12 vấn đề thường gặp trong chuyện ăn uống ở trẻ em và cách giải quyết dành cho mẹ

Rate this post

Ăn uống ở trẻ em là vấn đề muôn thuở mà các bậc cha mẹ luôn phải bận tâm. Kể từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm, việc ăn uống của con đôi khi khiến các bậc cha mẹ cảm thấy mệt mỏi và không biết phải giải quyết như thế nào. Dưới đây là 12 vấn đề thường gặp nhất liên quan đến chuyện ăn uống của trẻ, kể từ độ tuổi tập đi cũng như cách giải quyết chúng, các cha mẹ hãy cùng tham khảo nhé.

Bạn đang đọc: 12 vấn đề thường gặp trong chuyện ăn uống ở trẻ em và cách giải quyết dành cho mẹ

12 vấn đề thường gặp trong chuyện ăn uống ở trẻ em và cách giải quyết dành cho mẹ

1. Trẻ không có nề nếp trong ăn uống

1.1 Vấn đề cần giải quyết

Dạy trẻ nề nếp ăn uống là việc bạn nên thực hiện sớm ngay khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Vì vậy, dù trẻ còn đang ngồi ghế tập ăn hay đã có thể cùng ngồi ăn chung với gia đình, vẫn không bao giờ là quá sớm để giúp trẻ nhập tâm một thói quen tốt.

Ví dụ, mặc dù giờ ăn là một kinh nghiệm xã hội, việc dạy trẻ không nói chuyện khi còn thức ăn trong miệng không chỉ là cách cư xử lịch sự, mà còn giúp trẻ phòng tránh bị hóc hoặc nghẹn.

12 vấn đề thường gặp trong chuyện ăn uống ở trẻ em và cách giải quyết dành cho mẹ

1.2 Bạn có thể làm gì

  • Chọn thời điểm thích hợp : theo Olivia Bennett Wood – phó giáo sư về thực phẩm và dinh dưỡng tại Đại học Purdue thì khi cho trẻ ăn, bạn hãy chắc chắn rằng trẻ không quá mệt hay buồn ngủ. Hãy cho trẻ ăn lúc bé đói và không ăn vặt ít nhất 1 giờ trước bữa ăn.
  • Hãy kiên nhẫn : Đối với những trẻ mới tập đi bữa ăn có thể trở thành một mớ hỗn độn vì trẻ ở độ tuổi này rất thích khám phá các loại thực phẩm mới. Bên cạnh đó, trẻ vẫn chưa thuần thục kỹ năng sử dụng muỗng, nĩa. Chỉ đến khi trẻ được khoảng 15 tháng đến 2 tuổi, mọi thứ mới có thể bắt đầu ổn hơn.

12 vấn đề thường gặp trong chuyện ăn uống ở trẻ em và cách giải quyết dành cho mẹ

  • Hãy lập trình sẵn phản ứng của bạn đối với hành vi trong bữa ăn của trẻ : Bạn đừng phản ứng thái quá đối với những hành động của trẻ. Ví dụ, trong khi ăn, trẻ ném đồ ăn hoặc muỗng của mình, thì bạn không nên la mắng trẻ. Tốt nhất hãy đừng phản ứng gì cả, vì nếu trẻ thấy hành động của mình được để ý, con sẽ càng thể hiện hơn. Nhưng một khi trẻ thấy những gì mình làm không thu hút được sự chú ý của bạn (dù tích cực hay tiêu cực), thông thường trẻ sẽ dừng lại.

Đôi khi, bạn cần áp dụng một số biện pháp cứng rắn hơn để giúp trẻ hiểu được hành động nào là không được chấp nhận tại bàn ăn, ví dụ như ném thức ăn hay cãi nhau với anh chị em. Nếu trẻ có những hành vi này, bạn hãy phạt trẻ (úp mặt vào tường hay ngồi ghế suy nghĩ một mình trong một khoảng thời gian…) cho đến khi trẻ nhận ra được lỗi của mình, và sẵn sàng quay trở lại bàn ăn cùng mọi người. Như vậy, trẻ sẽ học được cách xử sự đúng đắn trong bàn ăn.

