnh hưởng và khô mắt. Đôi khi, sự giảm thính lực và liệt mặt không hồi phục được.
- Một số trường hợp có thể dẫn đến nhiễm trùng máu nếu các vết thương không được chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ.
- Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác như: Nhức đầu, sốt, đau nhức toàn thân, mệt mỏi.
Các dấu hiệu nguy hiểm
- Bị phát ban bóng nước xung quanh tai.
- Giảm thính lực.
- Liệt một bên mặt.
- Đau mặt kèm nhức đầu.
- Xuất hiện nhiều mụn nước nghiêm trọng ở mặt và mắt.
- Mụn nước không biến mất sau 10 – 14 ngày.
- Đau và ngứa ở những nơi nổi mụn nước.
- Trẻ bị sốt, mệt mỏi và những mụn nước có dấu hiệu nhiễm trùng.
3. Cách trị bệnh giời leo ở trẻ em
- Bệnh giời leo ở trẻ em sẽ không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
- Tạm thời hạn chế cho bé tiếp xúc với anh chị em trong nhà để đề phòng lây bệnh.
- Cho bé uống nhiều nước hơn nhất là các loại nước hoa quả, ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng.
- Khi điều trị tại nhà cho trẻ, bố mẹ cần tham vấn bác sĩ về việc sử dụng các loại kem bôi trực tiếp trên da bé.
- Nếu có dấu hiệu của viêm nhiễm, bạn nên tham khảo qua ý kiến bác sĩ về việc có thể bôi các loại kem kháng sinh hoặc thuốc mỡ theo toa hay không.
- Nếu điều trị tại nhà không giảm được cơn đau, bạn nên đưa bé đến gặp các bác sĩ chuyên khoa.
Trị bệnh giời leo cho trẻ em bằng thảo dược
- Bột yến mạch giúp giảm sự lây lan của các mụn nước và giảm ngứa.
- Hỗn hợp giấm và nước giúp giảm cảm giác ngứa ở những vùng nổi mụn nước.
- Những loại kem dưỡng có chứa vitamin E để giúp trẻ giảm cảm giác ngứa.
- Bố mẹ cũng có thể sử dụng các bài thuốc từ Tây y, Đông y hay phương pháp dân gian để bệnh sớm thuyên giảm.
3.1 Chăm sóc tốt vết loét da
- Trong thời gian bé bị bệnh, bố mẹ vẫn nên vệ sinh cơ thể cho bé thường xuyên. Lúc mụn nước phồng rộp và vỡ loét ra cần trông chừng bé cẩn thận, tránh để dây sang vùng da lành bên cạnh.
- Trước hết, bố mẹ cần ngăn không cho bé cào hay gãi vào vết loét. Nếu không bị tác động, mụn nước sẽ đóng vảy và rụng đi một cách tự nhiên mà không để lại sẹo.
- Có thể sử dụng chườm lạnh, gạc ẩm nếu chúng làm bé thấy dễ chịu hơn. Sau khi chườm lạnh, bố mẹ nên bôi kem dưỡng như calamine để giúp làm dịu da bé.
- Tinh bột hoặc baking soda cũng có tác dụng làm khô các vết loét và giúp bé mau lành hơn.
- Để làm sạch bề mặt da, giảm khô và làm dịu da, bố mẹ nên để bé ngâm vết thương với nước sạch hoặc dung dịch Burrow.
- Dùng nước muối pha loãng để làm sạch vùng da bị bệnh mỗi ngày 3 lần. Nước muối được xem là chấy khử trùng và giảm ngứa rất tốt.
- Tắm nước mát để làm dịu da, giảm ngứa và đau do bệnh giời leo gây ra.
3.2 Sử dụng thuốc để điều trị giời leo
- Nếu bé bị đau thần kinh sau zona thường xuất hiện 30-60 ngày sau khi nổi phát ban hay sau khi liền sẹo, bạn cần cho bé sử dụng thuốc giảm đau. Bố mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc giảm đau không cần toa như acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau.
- Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau không kê toa vì một số loại thuốc giảm đau theo toa có chứa acetaminophen (Tylenol) nên nếu uống quá nhiều sẽ gây hại đến con.
- Khi cho bé sử dụng bất kỳ loại thuốc thuốc nào, bố mẹ cũng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc.
3.2.1 Dùng thuốc tân dược chữa bệnh giời leo ở miệng
- Bạn chỉ cho bé được sử dụng thuốc sau khi đã qua thăm khám bác sĩ vì cũng có nhiều loại thuốc tân dược dù ít hay nhiều đều gây ra tác dụng phụ không tốt cho cơ thể nếu sử dụng không đúng cách, sai liều lượng.
- Qua thăm khám bạn sẽ biết được nguyên nhân, tình trạng bệnh hiện tại và được bác sĩ kê đơn thuốc thích hợp.
3.2.2 Thuốc trị giời leo
- Dung dịch thuốc làm mát da, xoa dịu cơn ngứa: kem kẽm, Castelani, Jarish, Dalibour, Xanh Methylen…Mỗi ngày thoa thuốc từ 2-3 lần.
- Thuốc kháng sinh, sát khuẩn: Begendrem, Samicason,… Dùng các thuốc này khi da có biểu hiện nhiễm khuẩn
- Hồ nước hoặc hồ tetraprenisolon: Được chỉ định khi tổn thương không có hoặc ít có dịch mủ
- Các thuốc nhóm steroid: Fobancort, Pesancort, Gentrison… Thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm tại chỗ. Tuy nhiên không nên dùng kéo dài bởi chúng có thể gây mỏng da hoặc làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
3.3.3 Bôi thuốc Methylen
- Loại thuốc này được bày bán ở hầu hết các cửa hàng thuốc ở Việt Nam.
- Bố mẹ nên mua kèm với lọ nước muối sinh lý, gạc y tế, bông gòn.
- Vệ sinh nhẹ nhàng vùng da của bé khi có hiện tượng bị giời leo bằng nước muối sinh lý.
- Sau đó dùng tăm bông chấm nhẹ thuốc xanh lên các hạt mụn chưa thành bóng nước.
3.3 Phương pháp dân gian
3.3.1 Dùng mực tàu
Bạn nên sử dụng mực tàu khô, đem mài ra với nước cho đặc lại, càng sệt sệt càng tốt. Sau đó dùng mực này để bôi lên các mụn nước giời leo. Thường chỉ qua 1 đêm là những mụn này sẽ không lan ra nữa, từ từ khô lại và rất nhanh khỏi.
Lưu ý : Thời gian dùng cách trị giời leo ở trẻ em bằng mực tàu này ở giai đoạn 1 – 2 ngày đầu. Nếu các mảng da đã bị nổi rộp thành mụn nước hoặc vỡ loét ra thì không được dùng cách này.
3.3.2 Đắp nha đam
Nha đam có rất nhiều công dụng, đặc biệt là về làm đẹp ở phụ nữ. Có thể bạn chưa biết nhưng nha đam cũng được dùng như một cách trị giời leo ở trẻ em rất hiệu quả. Chú ý khi sử dụng nha đam vì nó có thể làm làn da mỏng manh của bé giảm đau, nóng rát.
Bước thực hiện
- Mẹ mua nha đam, đem rửa thật sạch rồi ngâm vào trong nước muối loãng khoảng 20 phút. Sau đó cắt mỏng cho vào túi nilon đặt vào trong ngăn mát tủ lạnh.
- Khi dùng cắt bỏ hết phần vỏ cứng bên ngoài, chỉ lấy phần thịt màu trắng trong suốt bên trong. Đắp kín lên vùng da đang bị mụn của bé, để yên như thế trong 20 phút. Với những bé quá hiếu động không chịu ngồi yên thì mẹ đợi con ngủ rồi mới đắp.
- Chỉ cần đắp khoảng 2 lần mỗi ngày trong vài ngày đầu là đủ.
3.3.3 Bôi nước tỏi
Lấy nước ép tỏi bằng cách giã nhuyễn rồi dùng bông gòn thấm đều lên bề mặt mụn nước. Bôi khoảng 3 – 4 lần/ngày, trước khi bôi mẹ nhớ vệ sinh vùng da bằng nước muối sinh lý.
