Tâm lý trẻ mầm non rất quan trọng trong quá trình hình thành nền tảng nhân cách của các em sau này. Bài viết dưới đây sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn các đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ độ tuổi 3 – 6, để có thể định hướng phù hợp cho con yêu của mình.
Bạn đang đọc: Tâm lý trẻ mầm non và 5 điều đáng chú ý mẹ nào cũng nên biết
Contents
1. Nỗi “sợ hãi đến trường” ở trẻ mầm non
Trong thời đại phát triển ngày nay, trẻ em được cho đi học mầm non từ rất sớm. Sớm nhất có thể là trẻ 6 tháng tuổi, trễ nhất là khoảng 2 – 3 tuổi. Việc phải rời xa tổ ấm, xa mẹ – người an toàn nhất với mình từ rất sớm làm cho tâm lý trẻ mầm non có những xáo động nhất định.
Với các em, thầy cô hay bạn bè đều là những người mới lạ, còn môi trường mầm non thì “hoàn toàn đáng sợ”. Trẻ xem đó là một thế giới vô cùng rộng lớn mà lại không có mẹ – điểm tựa bên cạnh. Điều này sẽ khiến trẻ trở nên vô cùng sợ hãi vì phải đi học mỗi ngày. Trẻ khóc lóc, la hét, bám mẹ khi đến trường. Thậm chí, nhiều trẻ giả vờ kêu ốm, kêu mệt, đau bụng hay khóc lóc với ba mẹ để không phải đi học. Tuy nhiên, các “triệu chứng” này lập tức biến mất nếu như cha mẹ cho bé nghỉ học ở nhà buổi hôm đó.
Biết được đặc điểm tâm lý trẻ mầm non như vậy, ba mẹ nên trò chuyện với con trước khi cho con đi học. Có thể cho con đến trường làm quen trước, để trẻ thấy trường mầm non không nguy hiểm như mình nghĩ. Đồng thời, động viên và nói bé nghe về những điều thú vị, tốt đẹp ở “ngôi nhà thứ hai” mới lạ này. Các cô giáo hãy cố gắng tạo môi trường học tập thân thiện, dỗ dành và vỗ về. Để trẻ cảm nhận được tình yêu thương và sự an toàn, từ đó dần xóa bỏ nổi sợ hãi ban đầu của bản thân, trở nên thích nghi nhanh hơn.
2. Tâm lý trẻ mầm non yêu thích khám phá thế giới xung quanh
Khám phá thế giới xung quanh là quá trình giúp trẻ mở rộng nhận thức cuộc sống xung quanh. Trường mầm non chính là một trong những điều kiện thuận lợi để trẻ khám phá thế giới một cách an toàn. Các cô giáo luôn tổ chức nhiều hoạt động khuyến khích trẻ thỏa thích tìm hiểu vô vàn những điều lí thú trong cuộc sống.
Trong giai đoạn phát triển tâm lý trẻ mầm non, bất kỳ đề tài, sự vật hay hiện tượng nào xuất hiện cũng kích thích sự tò mò của trẻ . Ba mẹ, thầy cô cần kiên nhẫn trả lời một cách khoa học và dễ hiểu các câu hỏi của trẻ để tạo nền tảng phát triển tư duy cho các em.
Để giúp trẻ khám phá hiệu quả, các nhà giáo dục cần lưu ý dạy trẻ xác định rõ mục đích khám phá. Điều này giúp trẻ biết tập trung chú ý để tìm tòi tỉ mỉ, tinh tế hơn. Cũng cần kích thích trí tò mò, ham khám phá ở trẻ. Giúp các em thấy được ý nghĩa, lợi ích của việc khám phá có hiệu quả. Biện pháp kích thích khéo léo nhất là đặt câu hỏi để khơi gợi hứng thú khám phá ở trẻ. Ba mẹ cần dạy trẻ biết kết hợp khám phá thế gới với những suy nghĩ tích cực. Thông qua giúp trẻ đi sâu tìm tòi bản chất bên trong và quy luật vận hành của sự vật . Như thế, năng lực khám phá của trẻ sẽ ngày càng phát triển, trẻ sẽ trở nên thông minh, hiểu biết hơn.