12 vấn đề thường gặp trong chuyện ăn uống ở trẻ em và cách giải quyết dành cho mẹ

2. Trẻ bị táo bón

2.1 Vấn đề cần giải quyết

Táo bón là tình trạng khá thường gặp ở trẻ nhỏ. Nếu nguyên nhân của tình trạng táo bón là do trẻ không uống đủ chất lỏng hoặc ăn đủ chất xơ, thì bạn có thể dễ dàng khắc phục vấn đề này. Tuy nhiên nếu táo bón kéo dài và trở thành mạn tính, khiến việc đi đại tiện trở nên khó khăn, thì trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi, khó chịu dẫn đến ăn uống kém.

12 vấn đề thường gặp trong chuyện ăn uống ở trẻ em và cách giải quyết dành cho mẹ

2.2 Bạn có thể làm gì

Hãy đảm bảo trẻ uống đủ chất lỏng có thể là nước, nước trái cây pha loãng, nước ép mận…Hãy cho trẻ ăn đủ thực phẩm giàu chất xơ như bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, bông cải xanh, ngũ cốc…nhưng không nên quá lạm dụng chúng. Một cách giúp bạn dễ dàng xác định được con mình cần bao nhiêu chất xơ một ngày, đó là bạn hãy thêm 5 vào số tuổi của trẻ. Ví dụ, trẻ 2 tuổi thì cần khoảng 7g chất xơ một ngày.

Cuối cùng, cho đến khi trẻ hết táo bón, hãy hạn chế cho trẻ ăn chuối (vì chuối ăn không đúng cách có thể làm tình trạng táo bón nặng thêm), phô mai hay cơm.

3. Trẻ bị dị ứng với đồ ăn

3.1 Vấn đề cần giải quyết

Dị ứng đồ ăn không phải là tình trạng quá phổ biến đối với trẻ nhỏ nhưng vẫn có thể xảy ra. Khi trẻ bị dị ứng với thực phẩm hoặc một chất nào đó trong thực phẩm (như protein), hệ miễn dịch của cơ thể trẻ sẽ phản ứng bằng cách giải phóng một số chất để chống lại “kẻ xâm lược thực phẩm”, gây ra những triệu chứng như ngứa, nổi mề đay, nôn ói, tiêu chảy hay khó thở. Đối với trường hợp dị ứng nghiêm trọng, trẻ có thể bị đe dọa tính mạng.

12 vấn đề thường gặp trong chuyện ăn uống ở trẻ em và cách giải quyết dành cho mẹ

Trẻ có xu hướng bị dị ứng với một loại thực phẩm có thể không có biểu hiện gì trong một vài lần đầu ăn chúng, nhưng cuối cùng các triệu chứng sẽ xuất hiện. Bạn hãy chú ý rằng trẻ có thể đã tiếp xúc với loại thực phẩm đó sớm khi ăn chúng dưới dạng kết hợp với loại thực phẩm khác ví dụ như trứng, sữa, hay các loại hạt xay có trong bánh…

Tùy cơ địa mà trẻ có thể dị ứng với bất kì loại thực phẩm nào. Tuy nhiên, có 8 nhóm thực phẩm là nguyên nhân phổ biến, chiếm đến 90% các trường hợp dị ứng đồ ăn ở trẻ đó là: trứng, sữa, đậu phộng, lúa mỳ, đậu nành, hạt cây (như hạt điều, óc chó…), cá (như cá ngừ, cá hồi, cá tuyết…), động vật có vỏ (như tôm hùm, tôm, cua…).

12 vấn đề thường gặp trong chuyện ăn uống ở trẻ em và cách giải quyết dành cho mẹ

3.2 Bạn có thể làm gì

  • Nếu bạn thấy trẻ có các triệu chứng như đã đề cập ở trên (ngứa, nổi mề đay, nôn, tiêu chảy, khó thở…) trong vòng 2 giờ sau khi ăn, hãy đưa trẻ đến gặp bác sỹ để xác định xem con bị dị ứng đồ ăn hay bị vấn đề về tiêu hóa.

Nếu trẻ bị dị ứng đồ ăn, bạn sẽ muốn mình thật sẵn sàng để đối phó với tình trạng này nếu nó xảy ra lần nữa. Vì có thể lần đầu, trẻ chỉ bị dị ứng nhẹ nhưng lần sau nó sẽ nghiêm trọng hơn. Bác sỹ sẽ cung cấp cho bạn kế hoạch và những hướng dẫn cụ thể để bạn ứng phó với tình trạng dị ứng của con.

  • Khi cho trẻ làm quen với thực phẩm mới, bạn hãy giới thiệu mỗi lần 1 loại với một lượng vừa phải để nếu trẻ có dị ứng, bạn dễ dàng xác định được nguyên nhân.
  • Bạn hãy duy trì cho trẻ bú sữa mẹ lâu nhất có thể, đặc biệt nếu gia đình bạn có tiền sử bị dị ứng. Vì sữa mẹ có thể phần nào bảo vệ trẻ khỏi dị ứng thực phẩm.

12 vấn đề thường gặp trong chuyện ăn uống ở trẻ em và cách giải quyết dành cho mẹ

  • Hãy đừng cho trẻ uống sữa bò tới khi trẻ được 12 tháng tuổi (bạn vẫn có thể cho trẻ dùng những chế phẩm từ sữa khác)
  • Bạn cũng có thể cho trẻ đeo “biển báo dị ứng” dưới dạng dây đeo cổ hoặc đeo tay để người lân cận hoặc người chăm sóc trẻ biết được tình trạng dị ứng của trẻ và có cách chăm sóc phù hợp.
  • Đối với một số trường hợp dị ứng nghiêm trọng (có thể ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ), bác sỹ có thể kê toa và hướng dẫn cho bạn cách sử dụng dụng cụ tiêm tự động epinephrine, cung cấp một mũi tiêm epinephrine khẩn cấp để ngăn chặn phản ứng dị ứng. Nếu trẻ đủ lớn và là người có trách nhiệm cũng như luật địa phương cho phép, trẻ có thể mang theo dụng cụ này để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
  • Hãy đọc kỹ thành phần trên nhãn thực phẩm cũng như hỏi rõ về thành phần món ăn nếu bạn đưa trẻ đi ăn ở ngoài hoặc nhà bạn bè.

12 vấn đề thường gặp trong chuyện ăn uống ở trẻ em và cách giải quyết dành cho mẹ

  • Nếu trẻ bị dị ứng với protein thực phẩm, và bạn đang cho trẻ bú mẹ, thì bạn cũng cần ngưng sử dụng những loại thực phẩm chứa protein gây dị ứng vì chất này có thể truyền qua sữa mẹ.
  • Nếu trẻ uống sữa công thức và bị dị ứng với sữa bò, bạn có thể cần đổi sữa cho con. Tuy nhiên, bạn nên trao đổi với bác sỹ trước khi đưa ra bất kỳ sự thay đổi nào đối với trẻ.

Nói tóm lại, khi trẻ được chẩn đoán bị dị ứng với thực phẩm nào đó, 3 điều quan trọng nhất bạn nên tìm hiểu thật kỹ để đảm bảo an toàn cho trẻ đó là: những loại thực phẩm nào nên tránh, đọc nhãn sản phẩm như thế nào và làm thế nào để nhận biết được triệu chứng dị ứng một cách sớm nhất.

4. Trẻ bị sặc khi ăn

12 vấn đề thường gặp trong chuyện ăn uống ở trẻ em và cách giải quyết dành cho mẹ

4.1 Vấn đề cần giải quyết

Hầu hết chúng ta đều có phản xạ sặc đồ ăn hoặc thức uống – đó là phản ứng của cơ thể để ngăn ngừa tình trạng bị hóc, nghẹn đồ ăn gây nghẹt thở. Trẻ có thể bị sặc khi ngậm dị vật gì đó trong miệng (có nguy cơ gây nghẹt thở) hoặc khi ăn uống quá nhanh hay có quá nhiều thức ăn trong miệng. Trẻ thậm chí còn có thể sặc khi không thích mùi vị hay kết cấu của món ăn.

4.2 Bạn có thể làm gì

Bạn hãy theo dõi việc ăn uống của trẻ và thực hiện những việc sau:

  • Hãy khuyến khích trẻ thư giãn và không chạy nhảy trong khi ăn. Đặc biệt bạn không nên ép trẻ ăn quá mức so với nhu cầu của trẻ.
  • Hãy cắt thức ăn của trẻ thành miếng vừa ăn, tránh các loại thức ăn dễ gây sặc hay nghẹn như nho nguyên quả, nho khô, quả ô liu, bắp rang, kể cả xúc xích cắt lát.
  • Hãy dạy trẻ bốc hoặc lấy từng miếng thức ăn một, sau khi nhai kỹ và nuốt mới láy miếng khác.
  • Không rời khỏi trẻ khi trẻ đang ăn
  • Nếu trẻ thường bị sặc khi vừa ăn vừa uống, bạn nên cho trẻ uống sau khi ăn xong
  • Thông thường, trẻ sẽ dần tự tìm được cách thích nghi để ăn uống mà không bị sặc. Thuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên bị tình trạng này, bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sỹ để đề phòng trường hợp con bị vấn đề gì đó về kỹ năng nhai nuốt.

5. Khi bữa ăn của trẻ trở thành cuộc chiến

Tìm hiểu thêm: 10 xe ô tô trẻ em tự lái bé thích thú mà bố mẹ nên mua

12 vấn đề thường gặp trong chuyện ăn uống ở trẻ em và cách giải quyết dành cho mẹ

5.1. Vấn đề cần giải quyết

Trong bữa ăn của trẻ có thể phát sinh rất nhiều vấn đề như:

  • Trẻ không chịu ăn hoặc ăn ít
  • Trẻ chọc khuấy hay ném thức ăn
  • Trẻ không chịu ngồi yên trên ghế ăn
  • Trẻ ăn quá lâu

Tùy hoàn cảnh, tùy trẻ mà các cha mẹ còn có thể gặp những vấn đề khác nữa.

5.2 Bạn có thể làm gì

Để giải quyết các vấn đề đối với bữa ăn của trẻ, bạn có thể thực hiện những việc sau:

  • Không ép trẻ ăn, hãy để trẻ ăn uống theo nhu cầu của cơ thể con.
  • Kiên nhẫn dọn “chiến trường” do trẻ bày ra.
  • Không bày trò hay hứa hẹn phần thưởng để trẻ chịu ngồi ăn.
  • Giới hạn thời gian bữa ăn của trẻ từ 30-45 phút.
  • Đừng cố trở thành một đầu bếp ngắn hạn (nấu những món ăn theo yêu cầu của trẻ và chỉ phục vụ cho mình trẻ mà thôi), vì việc này sẽ làm bạn sớm kiệt sức.
  • Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm nhiều đường, thay vào đó là các loại trái cây giàu vitamin .
  • Đừng cấm hoàn toàn những món ăn yêu thích của trẻ như bánh ngọt, kem, bánh kem,…mà hãy cho trẻ ăn vào những dịp đặc biệt.
  • Một điều quan trọng nữa đó là bạn hãy làm gương trong việc ăn uống cho trẻ. Hãy ăn uống lành mạnh để trẻ học theo.

6. Trẻ chỉ ăn một vài loại thực phẩm hay một vài món ăn

12 vấn đề thường gặp trong chuyện ăn uống ở trẻ em và cách giải quyết dành cho mẹ

6.1 Vấn đề cần giải quyết

Trẻ có thể trải qua vài ngày có khi đến vài tuần chỉ ăn một vài loại thức ăn. Một phần lý do là trẻ chỉ muốn ăn những món ăn quen thuộc và không muốn thử những loại mới. Tuy nhiên đôi khi lựa chọn một món ăn cho cả bữa sáng, trưa và tối cũng là cách để trẻ thể hiện sự độc lập của mình.