Lưu ý : Chỉ nên sử dụng các loại tỏi được trồng ở Việt Nam và áp dụng cách trị giời leo ở trẻ em đã lớn một chút vì cách này hơi đau rát da.
Tìm hiểu thêm: Nứt kẽ hậu môn ở trẻ: Mẹ không thể xem thường
3.4 Các phương pháp chữa trị giời leo bằng Đông y
3.4.1 Chữa bệnh giời leo bằng đậu xanh
Để thực hiện cách này bạn lấy lượng đậu xanh vừa đủ đem rửa thật sạch rồi đem giã hoặc xay nhuyễn. Tiếp đến cho một ít nước vo gạo vào trộn đều rồi đắp lên vùng da bị bệnh. Bạn có thể thực hiện liên tục mỗi ngày 2 lần cho đến khi các mảng giời leo khô lại và khỏi hoàn toàn.
3.4.2 Cách chữa giời leo bằng cây nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi là thảo dược lành tính từ lâu đã được dân gian sử dụng để điều trị các loại bệnh ngoài da, cầm máu vết thương… cực kỳ hiệu quả, vì vậy loại cỏ này cũng được sử dụng để trị giời leo. Bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá nhọ nồi tươi đem rửa thật sạch. Sau đó vò nát hoặc giã nát, rồi dùng phần cây đã giã nát đó đắp lên vùng da bị giời leo. Những tinh chất có trong cây tác động vào vết thương giúp nhanh chóng khỏi bệnh. Thực hiện cách làm này mỗi ngày 3 lần tình trạng bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.
3.4.3 Chữa bệnh giời leo bằng sung
Trái sung non đem cắt đôi lấy mủ, hoặc lấy mủ từ vỏ cây sung rồi bôi lên vùng giời leo. Thực hiện mỗi ngày 2 lần đều đặn trong khoảng 2 – 3 ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh. Hoặc bạn cũng có thể dùng lá sung rửa sạch, sau đó đem hong khô rồi cắt nhỏ. Thêm vào một chút giấm ăn và giã nhuyễn rồi đắp thuốc này đắp lên những mảng da bị giời leo.
3.4.4 Trị giời leo bằng mật ong
Mật ong có chứa các chất kháng khuẩn và kháng virus cực mạnh, nên có thể góp phần điều trị giời leo tại nhà, xoa dịu các nốt giời leo. Bạn chỉ cần thoa một lớp mật ong mỏng lên vùng da bị bệnh và để nguyên trong vài tiếng. Thực hiện trong vài ngày bạn sẽ thấy những biến chuyển tích cực.
4. Cách phòng tránh bệnh giời leo ở trẻ em
- Tiêm vắc xin giời leo cho trẻ khi còn nhỏ. Mặc dù bệnh giời leo có thể xuất hiện nhiều lần nhưng việc tiêm vắc xin có thể làm giảm khả năng bùng phát bệnh.
- Không sử dụng chung các dụng cụ ăn uống, đồ vật cá nhân với người bệnh vì bệnh có thể lây nhiễm .
- Không tiếp xúc trực tiếp với chất dịch từ cơ thể người bệnh.
- Khử trùng các vật dụng mà người bệnh từng sử dụng để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.
- Thực hiện lối sống lành mạnh, ăn theo chế độ đầy đủ chất dinh dưỡng và hạn chế căng thẳng, tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa hoạt tính của virus gây bệnh.
- Thường xuyên lau dọn, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để vi khuẩn gây bệnh giời leo không còn điều kiện để phát triển.
- Đi khám bác sĩ ngay nếu xuát hiện các dấu hiệu của bệnh.
- Ăn nhiều rau xanh, thịt cá và hoa quả để cải thiện sức đề kháng, tăng khả năng phòng chống bệnh từ bên trong.
- Không nên để những đứa trẻ khác dùng chung các vật dụng cá nhân với trẻ bị bệnh.
- Quần áo bé nên chọn loại có chất liệu mỏng nhẹ, thông thoáng để trẻ cảm thấy dễ chịu.
- Nên rửa tay thường xuyên trước khi ăn.
- Khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên trang bị đầy đủ cho trẻ một số vật dụng che chắn như nón, áo khoác, khẩu trang y tế, nhất là vào mùa mưa.
5. Khi trẻ bị bệnh giời leo cần ăn uống như thế nào?
5.1 Thực phẩm nên ăn
- Trái cây tươi và rau quả được xem là sản phẩm tốt cho người bệnh giời leo, đặc biệt là chuối. Chúng chữa nhiều vitamin B6 và nó có lợi cho hệ thần kinh.
- Tỏi có đặc tính chống lại virus và chống viêm. Do đó, nó hiệu quả để điều trị các bệnh do vi khuẩn, viêm nhiễm gây ra, trong đó bao gồm cả bệnh giời leo.
- Cá và thịt gia cầm cũng là một loại thực phẩm với nhiều loại axit amin cần thiết cho bé. Cá tuyết, các mòi, gà, vịt đều là những món ăn có lợi cho người bệnh giời leo.
- Rong biển có thể giảm bớt các cơn đau cảu bệnh giời leo. Bạn nên sử dụng liên tiếp trong 3 ngày liên tục để thấy hiệu quả khắc phục bệnh giời leo.
- Ngũ cốc nguyên hạt chưa qua tinh chế có thể giúp cơ thể hoạt động tốt bằng cách cung cấp một số vitamin và chất xơ lành mạnh để tối ưu hóa hệ thống tiêu hóa của bạn.
- Hãy uống nhiều nước khi bạn mắc bệnh giời leo, nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Bổ sung thêm nước chanh, nước cam tươi để tăng khả năng giải độc và hàm lượng vitamin cho cơ thể.
- Ăn các thức ăn thanh nhiệt, giải độc: Đậu xanh hầm, sâm bổ lượng, hạt sen, rau má, khổ qua…
5.2 Thực phẩm không nên ăn
- Kiêng ăn một số thực phẩm có thể gây tạo sẹo trên da như: Thịt gà, thịt bò, đồ nếp, trứng, rau muống, bánh kẹo, đồ cay nóng, các chất kích thích.
- Những loại thực phẩm có chứa Gelatin và Collagen có xu hướng thúc đẩy virus bệnh giời leo như: Lúa mì, yến mạch, bánh mì trắng,..
- Trong chocolate có chứa nhiều Arginine. Đó là một hoạt chất có thể làm cho bệnh giời leo bùng phát và khiến người bệnh đau đớn.
- Các loại ngũ cốc và hạt giống đã tinh chế có lượng Arginine khá cao và khiến cho triệu chứng bệnh giời leo thêm trầm trọng.
- Hạt điều, hạt bí ngô và hạt macadamia cũng có tỷ lệ Arginine khá cao. Quả óc chó, hạt vừng, hạnh nhân và quả phỉ cũng có tỷ lệ Arginine cao không kém. Do đó, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn này.
- Khi mắc bệnh giời leo bạn cần tránh đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt các loại.
- Rượu bia và chất kích thích cũng khiến cho virus bệnh giời leo lây lan nhanh hơn và khó kiểm soát. Tuyệt đối không dùng rượu, bia nếu bạn bị bệnh giời leo.
- Cần phải tránh thức uống có đường, caffeine.
>>>>>Xem thêm: Top 3 mùng chụp tự bung chống muỗi an toàn cho bé mùa cao điểm sốt xuất huyết
Trên đây là tất cả những thông tin khái quát nhất về bệnh giời leo ở trẻ em mà Blogtretho.edu.vn đã tổng hợp được. Mong rằng qua bài viết này, bạn có thể nhận biết được bệnh giời leo cũng như có cách điều trị khi con mình mắc bệnh. Một lưu ý cho chị em phụ nữ là nếu các dấu hiệu bệnh xuất hiện thì bạn nên đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ có cách điều trị tốt nhất cho bé và tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra cho con của mình nhé.
Chi Lê tổng hợp