Sốc phản vệ ở trẻ em – một tai biến dị ứng nghiêm trọng cha mẹ nào cũng cần biết

Rate this post

Sốc phản vệ ở trẻ em là một tai biến nghiêm trọng của tình trạng dị ứng có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Mặc dù không phổ biến nhưng sốc phản vệ rất nguy hiểm vì diễn biến nhanh, nếu không được chẩn đoán và cấp cứu nhanh, thì tỉ lệ tử vong khá cao. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể về tình trạng này để có thể ứng phó kịp thời nếu cần thiết nhé.

Bạn đang đọc: Sốc phản vệ ở trẻ em – một tai biến dị ứng nghiêm trọng cha mẹ nào cũng cần biết

Sốc phản vệ ở trẻ em – một tai biến dị ứng nghiêm trọng cha mẹ nào cũng cần biết

1. Sốc phản vệ ở trẻ là gì

Trẻ bị dị ứng nặng có nguy cơ bị phản ứng dị ứng đột ngột, có khả năng đe dọa tính mạng được gọi là sốc phản vệ.

Sốc phản vệ rất nguy hiểm và khiến trẻ thấy sợ hãi – trẻ sẽ cảm thấy như cổ họng của mình đang đóng lại hoặc có thể ngất xỉu. Tuy nhiên nếu tình trạng này được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng thì mọi thứ vẫn có thể được kiểm soát.

Mặc dù sốc phản vệ ở trẻ em không phổ biến, nhưng nếu trẻ bị dị ứng, đặc biệt với một loại thực phẩm nào đó, với côn trùng cắn hay một loại thuốc thì bạn nên cẩn trọng và chủ động trang bị thông tin để có thể xử lý kịp thời khi cần thiết.

Sốc phản vệ ở trẻ em – một tai biến dị ứng nghiêm trọng cha mẹ nào cũng cần biết

2. Các dấu hiệu của sốc phản vệ ở trẻ

Cũng như các loại dị ứng khác, sốc phản vệ có thể gây ra triệu chứng ở bất kỳ hệ thống nào trong 4 hệ thống của cơ thể, đó là:

  • Da
  • Hệ tiêu hóa
  • Hệ hô hấp
  • Hệ tim mạch

Phản ứng dị ứng được xem là tình trạng cấp cứu y tế nếu nó xảy ra ở hai hệ thống trên trở lên. Ví dụ như bị nổi mề đay và đau bụng.

Sốc phản vệ ở trẻ em – một tai biến dị ứng nghiêm trọng cha mẹ nào cũng cần biết

Các dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy trẻ (kể cả người lớn) có thể bị sốc phản vệ sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng gồm:

  • Khó thở
  • Bị nghẹn họng hoặc cảm giác như cổ họng đang đóng lại
  • Khàn giọng hoặc khó nói
  • Khò khè
  • Nghẹt mũi hoặc ho
  • Buồn nôn, đau bụng hoặc nôn
  • Nhịp tim hoặc mạch đập nhanh
  • Ngứa, nổi ban đỏ hoặc sưng

Sốc phản vệ ở trẻ em – một tai biến dị ứng nghiêm trọng cha mẹ nào cũng cần biết

3. Sốc phản vệ được điều trị như thế nào

Sốc phản vệ cần được điều trị ngay lập tức vì nó diễn biến rất nhanh và sức khỏe của trẻ có thể tệ đi rất nhanh. Đây là lý do các bác sỹ thường muốn những người bị dị ứng nặng có nguy cơ bị de dọa tính mạng, luôn mang theo một loại thuốc gọi là epinephrine . Loại thuốc này xâm nhập vào máu và hoạt động một cách nhanh chóng để chống lại các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng, ví dụ như nó làm giảm tình trạng sưng và tăng huyết áp.

Epineprine được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm. Bác sỹ sẽ kê một dụng cụ tiêm tự động có kích thước bằng một cây bút lớn, dễ dàng cho cha mẹ và trẻ lớn mang theo để sử dụng. Nếu trẻ được kê toa loại thuốc này, bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn và trẻ cách sử dụng nó.

Bác sỹ cũng có thể hướng dẫn bạn cho trẻ uống thuốc kháng histamine không kê đơn, nhưng chúng thường không hoạt động một mình. Tuy nhiên, thuốc kháng histamine không bao giờ thay thế cho epinephrine trong các phản ứng đe dọa tính mạng.

Tìm hiểu thêm: 5 cách chữa cận thị nhẹ cho trẻ đơn giản nhất bố mẹ nên biết

Sốc phản vệ ở trẻ em – một tai biến dị ứng nghiêm trọng cha mẹ nào cũng cần biết

4. Bạn nên làm gì nếu trẻ có những phản ứng nghiêm trọng

Nếu bạn thấy trẻ có những biểu hiện của tình trạng sốc phản vệ, cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1 : Hãy tiêm epinephrine cho trẻ ngay lập tức vì lúc này, sức khỏe và tính mạng của trẻ đang được tính bằng giây. Nếu bạn đang ở một mình với trẻ, hãy tiêm thuốc trước rồi gọi cấp cứu. Nếu có ai đó nữa đang ở đó, hãy nhờ người đó gọi cấp cứu trong khi bạn tiêm epinephrine cho trẻ.
  • Bước 2 : Trẻ sẽ cần điều trị và theo dõi thêm ở cơ sở y tế nếu cần thiết. Trẻ cần được giám sát y tế ít thêm 4 tiếng nữa vì một tình trạng gọi là phản ứng hai pha – một làn sóng thứ hai của những triệu chứng nghiêm trọng có thể xảy ra chậm hơn.

Sốc phản vệ ở trẻ em – một tai biến dị ứng nghiêm trọng cha mẹ nào cũng cần biết

Đối với những khu vực mà loại thuốc cấp cứu epineprine chưa được sử dụng phổ biến cho trẻ nói riêng và người lớn nói chung, khi nghi ngờ trẻ bị sốc phản vệ, bạn cần làm những việc sau:

  • Gọi cấp cứu hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất một cách nhanh nhất có thể.
  • Đặt trẻ nằm ở tư thế chân cao hơn đầu, nếu trẻ bị nôn hãy đặt trẻ nằm nghiêng để tránh bị sặc.
  • Kiểm tra nguyên nhân gây sốc cho trẻ
  • Nếu trẻ ngưng thở hãy tiến hành hồi sức tim phổi

Sốc phản vệ ở trẻ em – một tai biến dị ứng nghiêm trọng cha mẹ nào cũng cần biết

5. Có thể làm gì để giúp trẻ tránh tình trạng sốc phản vệ

Để tránh tình trạng sốc phản vệ ở trẻ bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Đối với đồ ăn, thức uống lạ, bạn nên cho trẻ thử một lượng nhỏ trước để theo dõi phản ứng của trẻ và xác định chính xác nếu loại thực phẩm đó gây dị ứng cho trẻ.
  • Không sử dụng thuốc cho trẻ một cách tùy tiện.
  • Nếu bạn đã nắm được những loại thực phẩm khiến trẻ bị dị ứng, hãy thông báo cho bác sỹ biết để lựa chọn loại thuốc phù hợp (khi cần thiết).
  • Nếu trẻ phải tiêm thuốc, sau khi tiêm, hãy ở lại cơ sở y tế ít nhất 30 phút để theo dõi đề phòng trường hợp trẻ bị dị ứng thuốc.

Sốc phản vệ ở trẻ em – một tai biến dị ứng nghiêm trọng cha mẹ nào cũng cần biết

>>>>>Xem thêm: Cách tính chiều cao cân nặng của trẻ đơn giản và chính xác mẹ cần học hỏi

Bạn có thể thấy sốc phản vệ ở trẻ em là tình trạng rất nguy hiểm, vì vậy nếu gặp phải trường hợp này, bạn cần hành động nhanh chóng để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho trẻ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thông báo cho những người chăm sóc trẻ, thầy cô giáo, huấn luyện viên hay bất cứ ai thường gần gũi trẻ về tình trạng dị ứng của con, để có biện pháp xử lý kịp thời khi cần thiết bạn nhé.

Theo Kids Health

Lily Nguyễn lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *