Trẻ tự làm tổn hại cơ thể – những điều phụ huynh nên biết

Rate this post

Trẻ tự làm tổn hại cơ thể là một hành vi nghe khá đáng sợ nhưng không phải hiếm gặp hiện nay. Đặc biệt điều này hoàn toàn có thể xảy ra với bất cứ trẻ nào, từ áp lực trong cuộc sống và sự lan truyền của một số phong trào trên mạng Internet ảnh hưởng. Các cha mẹ hãy cùng tham khảo thông tin dưới đây để hiểu hơn về tình trạng này nhằm giúp trẻ tránh khỏi nó nhé.

Bạn đang đọc: Trẻ tự làm tổn hại cơ thể – những điều phụ huynh nên biết

Trẻ tự làm tổn hại cơ thể – những điều phụ huynh nên biết

1. Hiểu như thế nào về hành vi trẻ tự làm tổn hại cơ thể

Trẻ tự làm hại bản thân có thể bao gồm một loạt những việc mà trẻ làm với chính bản thân một cách có chủ ý, theo chiều hướng tiêu cực. Mặc dù tự dùng vật sắc để cắt lên cơ thể là hình thức phổ biến nhất, nhưng một số hình thức tự hại khác cũng có thể được trẻ sử dụng như đập đầu, nhổ tóc, đốt và cào, cắn, gãi, đâm, nuốt đồ vật, làm gãy xương, tự đầu độc hoặc dùng thuốc quá liều.

Bằng cách tự làm mình bị thương, trẻ em hoặc thanh thiếu niên muốn khẳng định việc tự làm chủ cuộc sống mà trẻ đang thấy hỗn độn và vô nghĩa. Đây cũng là cách trẻ dùng để đối phó với sự thất vọng, mất phương hướng trong cuộc sống và những cảm xúc mạnh mẽ khác. Trong phần lớn các trường hợp, hành vi của trẻ không nhằm mục đích tự sát mà chỉ để “xả” bớt cảm xúc của mình.

Ngoài các biểu hiện về thể lý mà bạn có thể nhìn thấy được một cách dễ dàng, có những manh mối khác có thể cũng là biểu hiện của việc tự hại, bạn có thể quan sát để đề phòng nếu như cảm thấy lo lắng. Chúng bao gồm:

  • Trẻ cảm thấy suy sụp và nói về sự thất bại hay cảm thấy không vui.
  • Trẻ có thể mặc nhiều lớp quần áo để che dấu hoặc làm giảm tính nghiêm trọng của thương tích.
  • Trẻ bị rối loạn ăn uống.
  • Trẻ bị gián đoạn giấc ngủ.

Trẻ tự làm tổn hại cơ thể – những điều phụ huynh nên biết

Sự thôi thúc về việc trẻ tự làm hại bản thân có thể rất khó cưỡng lại và còn gây nghiện. Vì vậy, để phục hồi và vượt qua nó, cần có sự hiểu biết về hành vi để phát triển các chiến lược, nhằm đối phó với các tình huống và cảm xúc dẫn đến việc trẻ tự làm hại bản thân.

Trẻ tự làm hại bản thân không phải là một hình thức tìm kiếm sự chú ý của người khác. Những người tự hại thường thực hiện việc làm tổn thương cơ thể một cách riêng tư, kín đáo và cố gắng hết sức để che giấu thương tích của mình. Trẻ cũng không tự làm hại bản thân để trông ngầu hơn hay để chứng tỏ với những bạn đồng trang phải lứa với mình. Đây là một phản ứng lặp đi lặp lại với nỗi đau khổ, thất vọng và hành vi liên tục này là dấu hiệu của một vấn đề tiềm ẩn nào đó. Với sự giúp đỡ và hỗ trợ phù hợp, bạn có thể giúp trẻ vượt qua được điều này và làm cho mối quan hệ giữa bạn với trẻ trở nên tốt hơn.

Nhưng có một việc bạn sẽ thắc mắc là tại sao trẻ lại hành động như vậy.

Để hiểu được điều này bạn hãy nghĩ lại về chính mình: có khi nào bạn cảm thấy tức giận đến nỗi muốn đập tay thật mạnh lên bàn hoặc đá thứ gì đó văng khỏi phòng hay không? Chắc chắn là bạn đã ít nhiều trải qua cảm giác này, nó có thể được xem là sự thất vọng dâng trào được thể hiện qua hành động.

Trẻ tự làm tổn hại cơ thể – những điều phụ huynh nên biết

Khi bạn hiểu được điều này, bạn có thể hình dung ra việc tự làm hại bản thân một cách dễ dàng hơn. Đây không phải là một bệnh tâm thần , mà chỉ là cách để trẻ đối phó với những cảm xúc mạnh mẽ (hầu hết là tiêu cực).

Một người tự hại thường không biết cách chịu đựng những gì họ cảm nhận được nên họ dùng hành vi tiêu cực đối với bản thân, để giải tỏa những gì đang diễn ra bên trong họ.

Việc bạn khám phá ra trẻ đang tự làm hại mình sẽ làm bạn bị sốc trước tiên, sau đó có thể là cảm giác bối rối, tức giận, bị phản bội, thậm chí bị cự tuyệt. Tuy rất khó, nhưng lúc này bạn cần đặt cảm xúc của mình sang một bên và tìm hiểu lý do đằng sau việc trẻ tự hại mình hơn là tình trạng tự hại của trẻ.

Trẻ có thể có một nỗi sợ hãi nào đó, và điều quan trọng là bạn cần gợi mở để giao tiếp và tạo niềm tin giúp trẻ có thể nói chuyện với bạn về những vấn đề tiềm ẩn mà con đang phải đối mặt.

Trẻ tự làm tổn hại cơ thể – những điều phụ huynh nên biết

2. Bạn nghĩ rằng trẻ đang trong tình trạng tự làm hại bản thân và không biết làm thế nào để khơi mở điều này với trẻ?

Để cải thiện mối quan hệ giữa bạn và trẻ, trước hết bạn hãy dành thời gian ít nhất là 1 lần 1 tuần để cùng trẻ ra ngoài và trò chuyện về những việc tốt và xấu trong cuộc sống của trẻ. Bạn có thể hỏi con những câu hỏi như: Con đã học gì ở trường hôm nay?, Con đã dành thời gian với ai?…Nếu trẻ chỉ trả lời bằng 1 từ nghĩa là con không hứng thú với cuộc trò chuyện, bạn hãy thử vào một ngày khác, ở một không gian khác.

Bạn không nhất thiết phải nêu vấn đề “tự hại” lên ngay ở cuộc trò chuyện đầu tiên, nhưng bạn có thể đề cập đến nó vào ngày thứ 14 chẳng hạn. Khi trẻ kể về một việc gì đó, bạn hãy nhẹ nhàng hỏi: đó có phải là lý do mà con đã làm tổn thương chính mình hay không? Bạn hãy hỏi theo kiểu gợi ý chứ đừng buộc tội trẻ nhé.

Nhiều cha mẹ đã thốt lên một cách đau khổ rằng, họ đã năn nỉ con đừng làm hại bản thân và cố gắng giấu hết những vật sắc nhọn nhưng không có tác dụng.

Trẻ tự làm tổn hại cơ thể – những điều phụ huynh nên biết

Bạn cần hiểu rằng, trẻ không thể dừng việc tự làm tổn thương cơ thể mình chỉ vì bạn muốn chúng làm như vậy. “Tự hại” là một thứ gì đó bạn không thể dừng lại vì sức mạnh ý chí hay vì bạn đã quyết định sẽ dừng. Bản chất vấn đề ở đây là trẻ đang gặp khó khăn trong việc xử lý cảm xúc và hiện tại, làm bị thương mình chính là cách duy nhất trẻ có thể đối phó với nó.

Trên thực tế, việc ngăn trẻ tự làm hại mình về mặt thể lý hoặc cố gắng kiềm chế trẻ là điều tồi tệ nhất bạn có thể làm. Vì khi trẻ cảm thấy mình bị ngăn cản làm những việc trẻ cần làm, con sẽ trở nên ngầm nổi loạn hơn và sẽ có xu hướng không tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc mất kiểm soát hơn. Khi đó, trẻ có nhiều khả năng sẽ làm hại bản thân theo cách tồi tệ hơn.

Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là bạn sẽ chấp nhận hoặc cho phép trẻ tự làm hại chính mình. Hãy nhìn nhận việc trẻ đang phải tìm cách để xử lý cảm xúc của mình, và nói chuyện để cùng con tìm biện pháp giải quyết tình trạng này.

Tìm hiểu thêm: Trẻ vừa ốm dậy, mẹ nên cho trẻ ăn gì để con mau hồi phục sức khỏe?