6.2 Bạn có thể làm gì

Khi trẻ chỉ muốn ăn 1 vài món ăn hay một vài loại thực phẩm trong một khoảng thời gian, bạn hãy cứ để trẻ ăn theo ý mình “càng ít can thiệp thì mọi việc càng tốt hơn”. Không đứa trẻ nào có thể bị suy dinh dưỡng chỉ vì ăn mì ống phô mai cả tuần đâu bạn.

Ngoài ra, bạn có thể lưu ý những việc sau:

  • Hãy kiên nhẫn cung cấp những loại thực phẩm đa dạng cho trẻ và đừng ép trẻ ăn .
  • Nếu trẻ đủ lớn, hãy cho trẻ đi cùng bạn đến siêu thị để mua thực phẩm.
  • Hãy cho trẻ giúp bạn chuẩn bị bữa ăn ở nhà. Trẻ 3 tuổi có thể giúp bạn trộn bột, rửa trái cây, rau quả và tách, xé lá rau diếp. Khi được giúp bạn, trẻ sẽ thấy tự hào và có thể sẽ hào hứng thưởng thức thành phẩm mình làm ra.
  • Nếu chế độ ăn uống của trẻ bị hạn chế trong thời gian dài, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để bổ sung vitamin tổng hợp hàng ngày cho trẻ.

7. Trẻ chỉ thích ăn những loại thực phẩm kém dinh dưỡng

12 vấn đề thường gặp trong chuyện ăn uống ở trẻ em và cách giải quyết dành cho mẹ

7.1 Vấn đề cần giải quyết

Rất nhiều trẻ (có thể là phần lớn trẻ) rất thích những loại thực phẩm kém dinh dưỡng vì chúng rất ngon miệng. Những loại thực phẩm này thường giàu calories, đường và chất béo nên nếu ăn thường xuyên trong thời gian dài, trẻ sẽ có nguy cơ bị các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như thừa cân hay tiểu đường type 2.

Một số loại thực phẩm cực kỳ yêu thích của trẻ nói chung đó là: nước ngọt có ga, kẹo, khoai tây chiên cũng như những loại snack đóng gói sẵn.

7.2 Bạn có thể làm gì

Là cha mẹ, tuy bạn không thể kiểm soát hoàn toàn những gì trẻ ăn ở trường hay ở nhà người khác, nhưng bạn có thể loại bỏ thực phẩm kém dinh dưỡng khỏi tủ đồ ăn của gia đình.

Bên cạnh đó bạn có thể thực hiện những việc sau:

  • Chuẩn bị những món ăn vặt lành mạnh và giàu dinh dưỡng cho trẻ (như trái cây trộn sữa chua, các loại salad trái cây, salad rau củ với nhiều loại nước sốt hấp dẫn…) thay vì thực phẩm chế biến sẵn hay thức ăn nhanh
  • Thay vì cấm trẻ ăn những món trẻ thích (thường là những món ăn giàu calories và đường như đã đề cập ở trên), hãy cho trẻ ăn với lượng nhỏ hoặc vào những dịp đặc biệt. Bạn không thể mong đợi trẻ chịu ăn trái cây trong khi thứ chúng thực sự muốn là sô cô la.

8. Trẻ bị thừa cân

12 vấn đề thường gặp trong chuyện ăn uống ở trẻ em và cách giải quyết dành cho mẹ

8.1 Vấn đề cần giải quyết

Nếu giữa hai lần kiểm tra sức khỏe mà cân nặng của trẻ “thăng hạng” quá nhiều và rõ rệt so với bảng theo dõi cân nặng, chiều cao chung có thể là dấu hiệu trẻ đang tăng cân quá nhanh.

Trẻ mới biết đi mà bị thừa cân thì rất dễ nhận ra. Thông thường, bụng và đùi của trẻ sẽ mũm mĩm hơn hầu hết những trẻ khác. Và khi đó, dù chiều dài quần của trẻ vẫn còn vừa vặn, thì thắt lưng đã khá chật chội rồi.

8.2 Bạn có thể làm gì

Do trẻ mới tập đi không thể áp dụng chế độ ăn kiêng như người lớn, nên để tránh tình trạng thừa cân bạn hãy giúp trẻ thực hiện những việc sau:

  • Cho trẻ hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Hãy tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ từ nhỏ, tránh những loại thực phẩm kém dinh dưỡng, giàu đường và chất béo như bánh ngọt, nước ngọt có ga, khoai tây chiên, nước trái cây đóng hộp….
  • Hãy cho trẻ làm quen với rau xanh cũng như trái cây tươi. Trẻ vẫn có thể uống nước trái cây nhưng với số lượng giới hạn theo độ tuổi của trẻ. Bạn cũng nên pha loãng nước trái cây với nước khi cho trẻ uống.
  • Sau 2 tuổi, bạn nên cho trẻ uống sữa tươi tách béo hơn là sữa nguyên kem. 1 ly sữa tươi nguyên kem có 150 calories và 8 g chất béo so với 1 ly sữa tách béo chỉ có 90 calories và 0 g chất béo.
  • Cha mẹ cũng cần kiểm soát việc ăn uống của mình để làm gương cho trẻ, vì trẻ có xu hướng bắt chước những thói quen của bạn, kể cả về ăn uống.

9. Trẻ bị thiếu cân

12 vấn đề thường gặp trong chuyện ăn uống ở trẻ em và cách giải quyết dành cho mẹ

9.1 Vấn đề cần giải quyết

Tương tự như vấn đề thừa cân, trẻ cũng sẽ được xác định thiếu cân dựa vào bảng đo chiều cao cân nặng chung ở độ tuổi của trẻ.

9.2 Bạn có thể làm gì

Thông thường, việc không tăng cân hoặc giảm cân là kết quả của quá trình ăn uống cực kỳ kén chọn của trẻ. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thực hiện những việc sau:

  • Trao đổi với bác sỹ để tìm ra nguyên nhân của tình trạng thiếu cân ở trẻ.
  • Hãy cố gắng giảm căng thẳng đối với bữa ăn của trẻ . Bạn đừng ép trẻ ăn nếu trẻ không muốn, nhưng hãy chuẩn bị sẵn sàng những món ăn vặt lành mạnh, để trẻ có thể ăn bất cứ khi nào trẻ có hứng.
  • Hãy xem lại lượng nước ép trái cây bạn cho trẻ uống. Học việc nhi khoa Hoa kỳ khuyến cáo lượng nước ép hàng ngày đối với trẻ từ 1-3 tuổi là không quá 120 ml (4 ounce), trẻ từ 4-6 tuổi là không quá 180 ml (6 ounce). Uống quá nhiều nước trái cây có thể khiến trẻ đầy bụng, giảm cảm giác thèm ăn dẫn tới tình trạng ăn uống kém ở trẻ.
  • Trẻ cũng có thể gặp một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào đó dẫn đến không thể tăng cân, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để được xác định một cách chính xác nhất.

10. Trẻ kén ăn

12 vấn đề thường gặp trong chuyện ăn uống ở trẻ em và cách giải quyết dành cho mẹ

10.1 Vấn đề cần giải quyết

Đối với trẻ ở độ tuổi tập đi hay ngay cả khi trẻ đã lớn hơn, việc phải học hỏi nhiều kỹ năng mới có thể khiến trẻ cảm thấy khó khăn. Vấn đề ăn uống cũng vậy. Trẻ có thể cần thời gian để thử một món ăn mới và làm quen với nó. Vì vậy trong một khoảng thời gian nhất định bạn thấy trẻ rất kén chọn, có khi trẻ không ăn chút gì. Nếu bạn thử nhiều lần, có thể trẻ sẽ ăn nhiều hơn hoặc có thể kết quả không có gì khả quan, so với lần đầu tiên bạn giới thiệu món ăn với trẻ.

Do phải làm quen với thực phẩm mới, trẻ sẽ “có vẻ” trở nên kén chọn và không tăng cân nhiều. Tuy nhiên, đây là biểu hiện bình thường của trẻ, do đó bạn không nên quá lo lắng. Bạn có thể thực hiện một số cách dưới đây để giải quyết tình trạng kén ăn của trẻ.

10.2 Bạn có thể làm gì

  • Hãy giới thiệu một loại thực phẩm mới cho trẻ nhiều lần cho tới khi trẻ chịu ăn.
  • Hãy lên thực đơn cho bữa ăn của trẻ sao cho có xen kẽ 2 bữa phụ giữa 3 bữa chính. Vì trẻ kén ăn sẽ không ăn nhiều, nên việc chia nhỏ bữa sẽ giúp trẻ có thể ăn ngay khi đói. Đồng thời, tránh tình trạng trẻ ăn vặt quá nhiều.
  • Hãy cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm trong một bữa ăn, để trẻ có thể lựa chọn thứ mình muốn. Bạn cũng cần đảm bảo cung cấp thực phẩm phù hợp độ tuổi cho trẻ.

12 vấn đề thường gặp trong chuyện ăn uống ở trẻ em và cách giải quyết dành cho mẹ

  • Đối với thực phẩm mới, bạn hãy giới thiệu cho trẻ 1 loại 1 lần với số lượng nhỏ. Bạn có thể kèm theo một loại mới với những loại trẻ đã quen thuộc, trong đó luôn có ít nhất 1 loại mà trẻ thích.
  • Hãy cho trẻ thử món mới khi trẻ đang đói.
  • Hãy cho trẻ ăn đúng khẩu phần, đừng ép trẻ ăn quá nhu cầu ở độ tuổi của trẻ.
  • Hãy cố gắng hiểu và thông cảm cho tâm lý của trẻ. Một số trẻ có thể quá nhạy cảm và không thích cấu trúc, màu sắc hay mùi vị của một loại thực phẩm nào đó. Một số trẻ lại từ chối ăn một món nào đó vì nó gợi nhớ đến khoảng thời gian trẻ bị bệnh hay gặp khó khăn.
  • Hãy kèm theo những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng vào món ăn yêu thích của trẻ ví dụ thêm rau bina (cải bó xôi) hay cà rốt vào nước sốt mì ống, thêm trái cây vào ngũ cốc…
  • Tránh dùng những loại đồ ăn ngọt để khuyến khích trẻ ăn những món khác.
  • Hạn chế tối đa các yếu tố làm trẻ mất tập trung trong bữa ăn và giảm hứng thú với đồ ăn như ti vi, hay các trẻ khác chơi xung quanh. Hãy cố gắng làm cho bữa ăn của trẻ thật thư giãn và yên tĩnh.

11. Trẻ từ chối đồ ăn

12 vấn đề thường gặp trong chuyện ăn uống ở trẻ em và cách giải quyết dành cho mẹ

11.1 Vấn đề cần giải quyết

Bạn có thể thấy trẻ không chịu ăn hoặc chỉ ăn rất ít trong một khoảng thời gian sau đó đột ngột lại ăn nhiều lên, điều này khá phổ biến ở trẻ nhỏ.

Vì ăn uống là kỹ năng sớm nhất giúp trẻ kiểm soát được bản thân qua việc ăn, không ăn, hay quyết định sẽ ăn cái gì và bao nhiêu. Do vậy bạn không cần quá căng thẳng.

11.2 Bạn có thể làm gì

Đối với việc ăn uống, trẻ sẽ chỉ cần được bạn khuyến khích bằng cách cung cấp thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng và thời gian biểu ăn uống phù hợp, còn trẻ sẽ là người quyết định khi nào ăn và ăn bao nhiêu.

Dưới đây là một số mẹo bạn có thể áp dụng:

  • Hãy chuẩn bị những loại thực phẩm đa dạng và để trẻ tự ăn.
  • Đừng đe dọa hay mặc cả với trẻ dạng như: “một miếng nữa thôi rồi mẹ sẽ cho con bánh quy”, hay “nếu con không ăn đậu thì mẹ sẽ không kể chuyện cho con nghe”…Nếu bạn muốn nuôi dưỡng thói quen ăn uống lành mạnh đối với trẻ, hãy duy trì không khí bữa ăn một cách tích cực và đừng dùng đồ ngọt làm phần thưởng cho việc ăn của trẻ.
  • Hãy cho trẻ ăn cùng bữa với cả nhà. Khi trẻ thấy mọi người ăn, trẻ sẽ ăn uống hào hứng hơn.

12 vấn đề thường gặp trong chuyện ăn uống ở trẻ em và cách giải quyết dành cho mẹ

  • Đừng loại bỏ một loại thực phẩm nào đó ra khỏi thực đơn chỉ vì trẻ không thích chúng. Hãy kiên nhẫn giới thiệu món mới cho trẻ nhiều lần. Hôm nay có thể trẻ không thích và không ăn, nhưng lần sau có khi món ăn đó lại trở thành món yêu thích của trẻ.
  • Hãy xem xét lượng chất lỏng mà trẻ uống hàng ngày. Sữa và nước trái cây nếu uống quá nhiều có thể làm trẻ đầy bụng và giảm cảm giác thèm ăn. Hãy cho trẻ uống sữa giữa hai bữa ăn, không cho trẻ dưới 1 tuổi uống nước trái cây, và cho trẻ trên 1 tuổi uống lượng nước trái cây phù hợp với độ tuổi (không quá 120 ml (4 ounce) cho trẻ tử 1-3 tuổi, không quá 180 ml (6 ounce) cho trẻ từ 4-6 tuổi).

Bạn nên nhớ rằng quá nhiều nước trái cây nghĩa là quá nhiều đường, và nước trái cây cũng thiếu chất xơ so với trái cây tươi.

  • Hạn chế các loại thực phẩm nhiều đường và thực phẩm kém dinh dưỡng.
  • Có thể bổ sung vitamin tổng hợp cho trẻ dưới sự hướng dẫn của bác sỹ.

12. Trẻ từ chối món ăn/ thực phẩm yêu thích

12 vấn đề thường gặp trong chuyện ăn uống ở trẻ em và cách giải quyết dành cho mẹ

12.1 Vấn đề cần giải quyết

Trẻ đột ngột không thích ăn một món ăn hay một loại thực phẩm mà trước đó trẻ rất thích và ăn tốt.

12.2 Bạn có thể làm gì

Khi trẻ đột nhiên từ chối ăn một món ăn hay một loại thực phẩm trẻ từng yêu thích, bạn không cần lo lắng thái quá. Quyết định này của trẻ có thể là cách trẻ thể hiện sự độc lập của mình. Khi gặp trường hợp này, bạn có thể thực hiện một số việc sau:

  • Tiếp tục cung cấp thực phẩm trẻ đã từ chối và đừng tạo áp lực cho trẻ trong việc ăn chúng. Trẻ có thể quyết định thích lại chúng vào một thời điểm nào đó. Nếu loại thực phẩm trẻ từ chối là loại quan trọng như sữa, bạn có thể bổ sung các chế phẩm khác như phô mai hay yogurt .

12 vấn đề thường gặp trong chuyện ăn uống ở trẻ em và cách giải quyết dành cho mẹ

>>>>>Xem thêm: Nuôi dạy trẻ đúng cách bạn đã thực hiện đến đâu?

  • Hãy sáng tạo theo cách của bạn: bạn có thể ngụy trang những loại thực phẩm trẻ không thích bằng những món trẻ thích như sữa lắc (dùng sữa), nước sốt (cho thêm rau)…
  • Hãy cho trẻ tự phục vụ trong bữa ăn của mình như tự rót sữa hay tự chấm bông cải vào nước sốt…như vậy sẽ khiến trẻ thích thú vì được thể hiện sự độc lập của mình.

Bạn thấy đấy, ăn uống ở trẻ em có thể bao gồm rất nhiều vấn đề liên quan. Tuy nhiên, trừ khi những vấn đề này do bệnh lý gây ra, còn lại bạn đều có thể nỗ lực để giải quyết được. Bạn hãy cố gắng kiên nhẫn để giúp việc ăn uống trở thành niềm vui thích của trẻ hơn là một cuộc chiến, mà trong đó cả bạn và con đều bị “thương” bạn nhé.

Theo Baby Center

Lily Nguyễn lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *