Tâm lý trẻ 14 tuổi diễn ra khá phức tạp vì vừa trải qua những thay đổi về tâm sinh lý khi dậy thì. Để có thể hiểu rõ thêm về quá trình phát triển tâm lý trẻ 14 tuổi, ba mẹ cùng tham khảo bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Tâm lý trẻ 14 tuổi và những điều ba mẹ cần biết
Contents
1. Sự phát triển sinh lý của trẻ 14 tuổi
Chiều cao và trọng lượng của trẻ 14 tuổi thường tăng lên đột ngột. Ngoài ra, tăng vòng ngực là một trong những yếu tố đặc biệt trong sự phát triển thể chất của trẻ. Có sự khác biệt trong thay đổi thể chất giữa trẻ trai và trẻ gái: Con trai cao lên, vai rộng ra, mọc râu và lông vùng kín, giọng nói ồ ồ khó nghe (vỡ tiếng); Con gái hình thành những đường cong trên cơ thể, nổi mụn, ngực phát triển, lông vùng kín xuất hiện, xương chậu rộng ra…
Tâm lý trẻ 14 tuổi có quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt. Các em có thể không làm chủ được cảm xúc và những xúc động mạnh của mình. Trẻ cũng dễ bị kích động, bực tức, cáu gắt, mất bình tĩnh và làm liều…
Dậy thì là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển tâm lý trẻ 14 tuổi. Trẻ trai thì bắt đầu xuất tinh (mộng tinh), còn trẻ gái là hiện tượng kinh nguyệt. Dậy thì là dấu hiệu giúp trẻ nhận biết mình sắp trở thành người lớn thật sự và có những cảm giác về tình cảm giới tính mới lạ, quan tâm tới người khác giới.
2. Sự phát triển tâm lý trẻ 14 tuổi
2.1. Phát triển nhận thức
Nhận thức trẻ 14 tuổi có tính chủ quan. Các em có xu hướng chỉ đón nhận chân lý nếu thấy nó liên quan đến mình, như đáp ứng được ước vọng, giải đáp âu lo. Trẻ ở độ tuổi này thường hướng về tương lai, ít chú trọng đến đời sống hiện thực. Trẻ dễ cảm phục những gì cao đẹp, ngưỡng mộ và thần tượng hóa những ca sĩ, diễn viên,…mà mình yêu thích.
2.2. Phát triển tình cảm
Trong suốt quá trình phát triển tâm lý trẻ 14 tuổi – tâm lý trẻ dậy thì , nhiều cung bậc cảm xúc, tình cảm “khác lạ” nảy sinh. Trẻ trở nên đa cảm, mơ mộng, tính tình thay đổi đột ngột, rất nhạy bén với những lời nói vô tình của người lớn. Một lời nói khó chịu có thể đưa đến những rối loạn tình cảm trong trẻ. Trái lại, chỉ một cái nhìn cũng đủ cho các em tìm được khích lệ, an ủi.
Nhiều lo âu, thắc mắc về vấn đề sinh lý cũng xuất hiện ở trẻ trong độ tuổi này. Trẻ không dám hỏi ba mẹ vì sợ bị la rầy và chế diễu, còn hỏi bạn bè cùng tuổi thì bế tắc. Ngoài ra, một số trẻ còn lo âu về những thay đổi trên cơ thể nên dễ buồn chán, tự nhốt bản thân mình.
2.3. Phát triển các mối quan hệ xã hội
Tìm hiểu thêm: Top 3 mùng chụp tự bung chống muỗi an toàn cho bé mùa cao điểm sốt xuất huyết
Đây là giai đoạn trẻ rất thích được tham gia, được công nhận trong các nhóm bạn, nhóm sinh hoạt xã hội. Trẻ thích mở rộng các mối quan hệ bạn bè, giao tiếp nhiều với mọi người, và sự “nổi loạn”, thích nổi bật là điều rất dễ thấy ở trẻ. Tinh thần tự nguyện, độc lập của trẻ cũng được phát triển trong các nhóm bạn của mình.
2.4. Phát triển hành vi
Đây là độ tuổi thoát khỏi hình dáng trẻ con để làm người lớn của trẻ. Trẻ quan tâm nhiều đến việc ăn mặc, đầu tư chăm chút ngoại hình để giúp mình trông chững chạc và xinh đẹp hơn. Các bé trai dậy thì hướng về những biểu tượng sức mạnh khỏe khoắn. Bé gái dậy thì hướng về hướng về nội tâm, thích viết nhật ký, chép thơ, thích viết lưu bút, làm dáng, thích học thêu thùa, may vá; bắt đầu lo việc cơm nước, giặt giũ,…Trẻ đồng thời cũng rất hứng thú và sẵn sàng đảm nhận những công việc mới lạ, hứa hẹn nhiều khó khăn, đòi hỏi trách nhiệm cao. Trẻ thích hoạt động theo nhóm, hăng say với công việc hợp sở thích.
3. Ba mẹ cần hỗ trợ những gì trong suốt quá trình phát triển tâm lý trẻ 14 tuổi?
>>>>>Xem thêm: 5 lợi ích tuyệt vời khi mẹ thường xuyên cho trẻ chơi thể thao đồng đội
- Cần đối xử tế nhị, nhẹ nhàng nhưng cũng dứt khoát với con, vì trẻ độ tuổi này vô cùng nhạy cảm.
- Giúp các em phân biệt tốt xấu, chọn mẫu hình tượng, thần tượng hợp lý.
- Tránh áp đặt, ép buộc trẻ tuân lệnh, vì trẻ thích tự giác trong các công việc của mình như người lớn.
- Tránh so sánh con với trẻ khác , cười nhạo, hạ nhục, làm con xấu hổ, bẽ mặt trước mọi người hoặc đám đông.
- Lắng nghe tâm sự, giãi bày, lo lắng của trẻ, trấn an tinh thần trẻ.
- Tạo không gian riêng tư cho trẻ.
- Ba mẹ phải hành động mẫu mực để trẻ có thể noi theo.
Tâm lý trẻ 14 tuổi có những xáo động nhất định về nhận thức, hành vi, cũng như các mối quan hệ xã hội. Trẻ vừa trải qua giai đoạn dậy thì, nên rất cần đến sự quan tâm, theo dõi của ba mẹ. Blogtretho.edu.vn hy vọng bài viết này sẽ giúp ba mẹ thêm phần hiểu con yêu của mình, để trở thành người bạn đồng hành cùng con khôn lớn.
Minh Tâm tổng hợp