Trẻ tự làm tổn hại cơ thể – những điều phụ huynh nên biết

3. Bạn lo ngại rằng trẻ sẽ thực sự bị tổn thương, thậm chí tự sát khi tự làm hại mình?

Đây là nỗi sợ phổ biến nhất của các bậc phụ huynh khi phát hiện ra tình trạng của trẻ. Tuy nhiên theo các chuyên gia cũng như các cha mẹ đã từng trải qua chuyện này, thì hầu hết những trẻ tự hại đều biết rõ những gì chúng làm và cần đi bao xa để tìm sự giải thoát cho những vấn đề mà chúng gặp phải. Tuy vậy, bản chất của việc tự làm hại mình là nguy cơ trẻ có thể đi quá xa, và vô tình gây ra tổn hại nghiêm trọng hơn dự định.

Mặc dù phần lớn các vết trầy xước, các vết bầm tím và các vết thương nhẹ ngoài da có thể được xử lý bằng cách sơ cứu, nhưng bất kỳ các vết thương nghiêm trọng hoặc liên quan tới nhiệt hay thuốc cần được chăm sóc y tế kịp thời. Bạn cũng cần thảo luận với trẻ để giúp con hiểu được tác hại của những hình thức đó như thế nào.

Trẻ tự làm tổn hại cơ thể – những điều phụ huynh nên biết

4. Bạn sợ hãi và tự hỏi trẻ có thể sẽ tự tử hay không?

Đây là nỗi lo lắng rất lớn của cha mẹ khi thấy trẻ tự làm mình bị thương. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, đây là cách (có thể nói là tạm thời) trẻ đối phó với cảm xúc của mình trong cuộc sống, chứ không phải kết thúc cuộc sống của mình. Có một sự khác biệt rõ rệt giữa tự hại và tự tử. Tự hại là triệu chứng chứ không phải nguyên nhân.

Sẽ luôn có một cái gì đó không ổn ở phía sau, đó là điều bạn cần tìm hiểu để giúp trẻ giải quyết.

Trẻ tự làm tổn hại cơ thể – những điều phụ huynh nên biết

5. Bạn nên làm gì khi thấy con bị thương

Nếu bạn thấy trẻ bị thương, hãy giữ bình tĩnh và không phản ứng thái quá. Trẻ không cố tự sát nhưng rất sợ hãi vì thế, bạn đừng “đổ thêm dầu vào lửa”. Hãy sơ cứu vết thương cho trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu cần thiết.

Bạn thậm chí không cần bình luận, gặng hỏi thông tin hay gây áp lực để trẻ phải kể với bạn về những gì đã xảy ra.

Việc bạn nên làm nhất (ngoài xử lý vết thương của trẻ) là hãy trấn an con, nói rằng bạn yêu con vô điều kiện và luôn ở bên cạnh con, cho dù xảy ra bất cứ điều gì. Bạn cũng hãy nhấn mạnh với trẻ rằng, bạn lo lắng cho con và hãy cùng tìm kiếm sự giúp đỡ.

Trẻ tự làm tổn hại cơ thể – những điều phụ huynh nên biết

6. Bạn có thể làm gì để giúp trẻ?

Điều quan trọng nhất là bạn không nên tập trung vào việc tự hại mà hãy cố gắng tìm hiểu lý do vì sao trẻ làm như vậy. Bạn hãy quan tâm đến cảm xúc của trẻ, hãy trò chuyện với con.

  • Nếu con tâm sự với bạn, đừng tầm thường hóa những lo lắng của chúng.
  • Nếu con không muốn nói chuyện với bạn, hãy tìm một người nào đó mà con có thể nói cùng.

Bạn hãy đảm bảo rằng, trẻ biết bạn yêu trẻ vô điều kiện. Hãy tin tưởng vào khả năng của trẻ để cùng con vượt qua khó khăn. Hãy mỉm cười và nói với con rằng mọi thứ sẽ ổn thôi.

Trẻ tự làm tổn hại cơ thể – những điều phụ huynh nên biết

>>>>>Xem thêm: Viêm VA ở trẻ em có nên nạo hay không?

Trẻ tự làm tổn hại cơ thể có thể khắc phục được, nếu bạn kiên nhẫn ở bên cạnh trẻ để giúp con tìm cách xử lý cảm xúc của mình trong cuộc sống. Hãy loại bỏ sự tự hại về thể lý ra khỏi phương trình và tập trung vào nguyên nhân đằng sau nó. Điều đó không có nghĩa là những vết thương, những tổn hại trên cơ thể trẻ là không đáng quan tâm, nhưng bạn cần ý thức được, bản chất của tình trạng này là những vấn đề ẩn khuất phía sau vết thương trên da thịt. Có như vậy, bạn mới có thể giúp con cải thiện dần và loại bỏ những thương tích đó khỏi cơ thể, cũng như khỏi tâm hồn của con một cách lâu dài và triệt để.

Theo Family Lives

Lily Nguyễn lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *