Suy dinh dưỡng là gì – chắc chắn chúng ta đều nghe và tưởng như biết song thực tế không phải vậy. Bằng chứng là, tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ không giảm đi, bất kể đời sống kinh tế xã hội đã tốt hơn trước rất nhiều. Vậy suy dinh dưỡng cụ thể là gì, như thế nào, cách cải thiện và phòng tránh ra sao,…Blogtretho.edu.vn mời các mẹ cùng theo dõi nội dung chia sẻ hữu ích như dưới đây.
Bạn đang đọc: Suy dinh dưỡng là gì và cách cải thiện, phòng tránh nhất định mẹ nên biết
Contents
1. Suy dinh dưỡng là gì – đi tìm nguyên nhân
Có thể chúng ta đều biết nôm na suy dinh dưỡng là gì – là tình trạng trẻ thiếu chất dẫn đến còi cọc. Tuy nhiên, suy dinh dưỡng ở trẻ không chỉ đơn giản như vậy. Suy dinh dưỡng ở trẻ có thể hiểu ngắn gọn, đơn giản nhưng đầy đủ là – tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở nhiều mức độ khác nhau, làm chậm quá trình phát triển của trẻ, giảm sức đề kháng và ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì, có phải là do trẻ kém ăn, biếng ăn, ăn ít thôi hay không? Vấn đề cũng lại không đơn giản như thế các mẹ ạ. Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng suy dinh dưỡng này thì đa dạng lắm, cụ thể như dưới đây.
1.1 Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con
Đây là tình trạng thực tế chúng ta không muốn thừa nhận, nhưng lại là nguyên nhân đầu tiên nghiêm trọng khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Nguyên nhân này rất phổ biến, rơi vào trường hợp nhiều bà mẹ non trẻ chưa có đủ sự học hỏi về việc nuôi con, kể cả những bà mẹ đã từng sinh con nhưng không có tiếp cận với kiến thức nuôi con đầy đủ hoặc đúng đắn. Bên cạnh đó, còn là những trường hợp phụ huynh có kiến thức nuôi con nhưng có sự sai lệch, tư duy bảo thủ – cũng chính là nguyên nhân khiến con mình bị suy dinh dưỡng mà không biết.
1.2 Trẻ chán ăn/ biếng ăn
Có 2 lý do phổ biến khiến trẻ biếng ăn thứ phát và lâu dần trở thành thói quen, chứng bệnh, cuối cùng trở thành nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng ở trẻ. 2 lý do cụ thể này là:
1.2.1 Vấn đề từ thức ăn và thói quen ăn uống
- Thức ăn không hợp khẩu vị : Yếu tố này rất thường gặp, khi trẻ phải ăn đi ăn lại một số món ăn con không thích và không hạp khẩu vị, hẳn nhiên con sẽ chán ăn là điều vô cùng dễ hiểu. Sự đa dạng phong phú về thức ăn và hợp khẩu vị của trẻ luôn là một điểm nhấn để con thoát khỏi tình trạng biếng ăn .
- Cách chế biến của mẹ : Mẹ không có sự sáng tạo, chế biến chưa đúng cách hoặc không khoa học, hẳn nhiên sẽ không giúp con khám phá được những điều mới mẻ, hay có những trải nghiệm thú vị về thức ăn, đương nhiên chuyện ăn uống với trẻ sẽ trở nên vô cùng nhàm chán và chẳng còn hứng thú.
- Thói quen ăn uống : Thói quen ăn uống có ảnh hưởng cực lớn đến thái độ và tình trạng ăn uống của trẻ. Nếu mẹ ép trẻ ăn, lâu dần con sẽ sợ ăn và phản kháng. Khi con chán ăn và có sự phản kháng, mẹ lại tập cho con những thói quen xấu như vừa chơi vừa ăn, vừa ăn vừa đi rông, vừa ăn vừa xem ipad hay điện thoại hoặc tivi, không ngồi bàn ăn đúng giờ ăn hoặc không ngồi ăn cùng gia đình vào giờ ăn chính, mỗi lần cho con ăn lại là một lần thương lượng và hứa hẹn cho con điều này điều khác…Tất cả những điều này khiến trẻ không học tập được nề nếp của bữa ăn, nên trẻ cũng không có thái độ tốt với bữa ăn, thức ăn của chính mình. Con sẽ không học được gì và con nhận ra chuyện ăn uống cũng không có vấn đề gì đáng để phải chú ý.
1.2.2 Do con mắc bệnh
Chán ăn hay kén hoặc biếng ăn cũng có thể do con mắc bệnh nào đó khiến trẻ không muốn ăn mà mẹ chưa phát hiện, chưa biết. Hoặc thậm chí là con đang ở trong tình trạng điều trị bệnh nào đó, phải dùng kháng sinh. Tuy kháng sinh có tác dụng diệt vi trùng gây bệnh, nhưng cũng chính kháng sinh lại diệt bớt các vi khuẩn thường trú có lợi cho cơ thể tại đường ruột. Chính điều này làm giảm quá trình lên men thức ăn, làm cho trẻ biếng ăn và giảm hấp thu dưỡng chất.
1.2.3 Một số nguyên nhân khác
Có thể trẻ đang ở giai đoạn chán ăn sinh lý – một hiện tượng bình thường có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ đứa trẻ nào ở bất kỳ thời điểm nào. Cũng có thể, trẻ biếng ăn do con hoạt động liên tục, hoặc sống trong môi trường quá nóng, quá lạnh, làm năng lượng tiêu hao quá nhiều; hoặc trẻ sau một cơn bạo bệnh cần nguồn dinh dưỡng cao mà không được bổ sung kịp thời,…Đây đều có thể là những nguyên nhân khiến cho trẻ biếng ăn.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng
Dự đoán hoặc biết nguyên nhân suy dưỡng rất quan trọng, nhận biết các biểu hiện liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng để xác định mức độ bệnh cũng quan trọng không kém. Và dưới đây là các dấu hiệu cho thấy trẻ đang rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, mà các mẹ rất phải chú ý quan tâm.
2.1 Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng
- Trẻ biếng ăn hoặc ăn ít kéo dài. Với trẻ đang còn bú mẹ thì lười bú.
- Kém linh hoạt, hay quấy khóc.
- Tăng cân, chiều cao chậm hoặc không tăng liên tục trong 2 đến 3 tháng.
- Khó ngủ, hay quấy khóc và giật mình trong lúc ngủ.
- Mọc răng chậm.
- Da xanh xao, nhợt nhạt.
- Cơ nhão, chảy xệ, kém săn chắc.
- Chậm biết đi.
- Dễ mắc các bệnh lý về nhiễm trùng.
- Tóc thưa, dễ rụng.
- Thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa.
2.2 Cấp độ suy dinh dưỡng và giai đoạn suy dinh dưỡng ở trẻ
Suy dinh dưỡng ở trẻ em được chia thành các mức độ: nhẹ, vừa, nặng và các thể gồm thể teo đét, thể phù và thể hỗn hợp.
Nếu xét theo từng giai đoạn trẻ bị suy dưỡng thì sẽ có 2 giai đoạn:
- Giai đoạn sớm : Thường chỉ có biểu hiện đứng cân hay sụt cân kéo dài.
- Giai đọan toàn phát : Trẻ mệt mỏi, không hoạt bát, hay quấy khóc, chán ăn , ít ngủ, hay bệnh, chậm biết bò trườn, đi đứng, chậm mọc răng. Khi thăm khám thấy có biểu hiện của dạng suy dinh dưỡng thể phù, thể teo đét hay hỗn hợp.
Tìm hiểu thêm: Con ngày càng lì đòn, bướng bỉnh nếu cha mẹ mắc 5 sai lầm này khi dạy con
3. Cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ
Qua nguyên nhân, dấu hiệu và mức độ – hẳn chúng ta đều thấy, suy dinh dưỡng là gì – thực sự vấn đề không đơn giản chỉ dừng lại ở việc con kén ăn rồi gầy còm phải không nào. Việc hiểu ra vấn đề, nhận biết mức độ vô cùng quan trọng để chúng ta chọn ra được cách để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ.
Việc cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho con cũng như chữa các bệnh khác nếu trẻ mắc phải. Mẹ có thể tiến hành các bước sau:
- Theo dõi cân nặng, chiều cao và tình trạng ăn uống, giấc ngủ, hoạt động liên tục và đều đặn trong 2-3 tháng.
- Sử dụng bảng chiều cao cân nặng chuẩn của WHO và bảng cân nặng chuẩn của trẻ Việt Nam để có cơ sở theo dõi.
- Cải thiện, thay đổi chế độ dinh dưỡng cho con khoa học và bài bản hơn. Cho con dùng đa dạng thực phẩm, thay đổi cách chế biến, chia nhỏ bữa ăn, không ép trẻ ăn, bổ sung vào thực đơn các món ăn bài thuốc Đông y có tác dụng cải thiện cân nặng bồi bổ sức khỏe.
- Tìm đến các chuyên gia dinh dưỡng để xin lời khuyên hoặc khám cho trẻ.
- Sau quá trình theo dõi và thay đổi một cách khoa học bài bản mà không có cải thiện, cần đưa con đi khám ở các bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa để xác định rõ nguyên nhân và bác sỹ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.
- Luôn chú ý dinh dưỡng tốt, giấc ngủ của trẻ , khuyến khích con vận động và thường xuyên cho con hoạt động vận động ngoài trời.
- Lưu ý trong quá trình theo dõi, tìm nguyên nhân và cải thiện, nếu có bất cứ điều gì bất thường liên quan đến cân nặng của trẻ, hay sức khỏe của con, phải mang con đi thăm khám ngay.
4. Phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ
4.1 Chăm sóc dinh dưỡng và sức khoẻ cho bà mẹ có thai và cho con bú
- Trong thời kỳ mang thai, cần phải tuân thủ lịch khám thai đều đặn để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Điều này cũng giúp phát hiện và điều trị kịp thời các loại bệnh làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của bào thai.
- Mẹ bầu cần uống bổ sung sắt, acid folic, canxi, iot ở thời kỳ thai nghén.
- Cải thiện bữa ăn gia đình và bữa ăn của mẹ đang mang thai, cho con bú. Ăn uống đủ cả lượng và chất dinh dưỡng trong suốt thai kỳ, lẫn thời gian sau sinh cho con bú.
4.2 Dinh dưỡng cho bé
4.2.1 Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh
Sữa mẹ là thức ăn đầu đời hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh, ngoài cung cấp chất dinh dưỡng còn cung cấp các yếu tố chống lại bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nhiễm trùng. Nên cho bé bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu và duy trì sữa mẹ cho con ít nhất là đến khi bé được 1 tuổi, tốt hơn là 2 tuổi. Nếu sữa mẹ không đủ, cần bổ sung bằng sữa bột phù hợp.
4.2.2 Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bằng khẩu phần ăn hợp lý
- Tập cho trẻ ăn dặm khi bắt đầu từ 6 tháng tuổi.
- Dinh dưỡng đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm như: ngũ cốc, khoai củ, đậu đỗ, hạt có dầu; trứng, sữa và chế phẩm; thịt, cá, hải sản; rau củ quả giàu vitamin A và các loại rau xanh.
- Tuân thủ nguyên tắc ăn dặm từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, từ nhuyễn mịn đến nhuyễn và độ thô tăng dần, từ ngọt đến mặn, từ rau củ quả phù hợp đến các chế phẩm sữa phù hợp rồi đến trứng, cá trắng, cá hồi, thịt nạc heo, thị bò nạc,…rồi mới chuyển qua các thực phẩm khác có mùi tanh, vị mạnh phù hợp với giai đoạn hoàn thiện của hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần cho bé ăn các món chế biến từ thực phẩm đơn lẻ trước rồi mới đến hỗn hợp. Mỗi món ăn cho trẻ làm quan trong 2-3 ngày sau đó mới chuyển sang món mới.
- Tập ăn thô cho con đúng thời điểm để kích thích ăn uống, phát triển thêm kỹ năng cầm nắm và kỹ năng nhai. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống hấp thụ thức ăn của con.
- Tập thói quen ăn uống tốt cho trẻ, tránh những sai lầm không đáng có để ảnh hưởng đến việc ăn uống của con.
4.2.3 Vệ sinh an toàn thực phẩm
Là vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu trong dinh dưỡng của con. Điều này nhằm bảo vệ trẻ, tránh các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giun sán. Mẹ lưu ý cách chọn thực phẩm tươi cho trẻ, tránh bảo quản dài ngày, hạn chế cho trẻ dùng các loại thực phẩm đóng hộp, đã chế biến sẵn. Thức ăn cho trẻ phải được nấu nướng chín kỹ và phải dùng ngay.
4.2.4 Ngừa và trị bệnh cho trẻ
- Cần thiết phải điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng như nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa,… Đừng quá lạm dụng kháng sinh mà chỉ dùng kháng sinh đủ liều, đủ thời gian; kết hợp với chăm sóc dinh dưỡng tích cực đúng cách, trong thời gian bệnh, cũng như dinh dưỡng ở giai đoạn phục hồi sau khi điều trị bệnh.
- Cho con chích ngừa đúng theo lịch tiêm chủng để giúp con phòng chống bệnh tật, các tác nhân virus vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe, kéo theo việc ảnh hưởng đến tình trạng ăn uống.
>>>>>Xem thêm: Muốn trẻ học giỏi tiếng Anh từ nhỏ, cha mẹ đừng bỏ qua 3 thời điểm vàng sau
- Lưu ý môi trường sống chung quanh, đảm bảo vệ sinh, môi trường thoáng khí và vệ sinh cơ thể tốt, tập thói quen giữ gìn vệ sinh tốt. Bên cạnh đó là lưu ý về nhiệt độ trong môi trường sinh hoạt phải đảm bảo ổn định và phù hợp với nhiệt cơ thể của trẻ.
- Cho con tăng cường vận động, hoạt động một môn thể thao nào đó phù hợp và yêu thích để kích thích việc trao đổi chất trong cơ thể diễn ra trơn tru hơn.
- Định kỳ mỗi 6 tháng cho trẻ trên 2 tuổi xổ giun sán một lần, tốt nhất là theo sự tư vấn trực tiếp của bác sĩ.
Đến đây, chắc chắn chúng ta đã có một hình dung rõ ràng hơn giải đáp được cho câu hỏi suy dinh dưỡng là gì rồi đúng không nào. Vậy thì ngay từ bây giờ, mẹ hãy xây dựng ngay cho trẻ một chế độ ăn uống, chăm sóc thật phù hợp và khoa học hơn. Blogtretho.edu.vn tin chắc rằng, mẹ sẽ đẩy lùi được bệnh suy dinh dưỡng, cũng như phòng ngừa cho con hiệu quả hơn.
Mai Lê tổng hợp