3. Trí tưởng tượng của trẻ được kích thích phát triển
Ở độ tuổi 3 – 6, khả năng tưởng tượng của trẻ bắt đầu hình thành và phát triển dựa trên những hình ảnh, hiện tượng trẻ nhìn thấy và ghi nhớ trong đầu. Thông qua học tập ở trường mầm non, trẻ sẽ được chơi nhiều trò chơi phát triển kĩ năng vận động như đá bóng, chơi đất nặn, tô tượng, chơi đồ hàng, trò chơi dân gian cho trẻ mầm non,…Trí tưởng tượng của trẻ vì vậy cũng sẽ ngày càng phong phú hơn.
Trẻ cũng có thể tự nghĩ ra các trò chơi với những vật dụng đơn giản. Trẻ thích tưởng tượng mình là nhân vật này, nhân vật kia trong các bộ phim, câu chuyện mà trẻ được nghe, được đọc. Đối với các trẻ lớn, khi khả năng ngôn ngữ thành thạo và nhớ được các câu chuyện mà ba mẹ, thầy cô kể cho nghe, các em có thể tự tưởng tượng ra những câu chuyện của riêng mình dựa trên những chi tiết mà trẻ được nghe kết hợp với những hình ảnh hàng ngày trẻ thấy.
4. Kĩ năng giao tiếp của trẻ có bước phát triển mới
Tìm hiểu thêm: 9 truyện cổ tích hay nhất bố mẹ nên biết để kể cho bé nghe
Một trong những điểm nhấn trong quá trình phát triển tâm lý trẻ mầm non là kỹ năng giao tiếp . Ở độ tuổi này, trẻ thường cảm thấy hào hứng khi được giao tiếp nhiều hơn với mọi người. Trẻ quan sát rất kỹ mọi lời nói, hành động của người lớn và các nhân vật trong phim rồi bắt chước theo.
Do đó, các thành viên trong gia đình, cùng thầy cô giáo ở trường mầm non nên chú ý trong ngôn từ giao tiếp để cho trẻ học theo. Người lớn tránh sử dụng tiếng lóng gây nhiễu loạn ngôn ngữ của trẻ. Lưu ý cho trẻ xem những bộ phim có tính chất giáo dục lành mạnh.
5. Trẻ mầm non bắt đầu hình thành cái tôi cá nhân và tính tự lập
Hình thành ý thức cá nhân là đặc điểm đáng chú ý trong quá trình phát triển tâm lý trẻ 3 – 6 tuổi . Các em có thể tự đưa ra nhận xét của riêng mình khi xem một bộ phim hay nghe một bài hát. Ngoài ra, trẻ cũng luôn chú ý đến những lời nhận xét của người khác dành cho mình.
Ba mẹ và cô giáo nên hỗ trợ trẻ trong quá trình hình thành ý thức, không cổ xúy cho những hành động sai của trẻ. Tránh khen, chê bai hay trách phạt trẻ trước mặt người khác khiến trẻ thấy tự ti hoặc tự mãn về bản thân.
Bên cạnh đó, tính tự lập của trẻ ở độ tuổi này cũng phát triển mạnh mẽ. Các em thích tự mình làm những việc hằng ngày như tự mặc đồ, tự đánh răng, rửa tay, tự ăn cơm hay tự sắp xếp đồ chơi, tự mình đi vệ sinh,… Vậy nên, ba mẹ và cô giáo nên dạy trẻ tự giác làm những việc trong khả năng của mình, kiên nhẫn dạy cho trẻ hoàn thành các công việc phù hợp. Khuyến khích trẻ giúp đỡ người lớn với những việc phù hợp với lứa tuổi.
>>>>>Xem thêm: Tâm lý trẻ 1 tuổi – mẹ hiểu bé để khuyến khích con phát triển tốt nhất về tương tác xã hội và cảm xúc
Quá trình phát triển tâm lý trẻ mầm non đóng vai trò rất quan trọng đối với sự định hình nhân cách trẻ sau này. Theo đó, trẻ 3 – 6 tuổi phát triển mạnh mẽ tính độc lập, ý thức cá nhân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng khám phá mọi thứ xung quanh mình, đặc biệt sợ đến trường và dễ rơi vào ” khủng hoảng tâm lý “. Vậy nên, ba mẹ hãy kiên nhẫn, tận tâm và luôn đồng hành cùng con trong những năm tháng đầu đời này nhé!
Minh Tâm tổng hợp